Dò bài 2
Suy tư bài kinh về Thiền Định
99. VI. Thiền Ðịnh (S.iv,80)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo được Thiền định, hiểu rõ như thật.
3) Và hiểu rõ như thật cái gì?
4-8)-- Như thật hiểu rõ mắt là vô thường, như thật hiểu rõ các sắc là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn thức là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; như thật hiểu rõ cảm thọ ấy là vô thường... tai... mũi... lưỡi... thân...
9) Như thật hiểu rõ ý là vô thường, như thật hiểu rõ các pháp là vô thường, như thật hiểu rõ ý thức là vô thường, như thật hiểu rõ ý xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; như thật hiểu rõ cảm thọ ấy là vô thường.
10) Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo được Thiền định, hiểu rõ như thật.
99. VI. Thiền Ðịnh (S.iv,80)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo được Thiền định, hiểu rõ như thật.
3) Và hiểu rõ như thật cái gì?
4-8)-- Như thật hiểu rõ mắt là vô thường, như thật hiểu rõ các sắc là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn thức là vô thường, như thật hiểu rõ nhãn xúc là vô thường. Phàm duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; như thật hiểu rõ cảm thọ ấy là vô thường... tai... mũi... lưỡi... thân...
9) Như thật hiểu rõ ý là vô thường, như thật hiểu rõ các pháp là vô thường, như thật hiểu rõ ý thức là vô thường, như thật hiểu rõ ý xúc là vô thường. Phàm duyên ý xúc, khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; như thật hiểu rõ cảm thọ ấy là vô thường.
10) Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập Thiền định. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo được Thiền định, hiểu rõ như thật.
Dò bài 1
Các học viên đã đắng ký giờ hoc vời thầy Võ Thế Hoà, cần suy tư ba câu hỏi ở phiá dưới, và trả lời với thầy khi đến giờ học.
Duyên xúc
- Vô minh ➤ Hành ➤ Thức ➤ Danh Sắc ➤ lục nhập ➤ Xúc ➤ Thọ
- Nghiệp quá khứ : Vô minh ➤ Hành ➤ Thức
- Quả hiện tại : Danh Sắc ➤ Lục nhập ➤ Xúc ➤ Thọ
Ranh giới giữa quá khứ (Thức) và hiện tại (Danh sắc) : Thức ➤ Danh Sắc
Duyên Thọ chính là "quả cảm thọ lạc" hay "quả cảm thọ quả khổ".
Duyên Thọ chính là "quả cảm thọ lạc" hay "quả cảm thọ quả khổ".
Nhãn xúc
Thế nào là nhãn xúc? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
Câu hỏi 1: Trong ba pháp của duyên xúc, pháp nào có thể thay đổi và pháp nào không thay đổi được. Giải thích tại sao.
Câu hỏi 2: Trong ba pháp: Mắt, sắc, nhãn thức, pháp nào là quan trọng nhất.
Câu hỏi 3: Pháp nào biết mắt là vô thường, sắc là vô thường, nhãn thức là vô thường.
Từ duyên Lục nhập cho đến duyên Thọ là sự liên hệ với nhau, khi một duyên nào thay đổi sẽ dẫn đến duyên kế thay đổi.
Những hành giả cần biết rõ mắt là gì, sắc là gì, nhãn thức là gì, tương tự cho tai, thanh và nhĩ thức…, ý, pháp, ý thức.
Câu hỏi 1: Trong ba pháp của duyên xúc, pháp nào có thể thay đổi và pháp nào không thay đổi được. Giải thích tại sao.
Câu hỏi 2: Trong ba pháp: Mắt, sắc, nhãn thức, pháp nào là quan trọng nhất.
Câu hỏi 3: Pháp nào biết mắt là vô thường, sắc là vô thường, nhãn thức là vô thường.
Từ duyên Lục nhập cho đến duyên Thọ là sự liên hệ với nhau, khi một duyên nào thay đổi sẽ dẫn đến duyên kế thay đổi.
Những hành giả cần biết rõ mắt là gì, sắc là gì, nhãn thức là gì, tương tự cho tai, thanh và nhĩ thức…, ý, pháp, ý thức.
Kinh Trường Trảo - "Tranh luận"
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu), trong hang Sukarakhata.Rồi du sĩ ngoại đạo Dìghanakha (Trường Trảo) đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền đứng một bên. Ðứng một bên, du sĩ ngoại đạo Dighanakha nói với Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama, tôi có lý thuyết như sau, tôi có tri kiến như sau: "Tất cả đều không làm cho tôi thích thú".
---- Này Aggivessana, tri kiến: "Tất cả đều không làm cho tôi thích thú", tri kiến ấy không làm Ông thích thú?
-- Tôn giả Gotama, nếu tri kiến ấy làm tôi thích thú, thời đây cũng giống như vậy, thời đây cũng giống như vậy.
---- Này Aggivessana, nếu số đông người ở trong đời đã nói như sau:
"Thời đây cũng giống như vậy, thời đây cũng giống như vậy", thời họ không từ bỏ tri kiến ấy, họ chấp thủ một tri kiến khác.
Này Aggivessana, nếu thiểu số người ở trong đời đã nói như sau:
"Thời đây cũng giống như vậy, thời đây cũng giống như vậy", thời họ sẽ từ bỏ tri kiến ấy và không chấp thủ một tri kiến khác.
- Này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau:
- Này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau:
- Này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau:
- Ở đây, này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau:
- Ở đây, này Aggivessana, một số Sa-môn, Bà-la-môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau:
Khi được nói vậy, du sĩ ngoại đạo Dighanakha thưa với Thế Tôn:
-- Tôn giả Gotama tán dương quan điểm của tôi, Tôn giả Gotama hết sức tán dương quan điểm của tôi.
---- Ở đây, này Aggivessana, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau:
"Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú".
Cái gì trong tri kiến này làm họ thích thú là gần tham dục, gần phiền trược, gần hoan lạc, gần đắm trước, gần chấp thủ.
Cái gì trong tri kiến này làm họ không thích thú là gần không tham dục, gần không triền phược, gần không hoan lạc, gần không đắm trước, gần không chấp thủ.
- Ở đây, này Aggivessana, những Sa-môn, Ba la môn có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau:
- Ở đây, người có trí suy nghĩ như sau:
- +Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi không thích thú",
- +và Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú".
Khi nào có đối nghịch thời có tranh luận;
khi nào có tranh luận thời có chống đối;
khi nào có chống đối thời có bực mình".
Như vậy, vị này vì thấy sự đối nghịch, tranh luận, chống đối và bực mình nên từ bỏ tri kiến này, không chấp thủ tri kiến khác. Như vậy là sự đoạn trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến này.
- Ở đây, này Aggivessana, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau:
- Ở đây, người có trí suy nghĩ như sau:
- +Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi thích thú"
- +và Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Một phần làm tôi thích thú, một phần làm tôi không thích thú".
Khi nào có đối nghịch thời có tranh luận;
khi nào có tranh luận thời có chống đối;
khi nào có chống đối thời có bực mình".
Như vậy, vị này vì thấy sự đối nghịch, tranh luận, chống đối và bực mình, nên từ bỏ tri kiến ấy, không chấp thủ tri kiến khác. Như vậy là sự đoạn trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến này.
- Ở đây, này Aggivessana, nếu có những Sa-môn, Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau:
- Ở đây, người có trí suy nghĩ như sau:
- +Sa-môn hay Bà-la-môn nào có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau:"Tất cả đều làm cho tôi thích thú"
- +và Sa-môn hay Bà la-môn này có lý thuyết như sau, có tri kiến như sau: "Tất cả đều làm cho tôi không thích thú".
Khi nào có đối nghịch thời có tranh luận;
khi nào có tranh luận thời có chống đối,
khi nào có chống đối thời có bực mình".
Như vậy, vị này vì thấy sự đối nghịch tranh luận, chống đối và bực mình, nên từ bỏ tri kiến ấy, không chấp thủ tri kiến khác. Như vậy là sự đoạn trừ những tri kiến này, như vậy là sự hủy bỏ những tri kiến này.
Nhưng này Aggivessana, thân này có sắc, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phân toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, cần phải được quán sát là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã.
Khi vị ấy quán sát thân này là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã, thời thân, thân dục, thân ái, thân phục tòng được đoạn diệt.
Này Aggivessana, có ba thọ này; lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.
- Này Aggivessana, trong khi cảm giác lạc thọ, chính khi ấy không cảm giác khổ thọ, không cảm giác bất khổ bất lạc thọ chỉ cảm giác lạc thọ.
- Này Aggivessana, trong khi cảm giác khổ thọ, chính khi ấy không cảm giác lạc thọ, không cảm giác bất khổ bất lạc thọ, chỉ cảm giác khổ thọ.
- Này Aggivessana, trong khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, chính khi ấy không cảm giác lạc thọ, không cảm giác khổ thọ, chỉ cảm giác bất khổ bất lạc thọ.
- Này Aggivessana, lạc thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt.
- Này Aggivessana, khổ thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hại, bị suy tàn, bị tiêu diệt.
- Này Aggivessana, bất khổ bất lạc thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt.
Thấy vậy, này Aggivessana, vị Ða văn Thánh đệ tử yểm ly lạc thọ, yểm ly khổ thọ, yểm ly bất khổ bất lạc thọ.
Do yểm ly, vị ấy không có tham dục.
Do không tham dục, vị ấy được giải thoát.
Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát".
Vị ấy biết: "Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm. Sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa".
Với tâm giải thoát như vậy, này Aggivessana, Tỷ-kheo không nói thuận theo một ai, không tranh luận với một ai, chỉ nói theo từ ngữ đã được dùng ở đời, không có chấp thủ (từ ngữ ấy).
Lúc bấy giờ Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) đứng sau lưng Thế Tôn và đang quạt Thế Tôn. Rồi Tôn giả Sariputta suy nghĩ như sau: "Thế Tôn đã thuyết cho chúng ta sự đoạn trừ các pháp ấy nhờ thắng trí. Thiện Thệ đã thuyết cho chúng ta sự tự bỏ các pháp ấy nhờ thắng trí". Khi Tôn giả Sariputta suy nghĩ như vậy, tâm (của Tôn giả) được giải thoát các lậu hoặc, không còn chấp thủ.
Còn đối với du sĩ ngoại đạo Dighanakha, pháp nhãn ly trần, vô cấu được khởi lên: "Phàm pháp gì được khởi lên, tất cả pháp ấy được đoạn diệt". Rồi du sĩ ngoại đạo Dighanakha thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, chứng được tự tín, không y cứ nơi người khác đối với đạo pháp của đức Bổn sư, liền bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc; cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích. Nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm cư sĩ, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Ba loại trí tuệ của người học Phật
Lộn Ngược
– Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba?
Người ấy, tại chỗ ngồi ấy, đối với bài thuyết giảng ấy, không có tác ý đến đoạn đầu, không có tác ý đến đoạn giữa, không có tác ý đến đoạn cuối.
Cũng vậy, khi người ấy từ chỗ ngồi ấy đứng lên, đối với bài thuyết giảng ấy, người ấy không có tác ý đến đoạn đầu, không có tác ý đến đoạn giữa, không có tác ý đến đoạn cuối.
=>> Ví như này các Tỷ-kheo, một cái ghè bị lộn ngược, nước chứa trong ấy tuôn chảy, không có dừng lại.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có hạng người đi đến khu vườn … không có tác ý đoạn cuối.
Cũng vậy, khi người ấy từ chỗ ngồi ấy đứng lên … không có tác ý đoạn cuối.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người với trí tuệ lộn ngược.
Người ấy, tại chỗ ngồi ấy, đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu, có tác ý đến đoạn giữa, có tác ý đến đoạn cuối.
Nhưng khi người ấy từ chỗ ngồi ấy đứng dậy, đối với bài thuyết giảng ấy, người ấy không có tác ý đến đoạn đầu, không có tác ý đến đoạn giữa, không có tác ý đến đoạn cuối.
=>> Ví như này các Tỷ-kheo, trên bắp vế của một người, các loại đồ ăn được chồng lên như hạt mè, hột gạo, các loại kẹo và trái táo.
Khi từ chỗ ngồi đứng dậy, vì vô ý, người ấy làm đổ vãi tất cả.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có hạng người đi đến khu vườn …
Người ấy, tại chỗ ngồi ấy … có tác ý đoạn cuối.
Nhưng khi người ấy tại chỗ ngồi ấy đứng dậy … không có tác ý đoạn cuối.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người với trí tuệ bắp vế.
Tại chỗ ngồi ấy, vị ấy đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối.
Cũng vậy, khi vị ấy, từ chỗ ngồi ấy đứng lên, đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối.
=>> Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái ghè được dựng đứng, nước chứa trong ấy được giữ lại, không có chảy đi.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ở đây, có hạng người đi đến khu vườn (tinh xá) … trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh.
Tại chỗ ngồi ấy, vị ấy đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối.
Cũng vậy, khi vị ấy, từ chỗ ngồi ấy đứng lên, đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người có trí tuệ rộng lớn.
Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.
Hạng trí tuệ lộn ngược
Không thông minh, không mắt
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Họ không học được gì,
Họ không có trí tuệ
Hạng trí tuệ bắp vế
Ðược gọi là tốt hơn
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Ngồi trên chỗ mình ngồi
Nắm giữ được lời văn
Ðứng dậy không hiểu rõ
Quên mất điều đã nắm
Bậc trí tuệ rộng lớn
Ðược gọi tốt hơn cả
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Ngồi trên chỗ mình ngồi
Nắm giữ được lời văn
Thọ trì điều được nghe
Suy tư điều tối thắng
Với ý không dao động
Là hạng người như vậy
Thực hành pháp, tùy pháp
Có thể đoạn khổ đau.
– Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba?
- Hạng người với trí tuệ lộn ngược,
- hạng người với trí tuệ bắp vế,
- hạng người với trí tuệ rộng lớn.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người với trí tuệ lộn ngược?
Người ấy, tại chỗ ngồi ấy, đối với bài thuyết giảng ấy, không có tác ý đến đoạn đầu, không có tác ý đến đoạn giữa, không có tác ý đến đoạn cuối.
Cũng vậy, khi người ấy từ chỗ ngồi ấy đứng lên, đối với bài thuyết giảng ấy, người ấy không có tác ý đến đoạn đầu, không có tác ý đến đoạn giữa, không có tác ý đến đoạn cuối.
=>> Ví như này các Tỷ-kheo, một cái ghè bị lộn ngược, nước chứa trong ấy tuôn chảy, không có dừng lại.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có hạng người đi đến khu vườn … không có tác ý đoạn cuối.
Cũng vậy, khi người ấy từ chỗ ngồi ấy đứng lên … không có tác ý đoạn cuối.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người với trí tuệ lộn ngược.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người với trí tuệ bắp vế?
Người ấy, tại chỗ ngồi ấy, đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu, có tác ý đến đoạn giữa, có tác ý đến đoạn cuối.
Nhưng khi người ấy từ chỗ ngồi ấy đứng dậy, đối với bài thuyết giảng ấy, người ấy không có tác ý đến đoạn đầu, không có tác ý đến đoạn giữa, không có tác ý đến đoạn cuối.
=>> Ví như này các Tỷ-kheo, trên bắp vế của một người, các loại đồ ăn được chồng lên như hạt mè, hột gạo, các loại kẹo và trái táo.
Khi từ chỗ ngồi đứng dậy, vì vô ý, người ấy làm đổ vãi tất cả.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có hạng người đi đến khu vườn …
Người ấy, tại chỗ ngồi ấy … có tác ý đoạn cuối.
Nhưng khi người ấy tại chỗ ngồi ấy đứng dậy … không có tác ý đoạn cuối.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người với trí tuệ bắp vế.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có trí tuệ rộng lớn?
Tại chỗ ngồi ấy, vị ấy đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối.
Cũng vậy, khi vị ấy, từ chỗ ngồi ấy đứng lên, đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối.
=>> Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái ghè được dựng đứng, nước chứa trong ấy được giữ lại, không có chảy đi.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ở đây, có hạng người đi đến khu vườn (tinh xá) … trình bày Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh.
Tại chỗ ngồi ấy, vị ấy đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối.
Cũng vậy, khi vị ấy, từ chỗ ngồi ấy đứng lên, đối với bài thuyết giảng ấy, có tác ý đến đoạn đầu … có tác ý đến đoạn cuối.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người có trí tuệ rộng lớn.
Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, xuất hiện ở đời.
Hạng trí tuệ lộn ngược
Không thông minh, không mắt
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Họ không học được gì,
Họ không có trí tuệ
Hạng trí tuệ bắp vế
Ðược gọi là tốt hơn
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Ngồi trên chỗ mình ngồi
Nắm giữ được lời văn
Ðứng dậy không hiểu rõ
Quên mất điều đã nắm
Bậc trí tuệ rộng lớn
Ðược gọi tốt hơn cả
Họ thường thường đi đến
Ðến gần các Tỷ-kheo
Ðoạn đầu của bài giảng
Ðoạn giữa và đoạn cuối
Ngồi trên chỗ mình ngồi
Nắm giữ được lời văn
Thọ trì điều được nghe
Suy tư điều tối thắng
Với ý không dao động
Là hạng người như vậy
Thực hành pháp, tùy pháp
Có thể đoạn khổ đau.
Một Pháp Môn Quyết Trạch
—Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy pháp môn thể nhập, pháp môn pháp. Hãy nghe và tác ý, Ta sẽ giảng.
—Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
—Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn thể nhập (quyết trạch), pháp môn pháp?
1. Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.
Các tư duy tham ái,
Là dục của con người,
Các hoa mỹ ở đời,
Chúng không phải là dục,
Các tư duy tham ái
Là dục của con người,
Các hoa mỹ an trú
Như vậy ở trên đời,
Ở đây những bậc Trí,
Nhiếp phục được lòng dục.
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các dục duyên khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục sai biệt? Này các Tỷ-kheo, dục trên các sắc là khác, dục trên các tiếng là khác, dục trên các hương là khác, dục trên các vị là khác, dục trên các xúc là khác. Này các Tỷ-kheo, đây là các dục sai biệt.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức, Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các dục dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo là dục đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các dục đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các dục như vậy, rõ biết các dục sanh khởi như vậy, rõ biết các dục sai biệt như vậy, rõ biết các dục dị thục như vậy, rõ biết các dục đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các dục đoạn diệt.
6. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục... cần phải biết con đường đưa đến dục đoạn diệt, Ðoạn diệt đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
*) Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
1. Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ này: lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ sanh khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có các lạc thọ liên hệ đến vật chất, có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất; có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất; có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất, có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ sai biệt.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Và khi nào, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử đã biết các cảm thọ như vậy, rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, rõ biết các cảm thọ sai biệt như vậy, rõ biết các cảm thọ dị thục như vậy, rõ biết các cảm thọ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt.
6. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
*) Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng...cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
1. Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng sanh khởi? Này các Tỷ-kheo, xúc là các tưởng sanh khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng sai biệt? Này các Tỷ-kheo, các tưởng trong các sắc là khác, các tưởng trong các thanh là khác, các tưởng trong các hương là khác, các tưởng trong các vị là khác, các tưởng trong các xúc là khác, các tưởng trong các pháp là khác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng sai biệt.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng dị thục? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các tưởng là kết quả của thói quen, khi nào người ta biết sự vật như thế nào, như thế nào, người ta nói sự vật ấy như sau, như sau: “Như vậy tôi tưởng”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là tưởng đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến các tưởng đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các tưởng như vậy, rõ biết các tưởng sanh khởi như vậy, rõ biết các tưởng sai biệt như vậy, rõ biết các tưởng dị thục như vậy, rõ biết các tưởng đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các tưởng đoạn diệt.
6. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng... cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
*) Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc... cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy.
1. Chính do duyên nào đã được nói như vậy? Này các Tỷ-kheo, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sanh khởi? Vô minh, này các Tỷ-kheo, là các lậu hoặc sanh khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có các lậu hoặc đưa đến địa ngục, có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh, có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ, có các lậu hoặc đưa đến thế giới loài người, có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc sai biệt.
4. Và này các Tỷ Kheo, thế nào là các lậu hoặc dị thục ? Này các Tỷ kheo, khi nào vì vô minh cái gì sanh khởi, một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là các lậu hoặc dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc đoạn diệt? Vô minh đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các lậu đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các lậu hoặc là như vậy, rõ biết các lậu hoặc sanh khởi như vậy, rõ biết các lậu hoặc sai biệt như vậy, rõ biết các lậu hoặc dị thục như vậy, rõ biết các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các lậu hoặc đoạn diệt.
6. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc... cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
*) Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các nghiệp... cần phải biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt được nói như vậy. Do duyên gì được nói như vậy?
1. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sanh khởi? Này các Tỷ-kheo, xúc là các nghiệp sanh khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đưa đến cảm thọ ở địa ngục, có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, có nghiệp đưa đến cảm thọ cõi ngạ quỷ, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài Người, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các nghiệp sai biệt.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp dị thục? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng có ba loại nghiệp dị thục: Ở ngay đời hiện tại, hay ở đời sau, hay ở một đời sau nữa. Này các Tỷ-kheo, đây là các nghiệp dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là nghiệp đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt. Ðó là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các nghiệp như vậy, rõ biết các nghiệp sanh khởi như vậy, rõ biết các nghiệp sai biệt như vậy, rõ biết các nghiệp dị thục như vậy, rõ biết các nghiệp đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các nghiệp đoạn diệt.
6. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các nghiệp... cần phải rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
*) Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên gì đã được nói như vậy?
1. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sanh khởi? Ái, này các Tỷ-kheo, là khổ sanh khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sai biệt? Này các Tỷ-kheo có khổ lớn, có khổ nhỏ, có khổ chậm biến, có khổ mau biến. Này các Tỷ-kheo, đây là khổ sai biệt.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ dị thục? Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc lóc, đi đến bất tỉnh; do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú đề đoạn diệt khổ này.
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng khổ đem lại kết quả mê loạn, đem lại kết quả tìm kiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khổ dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?
Ái đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là khổ đoạn diệt.
6. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến khổ đoạn diệt. Ðó là chánh kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, khi nào Thánh đệ tử rõ biết khổ như vậy, rõ biết khổ sanh khởi như vậy, rõ biết khổ sai biệt như vậy, rõ biết khổ dị thục như vậy, rõ biết khổ đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là khổ đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
Này các Tỷ-kheo, đây là thể nhập pháp môn, pháp pháp môn.
—Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
—Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn thể nhập (quyết trạch), pháp môn pháp?
- Này các Tỷ-kheo,
- cần phải biết các dục,
- cần phải biết duyên khởi các dục,
- cần phải biết các dục sai biệt,
- cần phải biết các dục dị thục,
- cần phải biết các dục đoạn diệt,
- cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt.
- Này các Tỷ-kheo,
- cần phải biết cảm thọ,
- cần phải biết các cảm thọ duyên khởi,
- cần phải biết các cảm thọ sai biệt,
- cần phải biết các cảm thọ dị thục,
- cần phải biết các cảm thọ đoạn diệt,
- cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt.
- Này các Tỷ-kheo,
- cần phải biết các tưởng,
- cần phải biết các tưởng duyên khởi,
- cần phải biết các tưởng sai biệt,
- cần phải biết các tưởng dị thục,
- cần phải biết các tưởng đoạn diệt,
- cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt.
- Này các Tỷ-kheo,
- cần phải biết các lậu hoặc,
- cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi,
- cần phải biết các lậu hoặc sai biệt,
- cần phải biết các lậu hoặc dị thục,
- cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt,
- cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt.
- Này các Tỷ-kheo,
- cần phải biết nghiệp,
- cần phải biết duyên khởi các nghiệp,
- cần phải biết các nghiệp sai biệt,
- cần phải biết các nghiệp dị thục,
- cần phải biết các nghiệp đoạn diệt,
- cần phải biết con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt.
- Này các Tỷ-kheo,
- cần phải biết khổ,
- cần phải biết khổ duyên khởi,
- cần phải biết khổ sai biệt,
- cần phải biết khổ dị thục,
- cần phải biết khổ đoạn diệt,
- cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt.
1. Này các Tỷ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.
Các tư duy tham ái,
Là dục của con người,
Các hoa mỹ ở đời,
Chúng không phải là dục,
Các tư duy tham ái
Là dục của con người,
Các hoa mỹ an trú
Như vậy ở trên đời,
Ở đây những bậc Trí,
Nhiếp phục được lòng dục.
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các dục duyên khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục sai biệt? Này các Tỷ-kheo, dục trên các sắc là khác, dục trên các tiếng là khác, dục trên các hương là khác, dục trên các vị là khác, dục trên các xúc là khác. Này các Tỷ-kheo, đây là các dục sai biệt.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức, Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các dục dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các dục đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo là dục đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các dục đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các dục như vậy, rõ biết các dục sanh khởi như vậy, rõ biết các dục sai biệt như vậy, rõ biết các dục dị thục như vậy, rõ biết các dục đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các dục đoạn diệt.
6. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các dục... cần phải biết con đường đưa đến dục đoạn diệt, Ðoạn diệt đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
*) Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
1. Này các Tỷ-kheo, có ba cảm thọ này: lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi? Xúc, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ sanh khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có các lạc thọ liên hệ đến vật chất, có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất; có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất; có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất, có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ sai biệt.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ dị thục? Này các Tỷ-kheo, khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các cảm thọ dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các cảm thọ đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các cảm thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Và khi nào, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử đã biết các cảm thọ như vậy, rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, rõ biết các cảm thọ sai biệt như vậy, rõ biết các cảm thọ dị thục như vậy, rõ biết các cảm thọ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt.
6. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
*) Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng...cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
1. Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng sanh khởi? Này các Tỷ-kheo, xúc là các tưởng sanh khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng sai biệt? Này các Tỷ-kheo, các tưởng trong các sắc là khác, các tưởng trong các thanh là khác, các tưởng trong các hương là khác, các tưởng trong các vị là khác, các tưởng trong các xúc là khác, các tưởng trong các pháp là khác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng sai biệt.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng dị thục? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng các tưởng là kết quả của thói quen, khi nào người ta biết sự vật như thế nào, như thế nào, người ta nói sự vật ấy như sau, như sau: “Như vậy tôi tưởng”. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các tưởng dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các tưởng đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là tưởng đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến các tưởng đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các tưởng như vậy, rõ biết các tưởng sanh khởi như vậy, rõ biết các tưởng sai biệt như vậy, rõ biết các tưởng dị thục như vậy, rõ biết các tưởng đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các tưởng đoạn diệt.
6. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các tưởng... cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
*) Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc... cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy.
1. Chính do duyên nào đã được nói như vậy? Này các Tỷ-kheo, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sanh khởi? Vô minh, này các Tỷ-kheo, là các lậu hoặc sanh khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có các lậu hoặc đưa đến địa ngục, có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh, có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ, có các lậu hoặc đưa đến thế giới loài người, có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc sai biệt.
4. Và này các Tỷ Kheo, thế nào là các lậu hoặc dị thục ? Này các Tỷ kheo, khi nào vì vô minh cái gì sanh khởi, một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là các lậu hoặc dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các lậu hoặc đoạn diệt? Vô minh đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là các lậu đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các lậu hoặc là như vậy, rõ biết các lậu hoặc sanh khởi như vậy, rõ biết các lậu hoặc sai biệt như vậy, rõ biết các lậu hoặc dị thục như vậy, rõ biết các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các lậu hoặc đoạn diệt.
6. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc... cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
*) Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các nghiệp... cần phải biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt được nói như vậy. Do duyên gì được nói như vậy?
1. Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sanh khởi? Này các Tỷ-kheo, xúc là các nghiệp sanh khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp sai biệt? Này các Tỷ-kheo, có nghiệp đưa đến cảm thọ ở địa ngục, có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, có nghiệp đưa đến cảm thọ cõi ngạ quỷ, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài Người, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới chư Thiên. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các nghiệp sai biệt.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các nghiệp dị thục? Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng có ba loại nghiệp dị thục: Ở ngay đời hiện tại, hay ở đời sau, hay ở một đời sau nữa. Này các Tỷ-kheo, đây là các nghiệp dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là nghiệp đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt. Ðó là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các nghiệp như vậy, rõ biết các nghiệp sanh khởi như vậy, rõ biết các nghiệp sai biệt như vậy, rõ biết các nghiệp dị thục như vậy, rõ biết các nghiệp đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các nghiệp đoạn diệt.
6. Này các Tỷ-kheo, cần phải biết các nghiệp... cần phải rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
*) Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên gì đã được nói như vậy?
1. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sanh khởi? Ái, này các Tỷ-kheo, là khổ sanh khởi.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ sai biệt? Này các Tỷ-kheo có khổ lớn, có khổ nhỏ, có khổ chậm biến, có khổ mau biến. Này các Tỷ-kheo, đây là khổ sai biệt.
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ dị thục? Này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc lóc, đi đến bất tỉnh; do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú đề đoạn diệt khổ này.
Này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố rằng khổ đem lại kết quả mê loạn, đem lại kết quả tìm kiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khổ dị thục.
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?
Ái đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, là khổ đoạn diệt.
6. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến khổ đoạn diệt. Ðó là chánh kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, khi nào Thánh đệ tử rõ biết khổ như vậy, rõ biết khổ sanh khởi như vậy, rõ biết khổ sai biệt như vậy, rõ biết khổ dị thục như vậy, rõ biết khổ đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là khổ đoạn diệt.
Này các Tỷ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
Này các Tỷ-kheo, đây là thể nhập pháp môn, pháp pháp môn.
Vua và Đức Phật ai hạnh phúc hơn?
Này Mahànàma, một thời Ta ở tại Rajagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, rất nhiều Nigantha (Ni-kiền Tử) tại sườn núi Isigili, trên Kalasila (Hắc Nham), đứng thẳng người, không chịu ngồi và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy. Này Mahànàma, rồi Ta vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến sườn núi Isigili, tại Kalasila chỗ các Nigantha ấy ở, khi đến nơi Ta nói với các Nigantha ấy: "Chư Hiền, tại sao các Ngươi lại đứng thẳng người, không chịu ngồi xuống và cảm giác những cảm thọ thống thiết, khổ đau, khốc liệt, bén nhạy như vậy?"
Này Mahànàma, được nói vậy các Nigantha ấy trả lời Ta như sau: "Này Hiền giả, Nigantha Nataputta - là bậc toàn tri, toàn kiến, tự xưng là có tri kiến toàn diện như sau: 'Dầu ta có đi, có đứng, có ngủ và có thức, tri kiến luôn luôn được tồn tại liên tục ở nơi ta'. Vị ấy nói như sau: 'Này các Nigantha, nếu xưa kia Ngươi có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này. Sự không làm ác nghiệp trong tương lai chính do sự hộ trì về thân, sự hộ trì về lời nói, sự hộ trì về ý ngay trong hiện tại, ở tại nơi đây. Như vậy chính nhờ sự thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp quá khứ, sự không làm các nghiệp mới, mà không có sự tiếp tục trong tương lai. Do sự không tiếp tục trong tương lai, các nghiệp được diệt trừ; do nghiệp được diệt trừ, khổ được diệt trừ; do khổ được diệt trừ, cảm thọ được diệt trừ; do cảm thọ được diệt trừ, tất cả khổ đau sẽ được tiêu mòn'. Và vì chúng tôi chấp nhận điều ấy, và chúng tôi kham nhẫn điều ấy, nên chúng tôi được hoan hỷ."
Này Mahànàma, khi được nói vậy Ta nói với các Nigantha ấy như sau: "Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --" Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi không làm ác nghiệp hay có làm ác nghiệp?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, các Ngươi không làm các nghiệp như thế này hay như thế kia?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng: Mức độ đau khổ như thế này đã trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt? Hay, khi mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết."
--"Chư Hiền, theo các Ngươi nói, Nigantha các Ngươi không biết: Trong quá khứ các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt; các Ngươi không biết, trong quá khứ các Ngươi không làm các ác nghiệp hay có làm các ác nghiệp; các Ngươi không biết, các Ngươi không làm ác nghiệp như thế này hay như thế kia; các Ngươi không biết, mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt; mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt; các Ngươi không biết, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp. Chư Hiền Nigantha, sự kiện là như vậy thì những kẻ săn bắn ở đời, với bàn tay đẫm máu, làm các nghiệp hung dữ, được tái sanh trong loài người, những hạng ấy có xuất gia trong hàng ngũ Nigantha các Ngươi không?"
--"Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thì vua Magadha Seniya Bimbisara (Tần-bà-ta-la) có thể đạt được hạnh phúc, và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama.
"Lời nói này thật sự đã được các Tôn giả Nigantha nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư. Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisara có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Và chính ta ở đây cần phải được hỏi như sau: 'Giữa các bậc Tôn Giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?'
"Hiền giả Gotama, lời nói này thật sự đã được chúng tôi nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư: Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisara có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Hãy để yên sự việc như vậy. Nay chúng tôi hỏi Tôn giả Gotama: 'Giữa quý vị Tôn giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?'
--"Chư Hiền Nigantha, nay Ta sẽ hỏi các Ngươi một câu, cũng vấn đề này. Nếu các Ngươi vui lòng, hãy trả lời câu hỏi ấy. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn bảy ngày bảy đêm có được không?
--"Này Hiền giả, không thể được.
--"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn sáu ngày sáu đêm, luôn năm ngày năm đêm, luôn bốn ngày bốn đêm, luôn ba ngày ba đêm, luôn hai ngày hai đêm, luôn một ngày một đêm không?
--"Này Hiền giả, không thể được.
--"Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong một ngày một đêm. Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể , không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong hai ngày hai đêm, luôn trong ba ngày ba đêm, luôn trong bốn ngày bốn đêm, luôn trong năm ngày năm đêm, luôn trong sáu ngày sáu đêm, luôn trong bảy ngày bảy đêm. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Ta?
--"Sự kiện là như vậy, Tôn giả Gotama sống hạnh phúc hơn vua Magadha Seniya Bimbisara."
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung14.htm
Này Mahànàma, được nói vậy các Nigantha ấy trả lời Ta như sau: "Này Hiền giả, Nigantha Nataputta - là bậc toàn tri, toàn kiến, tự xưng là có tri kiến toàn diện như sau: 'Dầu ta có đi, có đứng, có ngủ và có thức, tri kiến luôn luôn được tồn tại liên tục ở nơi ta'. Vị ấy nói như sau: 'Này các Nigantha, nếu xưa kia Ngươi có làm ác nghiệp, hãy làm cho nghiệp ấy tiêu mòn bằng khổ hạnh khốc liệt này. Sự không làm ác nghiệp trong tương lai chính do sự hộ trì về thân, sự hộ trì về lời nói, sự hộ trì về ý ngay trong hiện tại, ở tại nơi đây. Như vậy chính nhờ sự thiêu đốt, sự chấm dứt các nghiệp quá khứ, sự không làm các nghiệp mới, mà không có sự tiếp tục trong tương lai. Do sự không tiếp tục trong tương lai, các nghiệp được diệt trừ; do nghiệp được diệt trừ, khổ được diệt trừ; do khổ được diệt trừ, cảm thọ được diệt trừ; do cảm thọ được diệt trừ, tất cả khổ đau sẽ được tiêu mòn'. Và vì chúng tôi chấp nhận điều ấy, và chúng tôi kham nhẫn điều ấy, nên chúng tôi được hoan hỷ."
Này Mahànàma, khi được nói vậy Ta nói với các Nigantha ấy như sau: "Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --" Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, trong quá khứ, các Ngươi không làm ác nghiệp hay có làm ác nghiệp?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, các Ngươi không làm các nghiệp như thế này hay như thế kia?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng: Mức độ đau khổ như thế này đã trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt? Hay, khi mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết." --"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi có biết chăng, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp?" --"Thưa Hiền giả, chúng tôi không biết."
--"Chư Hiền, theo các Ngươi nói, Nigantha các Ngươi không biết: Trong quá khứ các Ngươi có mặt hay các Ngươi không có mặt; các Ngươi không biết, trong quá khứ các Ngươi không làm các ác nghiệp hay có làm các ác nghiệp; các Ngươi không biết, các Ngươi không làm ác nghiệp như thế này hay như thế kia; các Ngươi không biết, mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt, mức độ đau khổ như thế này cần phải trừ diệt; mức độ đau khổ như thế này đã được trừ diệt thời tất cả đau khổ sẽ được trừ diệt; các Ngươi không biết, sự đoạn trừ ngay trong hiện tại các bất thiện pháp và sự thành tựu các thiện pháp. Chư Hiền Nigantha, sự kiện là như vậy thì những kẻ săn bắn ở đời, với bàn tay đẫm máu, làm các nghiệp hung dữ, được tái sanh trong loài người, những hạng ấy có xuất gia trong hàng ngũ Nigantha các Ngươi không?"
--"Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc thì vua Magadha Seniya Bimbisara (Tần-bà-ta-la) có thể đạt được hạnh phúc, và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama.
"Lời nói này thật sự đã được các Tôn giả Nigantha nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư. Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc. Hạnh phúc phải thành tựu nhờ đau khổ. Hiền giả Gotama, nếu hạnh phúc có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisara có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Và chính ta ở đây cần phải được hỏi như sau: 'Giữa các bậc Tôn Giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?'
"Hiền giả Gotama, lời nói này thật sự đã được chúng tôi nói lên một cách hấp tấp, không có suy tư: Hiền giả Gotama, hạnh phúc không có thể thành tựu nhờ hạnh phúc, thời vua Magadha Seniya Bimbisara có thể đạt được hạnh phúc; và vua Magadha Seniya Bimbisara sống hạnh phúc hơn Tôn giả Gotama. Hãy để yên sự việc như vậy. Nay chúng tôi hỏi Tôn giả Gotama: 'Giữa quý vị Tôn giả, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Tôn giả Gotama?'
--"Chư Hiền Nigantha, nay Ta sẽ hỏi các Ngươi một câu, cũng vấn đề này. Nếu các Ngươi vui lòng, hãy trả lời câu hỏi ấy. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn bảy ngày bảy đêm có được không?
--"Này Hiền giả, không thể được.
--"Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Vua Magadha Seniya Bimbisara có thể không di động thân thể, không nói lên một tiếng, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn sáu ngày sáu đêm, luôn năm ngày năm đêm, luôn bốn ngày bốn đêm, luôn ba ngày ba đêm, luôn hai ngày hai đêm, luôn một ngày một đêm không?
--"Này Hiền giả, không thể được.
--"Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể, không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong một ngày một đêm. Chư Hiền Nigantha, Ta có thể không di động thân thể , không nói lên một lời, sống cảm giác thuần túy lạc thọ luôn trong hai ngày hai đêm, luôn trong ba ngày ba đêm, luôn trong bốn ngày bốn đêm, luôn trong năm ngày năm đêm, luôn trong sáu ngày sáu đêm, luôn trong bảy ngày bảy đêm. Chư Hiền Nigantha, các Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy, ai sống hạnh phúc hơn, vua Magadha Seniya Bimbisara hay Ta?
--"Sự kiện là như vậy, Tôn giả Gotama sống hạnh phúc hơn vua Magadha Seniya Bimbisara."
https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung14.htm
Tuổi thọ ở địa ngục là bao nhiêu?
(89) Tỷ Kheo Kokàlika
Bấy giờ có Tỷ-kheo Kokàlika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kokàlika bạch Thế Tôn:
—Bạch Thế Tôn, Sàriputta và Moggallàna là ác dục, bị ác dục chinh phục.
—Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlika, tâm hãy tịnh tín đối với Sàriputta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
Lần thứ hai, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có lòng tin và tin tưởng, đối với con Sàriputta và Moggallàna là ác dục, bị ác dục chinh phục.”
—Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlika, tâm hãy tịnh tín đối với Sàriputta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
—Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlikaa, tâm hãy tịnh tín đối với Sàripuuta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
Lần thứ ba, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn: ... Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
Rồi Tỷ-kheo Kokàlika từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Thế Tôn rồi ra đi. Tỷ-kheo Kokàlika ra đi không bao lâu, toàn thân của Tỷ-kheo Kokàlika nổi lên những mụt to bằng hạt cải: sau khi lớn bằng hạt cải, chúng lớn lên bằng hột đậu; sau khi lớn lên bằng hột đậu, chúng lớn lên bằng hạt đậu lớn; sau khi lớn bằng hột đậu lớn, chúng lớn lên bằng hòn sỏi; sau khi lớn bằng hòn sỏi Kolatthi, chúng lớn lên bằng hột táo; sau khi lớn lên bằng hột táo, chúng lớn lên bằng trái Amala (A-ma-lặc); sau khi lớn lên bằng trái Amala, chúng lớn lên bằng trái dưa (trái vilva); sau khi lớn lên bằng trái dưa vilva, chúng lớn lên bằng trái billa (trái dưa đã chín); sau khi lớn lên bằng trái billa, chúng bị phá vỡ, mủ và máu chảy ra. Tại đây, nó nằm trên lá chuối, như con cá ăn phải đồ độc.
Lúc ấy có độc giác Phạm thiên Tudu đi đến Tỷ-kheo Kokàlika, sau khi đến, đứng trên hư không và nói với Tỷ-kheo Kokàlika:
—Này Kokàlika, hãy đặt tâm tịnh tín nơi Sàriputta và Moggallàna! Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
—Ông là ai?
—Ta là độc giác Phạm thiên Tudu.
—Thưa Hiền giả, có phải Hiền giả là người được Thế Tôn trả lời là đã chứng Bất lai? Sao người lại đến đây? Hãy xem như thế nào người đã lầm lạc trong vấn đề này.
Rồi độc giác Phạm thiện Tudu nói lên với Tỷ-kheo Kokàlika bài kệ này:
Con người được sanh ra,
Sanh với búa trong miệng,
Người ngu nói điều xấu,
Là tự chém vào mình.
Ai khen người đáng chê,
Ai chê người đáng khen,
Ðều chất chứa bất hạnh,
Do từ miệng tạo thành,
Và chính do bất hạnh,
Nên không được an lạc.
Nhỏ thay, bất hạnh này,
Chính do cờ bạc sanh,
Khiến tài sản tiêu hao,
Bất hạnh này lớn hơn,
Không những mất tất cả,
Lại mất cả tự mình,
Là người khởi ác ý
Ðối với chư Thiện Thệ.
Ai chỉ trích bậc Thánh,
Với lời, với ác ý,
Trải qua trăm ngàn thời,
Với ni-ra-bu-đa,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Phải sanh vào địa ngục
Chịu khổ đau tại đấy.
Rồi Tỷ-kheo Kokàlika, do chứng bệnh ấy mệnh chung. Sau khi chết, Tỷ-kheo Kokàlika sanh vào địa ngục sen hồng vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna. Rồi Phạm thiên Sahampati, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên, đứng một bên, Phạm thiên Sahampati bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung, phải sanh vào địa ngục sen hồng, vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna”. Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Nói như vậy xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ.
Rồi Thế Tôn, sau khi đêm đã qua, bảo các Tỷ-kheo:
—Này các Tỷ-kheo, đêm nay Phạm thiên Sahampati khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên, đứng một bên, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati thưa với Ta: “Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàika đã mệnh chung, phải sanh vào địa ngục sen hồng, vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna”. Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Nói như vậy xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
—Bạch Thế Tôn, lâu dài bao nhiêu, là tuổi thọ ở địa ngục sen hồng?
—Này Tỷ-kheo, tuổi thọ ở địa ngục sen hồng, rất khó mà tính được. Có chừng ấy năm, hay có chừng ấy trăm năm, hay có chừng ấy ngàn năm, hay có chừng ấy trăm ngàn năm.
—Bạch Thế Tôn, có thể cho một ví dụ được chăng?
—Có thể được, này Tỷ-kheo, một cỗ xe chở hai mươi cân Kosala chở đầy hột mè.
Rồi một người cứ sau một trăm năm, một trăm năm, một trăm năm lấy lên một hột mè.
Mau hơn, này Tỷ-kheo, là cỗ xe chở hai mươi cân Kosala chở đầy hột mè, do phương pháp này, đi đến tận sạch, không còn gì nữa, cũng chưa đủ là một Abbuda địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Abbuda địa ngục là bằng một Nirabbuda địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Nirabbuda địa ngục bằng một Ababà địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Ababà địa ngục bằng một Ahaha địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Ahaha địa ngục là bằng một Atato địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Atato địa ngục bằng một Kumodo địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Kumodo địa ngục là bằng một Sogandhika địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Sogandhika địa ngục bằng một Uppalako địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Uppalako địa ngục bằng một Pundarika địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Pundarika địa ngục bằng một Paduma địa ngục .
Này Tỷ kheo, Tỷ kheo Kokàlika phải sanh vào địa ngục Paduma (sen hồng), vì khởi lên ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna.
Thế Tôn nói như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Đạo Sư lại nói thêm:
Con người được sanh ra
Sanh với búa trong miệng,
Người ngu nói điều xấu,
Là tự chém vào mình.
Ai khen người đáng chê,
Ai chê người đáng khen,
Ðều chất chứa bất hạnh,
Do từ miệng tạo thành,
Và chính do bất hạnh,
Nên không được an lạc
Nhỏ thay bất hạnh này,
Chính do cờ bạc sanh,
Khiến do cờ bạc sanh,
Khiến tài sản tiêu hao,
Bất hạnh này lớn hơn,
Không những mất tất cả,
Lại mất cả tự mình.
Là người khởi ác ý,
Ðối với chư Thiện Thệ.
Ai chỉ trích bậc Thánh,
Với lời, với ác ý,
Trải qua trăm ngàn thời,
Với ni-rab-bu-da,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Phải sanh vào địa ngục,
Chịu khổ đau tại đấy.
Bấy giờ có Tỷ-kheo Kokàlika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kokàlika bạch Thế Tôn:
—Bạch Thế Tôn, Sàriputta và Moggallàna là ác dục, bị ác dục chinh phục.
—Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlika, tâm hãy tịnh tín đối với Sàriputta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
Lần thứ hai, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn có lòng tin và tin tưởng, đối với con Sàriputta và Moggallàna là ác dục, bị ác dục chinh phục.”
—Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlika, tâm hãy tịnh tín đối với Sàriputta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
—Này Kokàlika, chớ có nói vậy! Này Kokàlika, chớ có nói vậy. Này Kokàlikaa, tâm hãy tịnh tín đối với Sàripuuta và Moggallàna. Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
Lần thứ ba, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn: ... Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
Rồi Tỷ-kheo Kokàlika từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Thế Tôn rồi ra đi. Tỷ-kheo Kokàlika ra đi không bao lâu, toàn thân của Tỷ-kheo Kokàlika nổi lên những mụt to bằng hạt cải: sau khi lớn bằng hạt cải, chúng lớn lên bằng hột đậu; sau khi lớn lên bằng hột đậu, chúng lớn lên bằng hạt đậu lớn; sau khi lớn bằng hột đậu lớn, chúng lớn lên bằng hòn sỏi; sau khi lớn bằng hòn sỏi Kolatthi, chúng lớn lên bằng hột táo; sau khi lớn lên bằng hột táo, chúng lớn lên bằng trái Amala (A-ma-lặc); sau khi lớn lên bằng trái Amala, chúng lớn lên bằng trái dưa (trái vilva); sau khi lớn lên bằng trái dưa vilva, chúng lớn lên bằng trái billa (trái dưa đã chín); sau khi lớn lên bằng trái billa, chúng bị phá vỡ, mủ và máu chảy ra. Tại đây, nó nằm trên lá chuối, như con cá ăn phải đồ độc.
Lúc ấy có độc giác Phạm thiên Tudu đi đến Tỷ-kheo Kokàlika, sau khi đến, đứng trên hư không và nói với Tỷ-kheo Kokàlika:
—Này Kokàlika, hãy đặt tâm tịnh tín nơi Sàriputta và Moggallàna! Hiền thiện là Sàriputta và Moggallàna.
—Ông là ai?
—Ta là độc giác Phạm thiên Tudu.
—Thưa Hiền giả, có phải Hiền giả là người được Thế Tôn trả lời là đã chứng Bất lai? Sao người lại đến đây? Hãy xem như thế nào người đã lầm lạc trong vấn đề này.
Rồi độc giác Phạm thiện Tudu nói lên với Tỷ-kheo Kokàlika bài kệ này:
Con người được sanh ra,
Sanh với búa trong miệng,
Người ngu nói điều xấu,
Là tự chém vào mình.
Ai khen người đáng chê,
Ai chê người đáng khen,
Ðều chất chứa bất hạnh,
Do từ miệng tạo thành,
Và chính do bất hạnh,
Nên không được an lạc.
Nhỏ thay, bất hạnh này,
Chính do cờ bạc sanh,
Khiến tài sản tiêu hao,
Bất hạnh này lớn hơn,
Không những mất tất cả,
Lại mất cả tự mình,
Là người khởi ác ý
Ðối với chư Thiện Thệ.
Ai chỉ trích bậc Thánh,
Với lời, với ác ý,
Trải qua trăm ngàn thời,
Với ni-ra-bu-đa,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Phải sanh vào địa ngục
Chịu khổ đau tại đấy.
Rồi Tỷ-kheo Kokàlika, do chứng bệnh ấy mệnh chung. Sau khi chết, Tỷ-kheo Kokàlika sanh vào địa ngục sen hồng vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna. Rồi Phạm thiên Sahampati, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên, đứng một bên, Phạm thiên Sahampati bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung, phải sanh vào địa ngục sen hồng, vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna”. Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Nói như vậy xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Thế Tôn rồi biến mất tại chỗ.
Rồi Thế Tôn, sau khi đêm đã qua, bảo các Tỷ-kheo:
—Này các Tỷ-kheo, đêm nay Phạm thiên Sahampati khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên, đứng một bên, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati thưa với Ta: “Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàika đã mệnh chung, phải sanh vào địa ngục sen hồng, vì tâm khởi ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna”. Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Nói như vậy xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
—Bạch Thế Tôn, lâu dài bao nhiêu, là tuổi thọ ở địa ngục sen hồng?
—Này Tỷ-kheo, tuổi thọ ở địa ngục sen hồng, rất khó mà tính được. Có chừng ấy năm, hay có chừng ấy trăm năm, hay có chừng ấy ngàn năm, hay có chừng ấy trăm ngàn năm.
—Bạch Thế Tôn, có thể cho một ví dụ được chăng?
—Có thể được, này Tỷ-kheo, một cỗ xe chở hai mươi cân Kosala chở đầy hột mè.
Rồi một người cứ sau một trăm năm, một trăm năm, một trăm năm lấy lên một hột mè.
Mau hơn, này Tỷ-kheo, là cỗ xe chở hai mươi cân Kosala chở đầy hột mè, do phương pháp này, đi đến tận sạch, không còn gì nữa, cũng chưa đủ là một Abbuda địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Abbuda địa ngục là bằng một Nirabbuda địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Nirabbuda địa ngục bằng một Ababà địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Ababà địa ngục bằng một Ahaha địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Ahaha địa ngục là bằng một Atato địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Atato địa ngục bằng một Kumodo địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Kumodo địa ngục là bằng một Sogandhika địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Sogandhika địa ngục bằng một Uppalako địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Uppalako địa ngục bằng một Pundarika địa ngục.
Ví như, này Tỷ-kheo, hai mươi Pundarika địa ngục bằng một Paduma địa ngục .
Này Tỷ kheo, Tỷ kheo Kokàlika phải sanh vào địa ngục Paduma (sen hồng), vì khởi lên ác ý đối với Sàriputta và Moggallàna.
Thế Tôn nói như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Đạo Sư lại nói thêm:
Con người được sanh ra
Sanh với búa trong miệng,
Người ngu nói điều xấu,
Là tự chém vào mình.
Ai khen người đáng chê,
Ai chê người đáng khen,
Ðều chất chứa bất hạnh,
Do từ miệng tạo thành,
Và chính do bất hạnh,
Nên không được an lạc
Nhỏ thay bất hạnh này,
Chính do cờ bạc sanh,
Khiến do cờ bạc sanh,
Khiến tài sản tiêu hao,
Bất hạnh này lớn hơn,
Không những mất tất cả,
Lại mất cả tự mình.
Là người khởi ác ý,
Ðối với chư Thiện Thệ.
Ai chỉ trích bậc Thánh,
Với lời, với ác ý,
Trải qua trăm ngàn thời,
Với ni-rab-bu-da,
Còn thêm ba mươi sáu,
Với năm a-bu-đa,
Phải sanh vào địa ngục,
Chịu khổ đau tại đấy.
Tìm hiểu Tâm giải thoát - Tuệ giải thoát
70. Kinh Kìtàgiri
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn du hành ở Kasi cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Này các Tỷ-kheo, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn tiếp tục du hành ở Kasi và đến một thị trấn xứ Kasi tên là Kitagiri. Rồi Thế Tôn ở tại Kitagiri, một thị trấn xứ Kasi. Lúc bấy giờ Tỷ-kheo Assaji và Punabbasuka đang ở Kitagiri. Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến chỗ Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka như sau:
-- Chư Hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Cả chúng Tỷ-kheo cũng vậy. Do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các vị ấy cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Chư Hiền, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Chư Hiền, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, chư Hiền sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú.
Ðược nói vậy, Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, nói với các Tỷ-kheo ấy:
-- Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời. Do chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời, chúng tôi cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Sao chúng tôi lại bỏ hiện tại, chạy theo tương lai? Chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời.
Vì các Tỷ-kheo ấy không thể làm cho Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka chấp thuận, nên các vị ấy đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con đi đến chỗ các Tỷ-kheo Assaji và Punabbasuka, sau khi đến chúng con nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka như sau: "Chư hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm... có sức lực và an trú". Bạch Thế Tôn, được nói vậy. Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka nói với chúng con như sau: "Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời... chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời". Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka chấp thuận, nên chúng con trình sự việc này lên Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo:
-- Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta, bảo Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka: "Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả".
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka:
-- Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka đang ngồi một bên:
-- Có thật chăng, này các Tỷ-kheo, một số đông Tỷ-kheo đến các Ông và nói như sau: "Chư Hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm, cả chúng Tỷ-kheo cũng vậy. Do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các vị ấy cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Chư Hiền, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Chư Hiền, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, chư Hiền sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú". Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông nói với các Tỷ-kheo ấy như sau: "Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời. Do ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời, chúng tôi cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Sao chúng tôi lại bỏ hiện tại, chạy theo tương lai? Chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời"?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo , các Ông có hiểu pháp Ta dạy như sau: "Một cá nhân cảm thọ bất cứ cảm giác nào, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; đối với người ấy, các pháp bất thiện được đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta dạy như sau: "Ở đây đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng. Ở đây, đối với một người khi cảm thọ khổ thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ khổ thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng. Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng"?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay, này các Tỷ-kheo ! Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy từ bỏ lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy từ bỏ lạc thọ như vậy". Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy chứng và trú lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các thiện pháp được tăng trưởng, các bất thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy chứng và trú lạc thọ như vậy".
Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người khi cảm giác khổ thọ... khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy từ bỏ bất khổ bất lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy từ bỏ bất khổ bất lạc thọ như vậy". Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy chứng và trú bất khổ bất lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các thiện pháp được tăng trưởng, các bất thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy chứng và trú bất khổ bất lạc thọ như vậy".
Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng đối với tất cả Tỷ-kheo, có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng đối với tất cả Tỷ-kheo không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt được lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát; này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo như vậy, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được các vị này làm, nhờ không phóng dật. Các vị này không thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo còn là các bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an ổn khỏi các triền ách; này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo như vậy, Ta nói rằng có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi các bậc Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, các vị ấy (cần phải) tự mình nhờ thượng trí chứng ngộ chứng đạt, và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này, các Thiện gia nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo này, vì thấy quả này của không phóng dật nên Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Này các Tỷ-kheo có bảy hạng người sống trong đời này. Thế nào là bảy? Bậc câu phần giải thoát, bậc tuệ giải thoát, bậc thân chứng, bậc kiến đáo, bậc tín giải thoát, bậc tùy pháp hành, bậc tùy tín hành.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc câu phần giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân đã chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là hạng người câu phần giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật, vị ấy không có thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc tuệ giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật; vị ấy không có thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc thân chứng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc thân chứng. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc kiến đáo? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết được vị này thấy một cách hoàn toàn với trí tuệ và thực hành một cách hoàn toàn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là kiến đáo. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc tín giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người, sau khi tự thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ một cách hoàn toàn; và lòng tin của vị này đối với Như Lai đã được xác định, phát sanh từ căn để an trú. Này các Tỷ kheo, vị này được gọi là bậc tín giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tùy pháp hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ một cách hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết (chỉ) được vị này chấp nhận một cách vừa phải với trí tuệ, dầu cho vị này có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là người tùy pháp hành. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người tùy tín hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc có tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ. Nhưng nếu vị này có đủ lòng tin và lòng thương đối với Như Lai, thời vị này sẽ có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là người tùy tín hành. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, nhưng vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin đi đến gần; sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ; sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai; sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp; sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp; sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì; sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi; sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực; sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu không có lòng tin ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự đến gần ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có tỏ sự kính lễ ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự lóng tai ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nghe pháp ấy, thời này Tỷ-kheo, không có sự thọ trì pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự suy tư ý nghĩa ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự chấp thuận pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự ước muốn ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nỗ lực ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự cân nhắc ấy, thời này các Tỷ-kheo không có sự tinh cần ấy. Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các Tỷ-kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này các Tỷ-kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp và Luật này.
Này các Tỷ-kheo, có sự thuyết trình gồm có bốn phần (Catuppadam = Bốn cú) chính nhờ thuyết trình này người có trí, không bao lâu, nhờ tuệ biết được ý nghĩa. Ta sẽ đọc sự thuyết trình ấy lên cho các Ông, này các Tỷ-kheo, các Ông nhờ Ta mà sẽ hiểu thuyết trình ấy.
-- Bạch Thế Tôn, chúng con là ai có thể biết được Pháp?
-- Này các Tỷ-kheo, cho đến một bậc Ðạo sư sống quá trọng vọng tài vật, là vị thừa tự tài vật, và sống liên hệ với tài vật, thời sự mua may bán đắt này không xảy ra: "Chúng tôi sẽ làm việc này như vậy, và như vậy chúng tôi sẽ không làm việc này như vậy", huống nữa là Như Lai, này các Tỷ-kheo, là vị sống hoàn toàn không liên hệ với các tài vật. Này các Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp (anudhamma) được khởi lên: "Bậc Ðạo sư là Thế Tôn, đệ tử là tôi. Thế Tôn biết, tôi không biết". Này các Tỷ-kheo, đến với một đệ tử, có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời giáo pháp bậc Ðạo sư được hưng thịnh, được nhiều sinh lực. Này các Tỷ-kheo, đối với đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo Sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp này được khởi lên: "Dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn lực để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu nhẫn nại, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng". Này các Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, vị ấy sẽ chứng được một trong hai quả như sau: Chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn.
Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn du hành ở Kasi cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Này các Tỷ-kheo, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn tiếp tục du hành ở Kasi và đến một thị trấn xứ Kasi tên là Kitagiri. Rồi Thế Tôn ở tại Kitagiri, một thị trấn xứ Kasi. Lúc bấy giờ Tỷ-kheo Assaji và Punabbasuka đang ở Kitagiri. Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến chỗ Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka như sau:
-- Chư Hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Cả chúng Tỷ-kheo cũng vậy. Do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các vị ấy cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Chư Hiền, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Chư Hiền, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, chư Hiền sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú.
Ðược nói vậy, Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, nói với các Tỷ-kheo ấy:
-- Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời. Do chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời, chúng tôi cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Sao chúng tôi lại bỏ hiện tại, chạy theo tương lai? Chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời.
Vì các Tỷ-kheo ấy không thể làm cho Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka chấp thuận, nên các vị ấy đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con đi đến chỗ các Tỷ-kheo Assaji và Punabbasuka, sau khi đến chúng con nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka như sau: "Chư hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm... có sức lực và an trú". Bạch Thế Tôn, được nói vậy. Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka nói với chúng con như sau: "Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời... chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời". Bạch Thế Tôn, vì chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka chấp thuận, nên chúng con trình sự việc này lên Thế Tôn.
Rồi Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo:
-- Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân danh Ta, bảo Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka: "Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả".
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đến chỗ Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka, sau khi đến, nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka:
-- Bậc Ðạo Sư cho gọi các Tôn giả.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka vâng đáp Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Assaji và Tỷ-kheo Punabbasuka đang ngồi một bên:
-- Có thật chăng, này các Tỷ-kheo, một số đông Tỷ-kheo đến các Ông và nói như sau: "Chư Hiền, Thế Tôn ăn, từ bỏ ăn ban đêm, cả chúng Tỷ-kheo cũng vậy. Do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các vị ấy cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Chư Hiền, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Chư Hiền, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, chư Hiền sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú". Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông nói với các Tỷ-kheo ấy như sau: "Chư Hiền, chúng tôi ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời. Do ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời, chúng tôi cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lực và an trú. Sao chúng tôi lại bỏ hiện tại, chạy theo tương lai? Chúng tôi sẽ ăn chiều, ăn sáng, ăn ban ngày và ăn phi thời"?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo , các Ông có hiểu pháp Ta dạy như sau: "Một cá nhân cảm thọ bất cứ cảm giác nào, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc; đối với người ấy, các pháp bất thiện được đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta dạy như sau: "Ở đây đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng. Ở đây, đối với một người khi cảm thọ khổ thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ khổ thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng. Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt; ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng"?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
-- Lành thay, này các Tỷ-kheo ! Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy từ bỏ lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy từ bỏ lạc thọ như vậy". Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy chứng và trú lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ lạc thọ như vậy, các thiện pháp được tăng trưởng, các bất thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy chứng và trú lạc thọ như vậy".
Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người khi cảm giác khổ thọ... khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy từ bỏ bất khổ bất lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp được tăng trưởng, các thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy từ bỏ bất khổ bất lạc thọ như vậy". Này các Tỷ-kheo, nếu sự việc này Ta không biết, không thấy, không giác, không chứng, không liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các bất thiện pháp bị đoạn diệt, các thiện pháp được tăng trưởng", có thể chăng, này các Tỷ-kheo, không biết như vậy, Ta lại nói: "Hãy chứng và trú bất khổ bất lạc thọ như vậy"? Và như vậy, này các Tỷ-kheo, là xứng đáng đối với Ta chăng?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
-- Nhưng này các Tỷ-kheo, vì rằng sự việc này Ta biết, Ta thấy, Ta giác, Ta chứng, Ta liễu giải với trí tuệ rằng: "Ở đây, đối với một người, khi cảm thọ bất khổ bất lạc thọ như vậy, các thiện pháp được tăng trưởng, các bất thiện pháp bị đoạn diệt", do vậy Ta nói: "Hãy chứng và trú bất khổ bất lạc thọ như vậy".
Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng đối với tất cả Tỷ-kheo, có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng đối với tất cả Tỷ-kheo không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt được lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát; này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo như vậy, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được các vị này làm, nhờ không phóng dật. Các vị này không thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, đối với các Tỷ-kheo còn là các bậc hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu sự vô thượng an ổn khỏi các triền ách; này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo như vậy, Ta nói rằng có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi các bậc Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, các vị ấy (cần phải) tự mình nhờ thượng trí chứng ngộ chứng đạt, và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này, các Thiện gia nam tử chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, đối với những Tỷ-kheo này, vì thấy quả này của không phóng dật nên Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Này các Tỷ-kheo có bảy hạng người sống trong đời này. Thế nào là bảy? Bậc câu phần giải thoát, bậc tuệ giải thoát, bậc thân chứng, bậc kiến đáo, bậc tín giải thoát, bậc tùy pháp hành, bậc tùy tín hành.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc câu phần giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân đã chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là hạng người câu phần giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói rằng không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật, vị ấy không có thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc tuệ giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói không có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Vì sự việc ấy đã được vị này làm, nhờ không phóng dật; vị ấy không có thể trở thành phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc thân chứng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc thân chứng. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc kiến đáo? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết được vị này thấy một cách hoàn toàn với trí tuệ và thực hành một cách hoàn toàn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là kiến đáo. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc tín giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người, sau khi tự thân chứng đắc các tịch tịnh giải thoát vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, một số lậu hoặc của vị này được đoạn trừ một cách hoàn toàn; và lòng tin của vị này đối với Như Lai đã được xác định, phát sanh từ căn để an trú. Này các Tỷ kheo, vị này được gọi là bậc tín giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người tùy pháp hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo có người sau khi tự thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ một cách hoàn toàn; và các pháp do Như Lai tuyên thuyết (chỉ) được vị này chấp nhận một cách vừa phải với trí tuệ, dầu cho vị này có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là người tùy pháp hành. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử đã chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người tùy tín hành? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi tự thân không chứng đắc có tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, nhưng các lậu hoặc không được đoạn trừ. Nhưng nếu vị này có đủ lòng tin và lòng thương đối với Như Lai, thời vị này sẽ có những pháp như là tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, vị này được gọi là người tùy tín hành. Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật. Vì sao vậy? Dầu cho trong khi Tôn giả này thọ dụng các sàng tọa đúng pháp, thân cận các thiện hữu, chế ngự các căn, nhưng vị này (cần phải) tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại mục đích vô thượng của Phạm hạnh, vì mục đích này các Thiện gia nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Do vậy, này các Tỷ-kheo, vì thấy quả này của không phóng dật, nên đối với Tỷ-kheo này, Ta nói có sự việc cần phải làm, nhờ không phóng dật.
Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, một vị có lòng tin đi đến gần; sau khi đến gần, vị ấy tỏ sự kính lễ; sau khi tỏ sự kính lễ, vị ấy lóng tai; sau khi lóng tai, vị ấy nghe pháp; sau khi nghe pháp, vị ấy thọ trì pháp; sau khi thọ trì, vị ấy suy tư ý nghĩa các pháp được thọ trì; sau khi suy tư ý nghĩa, các pháp được chấp thuận; sau khi các pháp được chấp thuận, ước muốn sanh khởi; sau khi ước muốn sanh khởi, vị ấy nỗ lực; sau khi nỗ lực, vị ấy cân nhắc; sau khi cân nhắc, vị ấy tinh cần. Do tinh cần, vị ấy tự thân chứng được sự thật tối thượng, và với trí tuệ thể nhập sự thật ấy, vị ấy thấy.
Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu không có lòng tin ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự đến gần ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có tỏ sự kính lễ ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự lóng tai ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nghe pháp ấy, thời này Tỷ-kheo, không có sự thọ trì pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự suy tư ý nghĩa ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự chấp thuận pháp ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự ước muốn ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự nỗ lực ấy, thời này các Tỷ-kheo, không có sự cân nhắc ấy, thời này các Tỷ-kheo không có sự tinh cần ấy. Này các Tỷ kheo, ở đây, các Ông đã đi vào phi đạo. Này các Tỷ-kheo, ở đây, các Ông đã đi vào tà đạo. Thật là quá xa, này các Tỷ-kheo, các kẻ ngu này đã đi ra ngoài Pháp và Luật này.
Này các Tỷ-kheo, có sự thuyết trình gồm có bốn phần (Catuppadam = Bốn cú) chính nhờ thuyết trình này người có trí, không bao lâu, nhờ tuệ biết được ý nghĩa. Ta sẽ đọc sự thuyết trình ấy lên cho các Ông, này các Tỷ-kheo, các Ông nhờ Ta mà sẽ hiểu thuyết trình ấy.
-- Bạch Thế Tôn, chúng con là ai có thể biết được Pháp?
-- Này các Tỷ-kheo, cho đến một bậc Ðạo sư sống quá trọng vọng tài vật, là vị thừa tự tài vật, và sống liên hệ với tài vật, thời sự mua may bán đắt này không xảy ra: "Chúng tôi sẽ làm việc này như vậy, và như vậy chúng tôi sẽ không làm việc này như vậy", huống nữa là Như Lai, này các Tỷ-kheo, là vị sống hoàn toàn không liên hệ với các tài vật. Này các Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp (anudhamma) được khởi lên: "Bậc Ðạo sư là Thế Tôn, đệ tử là tôi. Thế Tôn biết, tôi không biết". Này các Tỷ-kheo, đến với một đệ tử, có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời giáo pháp bậc Ðạo sư được hưng thịnh, được nhiều sinh lực. Này các Tỷ-kheo, đối với đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo Sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp này được khởi lên: "Dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn lực để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu nhẫn nại, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng". Này các Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, vị ấy sẽ chứng được một trong hai quả như sau: Chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn.
Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Học duyên THỌ nâng cao - Khổ Thánh Đế cần phải "liễu tri"
Khi được nói đến "Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy?
a. Sáu hỷ liên hệ tại gia,b. sáu hỷ liên hệ xuất ly,
c. sáu ưu liên hệ tại gia,
d. sáu ưu liên hệ xuất ly,
e. sáu xả liên hệ tại gia,
f. sáu xả liên hệ xuất ly.
Kinh Ái sanh - Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi Ái
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp cô độc).
Lúc bấy giờ con một của một gia chủ, khả ái, đáng thương, bị mệnh chung. Sau khi nó chết, người cha không còn muốn làm việc, không còn muốn ăn uống, luôn luôn đi đến nghĩa địa, người ấy than khóc: "Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?" Rồi người gia chủ ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
.
Thế Tôn nói với người gia chủ đang ngồi một bên:
-- Này Gia chủ, có phải Ông có các căn để an trú tự tâm ông, có phải các căn của Ông đổi khác?
-- Bạch Thế Tôn, sao các căn của con có thể không đổi khác được? Bạch Thế Tôn, đứa con một khả ái, đáng thương của con đã mệnh chung. Sau khi nó chết, con không còn muốn làm việc, con không còn muốn ăn uống, con luôn luôn đi đến nghĩa địa và than khóc: "Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?"
-- Sự thật là như vậy, này Gia chủ, vì rằng, này Gia chủ, sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
.
-- Nhưng đối với ai, bạch Thế Tôn, sự tình sẽ như vậy: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái?" Vì rằng, bạch Thế Tôn, hỷ lạc (anandasomanassa) do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
Rồi người gia chủ, không hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, chống báng lại, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
.
Lúc bấy giờ, một số người đánh bạc đang chơi đổ nhứt lục không xa Thế Tôn bao nhiêu. Người gia chủ kia, đi đến những người đánh bạc ấy, sau khi đến nói với những người ấy như sau:
-- Này Quý vị, ở đây tôi đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến, đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên. Này Quý vị, Sa-môn Gotama nói với tôi đang ngồi một bên:
-- "Này Gia chủ, có phải Ông có các căn để an trú tự tâm ông. Có phải các căn của Ông đổi khác?" Này Quý vị, được nghe nói vậy tôi nói với Sa-môn Gotama:
-- "Bạch Thế Tôn, sao các căn của con có thể không đổi khác được? Bạch Thế Tôn, đứa con một khả ái, đáng thương của con đã mệnh chung. Sau khi nó chết, con không còn muốn làm việc, con không còn muốn ăn uống, con luôn luôn đi đến nghĩa địa và than khóc: "Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?"
-- "Sự thật là như vậy, này Gia chủ. Vì rằng, này Gia chủ, sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".
-- "Nhưng đối với ai, bạch Thế Tôn, sự tình sẽ như vậy! "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Vì rằng, bạch Thế Tôn, hỷ lạc do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Này Quý vị, không hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, ta chống báng lại, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
-- Sự thật là như vậy, này Gia Chủ! Sự thật là như vậy, này Gia chủ! Này Gia chủ, hỷ lạc do ái sanh, hiện hữu từ nơi ái.
Rồi người gia chủ suy nghĩ: "Có sự đồng ý giữa ta và những người đánh bạc", rồi bỏ đi.
.
Và cuộc đối thoại ấy dần dần được truyền đi và truyền đến trong nội cung. Rồi vua Pasenadi xứ Kosala cho gọi hoàng hậu Mallika:
-- Này Mallika, đây là lời Sa-môn Gotama nói với các người ấy: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".
-- Tâu Ðại vương, nếu Thế Tôn đã dạy như vậy, thì sự việc là như vậy.
.
-- Ðiều gì Sa-môn Gotama nói, Mallika này cũng nói theo. Vì Mallika quá hoan hỷ với Sa-môn Gotama. Vì vị Ðạo sư nói gì cho đệ tử, và đệ tử quá hoan hỷ với vị Ðạo sư nên nói: "Sự thật là vậy, thưa Ðạo sư! Sự thật là như vậy, thưa Ðạo sư". Cũng vậy, này Mallika, điều gì Sa-môn Gotama nói, Hoàng hậu quá hoan hỷ với Sa-môn Gotama nên đã nói: "Nếu Thế Tôn đã nói như vậy thời sự việc là vậy". Hãy đi đi, Mallika, hãy đi đi!
Rồi hoàng hậu Mallika cho gọi Bà-la-môn Nalijangha và nói:
-- Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú, và thưa: "Bạch Thế Tôn, hoàng hậu Mallika cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm Thế Tôn có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú không, và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn đã nói như sau: Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Và nếu Thế Tôn trả lời Ông như thế nào, hãy khéo nắm giữ và nói lại với ta. Vì các Như Lai không nói phản lại sự thật.
-- Thưa vâng, tâu Hoàng hậu.
.
Bà-la-môn Nalijangha vâng đáp hoàng hậu Mallika, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, Và sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Nalijangha Bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, hoàng hậu Mallika cúi đầu đảnh lễ chân Sa-môn Gotama, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn đã nói như sau: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái"?
-- Thật sự là như vậy, này Bà-la-môn. Thật sự là như vậy, này Bà-la-môn. Này Bà-la-môn, sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
.
Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này, cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái. Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, bà mẹ của một người đàn bà mệnh chung. Từ khi bà ta mệnh chung, người đàn bà này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: "Người có thấy mẹ tôi đâu không? Người có thấy mẹ tôi đâu không?"
Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này, cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
.
Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, người cha của một người đàn bà mệnh chung..., người anh mệnh chung..., người chị mệnh chung..., người con trai mệnh chung..., người con gái mệnh chung..., người chồng mệnh chung. Từ khi người chồng mệnh chung, người đàn bà này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: "Người có thấy chồng tôi đâu không? Người có thấy chồng tôi đâu không?"
Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
.
Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, người mẹ của một người đàn ông mệnh chung. Từ khi bà ta mệnh chung, người đàn ông này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: "Người có thấy mẹ tôi đâu không? Người có thấy mẹ tôi đâu không?"
Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
.
Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Savatthi này, người cha của một người đàn ông mệnh chung..., người anh mệnh chung..., người chị mệnh chung..., người con trai mệnh chung..., người con gái mệnh chung..., người vợ mệnh chung. Từ khi người vợ mệnh chung, người đàn ông này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác, và nói: "Người có thấy vợ tôi đâu không? Người có thấy vợ tôi đâu không?"
Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
.
Này Bà-la-môn, thuở xưa chính tại thành Savatthi này, một người đàn bà đi về thăm gia đình bà con. Những người bà con ấy của người đàn bà muốn dùng sức mạnh bắt người đàn bà ấy phải xa chồng và muốn gả cho một người đàn ông khác. Người đàn bà ấy không chịu. Rồi người đàn bà ấy nói với chồng mình: "Này Hiền phu, những người bà con này muốn dùng sức mạnh bắt tôi phải xa anh và muốn gả cho một người đàn ông khác. Nhưng tôi không muốn như vậy". Rồi người ấy chặt người đàn bà ấy làm hai, rồi tự vận, nghĩ rằng: "Hai chúng ta sẽ gặp nhau trong đời sau". Này Bà-la-môn, do pháp môn này cần phải được hiểu rằng sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.
.
Rồi Bà-la-môn Nalijangha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến hoàng hậu Mallika, sau khi đến, kể lại cho hoàng hậu Mallika toàn thể cuộc đàm thoại với Thế Tôn.
Rồi hoàng hậu Mallika đi đến vua Pasenadi nước Kosala, và thưa:
-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có thương công chúa Vajiri của thiếp không?
-- Phải, này Mallika, ta thương công chúa Vajiri.
-- Tâu đại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho công chúa Vajiri của Ðại vương. Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
-- Này Mallika, nếu có sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho công chúa Vajiri của ta, thì sẽ có một sự thay đổi đến đời sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta, sầu, bi, khổ, ưu, não?
-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".
.
Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nữ Sát-đế-lị Vasabha, Ðại vương có thương yêu không?
-- Này Mallika, ta có thương yêu nữ Sát-đế-lị Vasabha.
-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho nữ Sát-đế-lị Vasabha, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
-- Này Mallika, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho nữ Sát-đế-lị Vasabha, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho đời sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu não?
-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".
.
Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Tướng quân Vidudabha, Ðại vương có thương quý không?
-- Này Mallika, ta có thương quý tướng quân Vidudabha.
-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho tướng quân Vidudabha, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
-- Này Mallika, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho tướng quân Vidudabha thì sẽ có sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta, sầu, bi, khổ, ưu não?
-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".
.
Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có yêu thương thiếp không?
-- Phải, này Mallika, ta có thương yêu Hoàng hậu.
-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho thiếp, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
-- Này Mallika, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho Hoàng hậu, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu, não?
-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".
.
Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có yêu thương dân chúng Kasi và Kosala không?
-- Phải, này Mallika, ta thương yêu dân chúng Kasi và Kosala. Này Mallika, nhờ sức mạnh của họ, chúng ta mới có được gỗ chiên-đàn từ nước Kasi và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp.
-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho dân chúng Kasi và Kosala, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu não không?
-- Này Mallika, nếu có một sự biến dịch đổi khác xảy đến cho dân chúng nước Kasi và Kosala, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu não?
.
-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".
-- Thật vi diệu thay, này Mallika! Thật hy hữu thay, này Mallika! Thế Tôn đã thể nhập nhờ trí tuệ, đã thấy nhờ trí tuệ. Ðến đây, Mallika, hãy sửa soạn tẩy trần.
Rồi vua Pasenadi nước Kosala từ chỗ ngồi đứng dậy đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay vái Thế Tôn và nói lên ba lần lời cảm hứng sau đây:
"Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác!
Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác!
Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! ".
Tóm tắt KINH ƯỚC NGUYỆN - (ĀKANKHEYYASUTTA) (M.i, 33)
♨ Đức Phật khuyên các Tỷ-kheo sống đầy đủ giới, đầy đủ giới bổn, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập các học pháp.
♨ Đức Phật đề cập đến mười bảy ước nguyện của vị Tỷ-kheo và muốn các ước nguyện này thành tựu, Tỷ-kheo cần phải viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tịnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, sống tại các trú xứ không tịnh.
♨ Mười bảy ước nguyện như sau:
1/Mong rằng tađược các đồng Phạm hạnh kính trọng.
2/ Mong rằng ta nhận được y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
3/ Mong rằng những ai đã cúng dường bốn món vật dụng cho ta được quả báo lớn, lợi ích lớn.
4/ Mong rằng các bà con huyết thống khi mạng chung nghĩ đến ta với tâm hoan hỷ và nhờ vậy được quả báo lớn, lợi ích lớn.
5/ Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, không để bất lạc nhiếp phục ta.
6/ Mong rằng ta nhiếp phục sợ hãi và khiếp đãm, không để sợ hãi và khiếp đãm nhiếp phục ta.
7/ Mong rằng ta chứng được bốn thiền không có khó khăn.
8/ Mong rằng ta có thể xúc cảm với thân và sống an trú trong những cảnh giới giải thoát tịch tịnh, siêu thoát sắc giới, vô sắc giới.
9/ Mong rằng ta diệt trừ ba kiết sử, chứng được Dự lưu, chắc chắn không còn đọa lạc, hướng đến chánh giác.
10/ Mong rằng ta diệt ba kiết sử, làm muội lược tham, sân, si, chứng được Nhất lai.
11/ Mong rằng ta trừ diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh từ cảnh giới ấy, chứng được Niết-bàn, không còn trở lui thế giới này nữa.
12/ Mong rằng ta chứng được Thần túc thông.
13/ Mong rằng ta chứng được Thiên nhĩ thông.
14/ Mong rằng ta chứng được Tha tâm thông.
15/ Mong rằng ta chứng được Túc mạng thông.
16/ Mong rằng ta chứng được Thiên nhãn thông.
17/ Mong rằng ta chứng được Lậu tận thông, chứng được tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Nam mô Phật Bổn Sư 🙏🙏🙏
♨ Đức Phật đề cập đến mười bảy ước nguyện của vị Tỷ-kheo và muốn các ước nguyện này thành tựu, Tỷ-kheo cần phải viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tịnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, sống tại các trú xứ không tịnh.
♨ Mười bảy ước nguyện như sau:
1/Mong rằng tađược các đồng Phạm hạnh kính trọng.
2/ Mong rằng ta nhận được y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
3/ Mong rằng những ai đã cúng dường bốn món vật dụng cho ta được quả báo lớn, lợi ích lớn.
4/ Mong rằng các bà con huyết thống khi mạng chung nghĩ đến ta với tâm hoan hỷ và nhờ vậy được quả báo lớn, lợi ích lớn.
5/ Mong rằng ta nhiếp phục lạc và bất lạc, không để bất lạc nhiếp phục ta.
6/ Mong rằng ta nhiếp phục sợ hãi và khiếp đãm, không để sợ hãi và khiếp đãm nhiếp phục ta.
7/ Mong rằng ta chứng được bốn thiền không có khó khăn.
8/ Mong rằng ta có thể xúc cảm với thân và sống an trú trong những cảnh giới giải thoát tịch tịnh, siêu thoát sắc giới, vô sắc giới.
9/ Mong rằng ta diệt trừ ba kiết sử, chứng được Dự lưu, chắc chắn không còn đọa lạc, hướng đến chánh giác.
10/ Mong rằng ta diệt ba kiết sử, làm muội lược tham, sân, si, chứng được Nhất lai.
11/ Mong rằng ta trừ diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh từ cảnh giới ấy, chứng được Niết-bàn, không còn trở lui thế giới này nữa.
12/ Mong rằng ta chứng được Thần túc thông.
13/ Mong rằng ta chứng được Thiên nhĩ thông.
14/ Mong rằng ta chứng được Tha tâm thông.
15/ Mong rằng ta chứng được Túc mạng thông.
16/ Mong rằng ta chứng được Thiên nhãn thông.
17/ Mong rằng ta chứng được Lậu tận thông, chứng được tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
Nam mô Phật Bổn Sư 🙏🙏🙏
Câu truyện về kết quả của BỐ THÍ và HÀNH PHÁP
Lâu Ðài Của Uttarà (Uttarà-Vimàna)
.
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha, ở chỗ nuôi sóc trong Trúc Lâm. Thời ấy có một người nghèo tên là Punna, sống làm công cho một vị triệu phú chủ ngân khố ở Ràjagaha. Vợ y có tên Uttarà và con gái cùng tên Uttarà là hai người duy nhất trong nhà y.
Ngày kia, tại Ràjagaha có lễ hội suốt bảy ngày. Ông triệu phú nghe tin đó, nên khi Punna đến vào sáng sớm, ông bảo:
– Này chú, tất cả gia nhân ta đều muốn cử hành lễ hội, vậy chú muốn dự lễ hay muốn làm việc lấy tiền công?
Punna đáp:
– Thưa ông chủ, những việc như lễ hội để dành cho người giàu, chứ nhà con không có cả gạo để nấu cháo ngày mai nữa. Lễ hội có nghĩa gì với con chứ? Nếu có đôi bò, con sẽ đi cày.
Ông chủ đáp:
– Ðược rồi, thế thì lấy bò ra.
Punna đem đôi bò lực lưỡng và cây cày tốt về bảo vợ:
– Nàng ơi, dân chúng trong thành đang làm lễ hội. Còn ta sắp đi làm công vì nhà ta nghèo. Nhưng ngay hôm nay, nàng hãy nấu gấp đôi phần ăn dành cho ta và đem đến chỗ ta.
Sau đó y ra đồng.
Bây giờ, Trưởng lão Sàriputta đã nhập Diệt định suốt bảy ngày, vừa xuất định, bèn quán sát thế giới và suy nghĩ: ‘Hôm nay ta sẽ có dịp làm ân cho ai?’
Tôn giả thấy Punna xuất hiện trong phạm vi nhận thức của mình, liền quán sát thêm và suy nghĩ: ‘Nay người này có phải là thiện nam tử chăng? Y có thể làm ơn cho ta chăng?
Khi nhận thấy Punna là một thiện nam tử có khả năng làm ơn phước, và vì thế sẽ tạo nên kết quả lớn cho y, Tôn giả cầm y, bát đi ra đồng nơi y làm việc cày bừa, rồi đứng đó nhìn vào bụi cây ở cuối bờ ruộng.
Ngay khi Punna thấy vị Trưởng lão, y ngừng cày, đảnh lễ Tôn giả với năm phần thân thể sát đất và tự nhủ:
– Vị ấy cần cái tăm xỉa răng.
Y đưa Tôn giả cái tăm xỉa răng đã làm sẵn sàng để dùng. Sau đó Tôn giả kéo bình bát và khăn lọc nước từ túi xách ra và đưa cho y. Y tự nhủ: ‘Vị ấy cần nước uống’. Punna bèn cầm lấy khăn lọc nước uống và trao cho Tôn giả.
Tôn giả suy nghĩ: ‘Người này ở tại chính ngôi nhà cuối cùng trong làng. Nếu ta đi đến cửa nhà ấy, vợ y sẽ không thấy ta. Vậy, ta sẽ đứng lại ngay tại đây cho đến khi vợ y bước ra đường cái với phần ăn của y’.
Tôn giả đợi đó một lát, và khi biết rằng vợ y đã lên đường, Tôn giả ra đi về phía thành phố. Khi người vợ thấy vị Truởng lão trên đường, bà suy nghĩ: ‘Thỉnh thoảng ta có một vật xứng đáng để cúng dường thì ta lại không thấy ai xứng đáng để nhận nó. Thỉnh thoảng ta gặp một người xứng đáng, ta lại không có gì xứng đáng cúng dường. Song hôm nay ta lại gặp một người xứng đáng, đồng thời ta lại có vật xứng đáng cúng dường. Chắc chắn ngài sẽ làm ơn cho ta’.
Bà đặt đĩa thức ăn xuống đó, đảnh lễ vị Trưởng lão với năm phần thân thể sát đất rồi thưa:
– Bạch Tôn giả, xin hãy làm ơn nhận cho tôi tớ của Tôn giả mà không quan tâm đến món thực phẩm này ngon hay dở’.
Lúc ấy vị Trưởng lão đưa bình bát ra, và khi bà cầm đĩa với một tay và trao thức ăn cúng dường Tôn giả bằng tay kia, Tôn giả bảo:
– Thôi đủ rồi.
Khi vừa đúng nửa dĩa được cúng dường, Tôn giả lấy tay che bình bát lại. Bà đáp:
– Bạch Tôn giả, một phần ăn không thể chia hai. Nếu Tôn giả không muốn làm ơn cho tôi tớ của ngài trong đời này thì xin Tôn giả làm ơn cho đời sau. Con muốn cúng dường tất cả, chứ không phải để lại bất cứ vật gì.
Nói vậy xong, sau khi đặt mọi vật vào bình bát, bà phát nguyện:
– Ước mong con được dự phần vào Ðạo pháp mà Tôn giả đã chứng đắc.
Tôn giả đáp:
– Mong được như vậy.
Tôn giả nói lời tùy hỷ công đức lúc đang đứng, và khi Tôn giả đã ngồi xuống một nơi thuận lợi có nuớc chảy, Tôn giả thọ thực.
Người vợ ấy về nhà, kiếm một ít gạo và nấu cơm nữa.
Trong lúc Punna đã cày xong nửa thửa ruộng, và không thể nào chịu nổi cơn đói, y tháo cái cày ra khỏi đôi bò, đi vào bóng cây, ngồi xuống nhìn ra đường.
Bấy giờ vợ y đang đi trên đường, cầm thức ăn và thấy y, bà suy nghĩ: ‘Chàng đang ngồi đó mong chờ ta vì bị cơn đói hành hạ. Giả sử chàng mắng chửi, bảo: ‘Nó đi trễ quá!’, và giả sử chàng lấy gậy đánh ta, thì việc ta làm vừa rồi sẽ không có kết quả gì. Vậy ta sẽ nói trước với chàng để ngăn cản việc ấy’.
Với ý tưởng này trong trí, bà bảo:
– Thưa phu quân, hôm nay, ngay chính ngày duy nhất này, hãy tạo nhiệt tâm, tinh tấn, đừng làm cho việc thiếp vừa làm trở thành vô hiệu quả. Trong khi thiếp đang đem cơm cho chàng từ sáng sớm, thiếp thấy vị Tướng quân Chánh pháp đi trên đường. Thiếp cúng dường ngài phần ăn của chàng và sau đó về nhà nấu cơm lại và đem đây. Xin phu quân hãy tạo nhiệt tâm.
Y đáp:
– Nàng đang nói gì thế?
Và khi đã nghe câu chuyện, y đáp:
– Này nàng, nàng đã làm rất chánh đáng khi đem phần ăn của ta cúng dường bậc xứng đáng này. Hôm nay, lúc tảng sáng, ta cũng cúng dường ngài cái tăm xỉa răng và nước súc miệng.
Và với tâm thành tín, y thỏa mãn với câu chuyện vợ y vừa kể, rồi mệt mỏi vì ăn cơm trễ trong ngày, y kê đầu lên lòng vợ và ngủ thiếp đi.
Bấy giờ, tất cả phần đất được cày từ sáng sớm, gồm cả đất được nghiền nát, đều trở thành vàng sáng chói và luôn giữ vẻ rực rỡ, như một đám hoa kanikàra màu vàng óng ả.
Khi Punna thức dậy, y nhìn và bảo vợ:
– Này nàng, ta thấy hình như cả đám đất được cày đã trở thành vàng. Nàng hãy cho ta biết, chẳng phải mắt ta bị lóa vì ta ăn cơm quá trễ lúc xế trưa đấy chứ?
Bà đáp:
– Thưa phu quân, thiếp cũng thấy đất có vẻ như thế.
Y đứng lên, đến đó cầm một cục đất đập vào đầu cái cày, thấy nó chính là vàng bèn kêu to:
– Ô kìa, kết quả việc bố thí cúng dường vị Tướng quân Chánh pháp xứng đáng ấy đã xuất hiện ngay hôm nay rồi. Song rõ ràng là ta không thể hưởng riêng số tài sản quá lớn như vậy.
Y đổ đầy vàng vào cái dĩa vợ y đem lại và đi đến cung vua, khi được vua cho phép, y bước vào đảnh lễ, và vua hỏi:
– Này nhà ngươi, có việc gì thế?
Y đáp:
– Tâu Hoàng Thượng, hôm nay mảnh đất hạ thần đã cày đều biến thành vàng khối cả, và vẫn còn nguyên như vậy. Số vàng ấy này cần phải được trình lên Hoàng thượng.
– Nhà ngươi là ai? Nhà vua hỏi.
– Tiểu thần tên là Punna.
– Song nhà ngươi đã làm gì hôm nay?
– Tảng sáng nay, tiểu thần dâng cái tăm xỉa răng và nuớc súc miệng lên vị Tướng quân Chánh pháp và vợ tiểu thần dâng ngài thức ăn được đem đến cho tiểu thần.
Khi vua nghe vậy, ngài bảo:
– Ngay hôm nay, kết quả do bố thí cúng dường đã xuất hiện. Này nhà ngươi, ta sẽ làm gì đây?
– Xin Hoàng thượng phái nhiều ngàn chiếc xe đi chở vàng về dâng Hoàng thượng.
Nhà vua truyền đoàn xe ra đi.
Khi quân của vua cầm vàng lên và bảo:
– Vàng này thuộc về Hoàng thượng.
Mỗi thỏi vàng họ cầm đều hóa thành đất. Khi họ về trình vua, ngài hỏi họ:
– Các người nói gì khi cầm vàng?
Họ đáp:
– Chúng thần bảo vàng thuộc về Hoàng thượng.
Nhà vua bảo:
– Thế thì các ngươi hãy đến lần nữa và bảo trong lúc nhặt vàng: ‘Vàng này thuộc về Punna’.
Họ tuân lệnh. Mọi thỏi vàng được nhặt lên vẫn giữ nguyên trạng. Họ mang vàng về chất thành đống trong sân chầu. Ðống vàng cao đến tám mươi cubít (khoảng 40 mét) . Nhà vua triệu tập đám thị dân đến hỏi:
– Người nào trong thành này có nhiều vàng như vậy chăng?
– Tâu Hoàng Thượng, không.
– Thế phải tặng cái gì cho người có như vậy?
– Tâu Hoàng thượng, chiếc lọng của một đại phú chủ ngân khố (setthi)
Nhà vua phán:
– Hãy cho ngươi ấy làm vị Ðại phú gia.
Rồi ngài trao cho y chiếc lọng Ðại phú gia và nhiều vàng bạc.
Lúc ấy Punna trình nhà vua:
– Tâu Hoàng thượng, suốt thời gian qua chúng thần ở đậu nhà người khác. Xin Hoàng thượng ban cho chúng thần một nơi để ở.
Nhà vua bảo:
– Thế thì hãy xem đây. Chốn này giống như rừng hoang. Hãy dọn dẹp sạch sẽ mọi sự và xây nhà mới.
Rồi vua chỉ cho y thấy cảnh nhà vị Ðại phú gia trước kia. Chỉ trong vài ngày, ngài đã truyền xây một nhà mới trên khuôn viên ấy, rồi cử hành lễ tân gia và lễ nhận chức vụ cùng một thể. Y lại làm lễ cúng dường Tăng chúng với đức Phật là vị thượng thủ suốt bảy ngày.
Sau đó, vị Ðại phú gia cũ ở Ràjagaha đi hỏi con gái của Puna về làm vợ cho con trai ông. Y đáp:
– Tôi không muốn gả con gái tôi.
Vị Ðại phú gia bảo:
– Ðừng làm như vậy. Ông đã được may mắn ngay thời gian ông đang ở nhà chúng tôi. Nay hãy gả con gái ông cho con trai tôi.
Punna đáp:
– Con trai ông không phải là kẻ mộ đạo. Con gái tôi không thể sống thiếu sự nương tựa Tam Bảo. Chỉ vì vậy mà tôi không muốn gả con gái tôi cho cậu ấy.
Sau đó nhiều người có địa vị đến khẩn cầu y:
– Ðừng phá vỡ mối giao hảo của ông với ông này. Xin hãy gả con gái cho con ông ấy.
Y chịu theo lời khẩn cầu của họ và gả con gái đúng vào ngày rằm trăng tròn tháng Asàlhi (khoảng tháng sáu-bảy). Nàng đi về sống với nhà chồng.
Từ khi về đó, nàng không được phép đến gần Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni, cũng không được bố thí cúng dường hoặc nghe pháp. Khoảng hai tháng rưỡi như vậy trôi qua, nàng hỏi đám nô tỳ hầu cận:
– Nay mùa mưa còn lại bao lâu nữa?
– Thưa tiểu thư, còn nửa tháng.
Nàng nhắn tin với cha: ‘Tại sao họ lại thả con vào cảnh lao tù như vậy? Thà rằng trước kia cha đóng dấu trên người con và cho con làm nô tỳ kẻ khác còn hơn gả con vào trong một gia đình không có lòng tin vào đạo. Từ lúc đến đây, con không được phép làm một thiện sự công đức nào cả, thậm chí cũng không được nhìn một Tỷ-kheo’.
Bấy giờ cha nàng, sau khi bày tỏ nỗi buồn phiền, bèn nói: ‘Than ôi, thật khổ thân con ta!’. Rồi truyền đem mười lăm ngàn đồng kahàpana đến giao cho nàng và nhắn tin: ‘Trong kinh thành này có một kỹ nữ sang trọng tên là Sirimà. Mỗi ngày nàng kiếm được một ngàn (kahàpana). Con hãy dùng số tiền này nhờ người đưa nàng đến gặp con, trao nàng cho chồng con, rồi con hãy tự mình thực hành mọi thiện sự như con muốn’.
Uttarà làm như vậy. Khi chồng nàng thấy Sirimà liền hỏi:
– Chuyện gì đây?
Nàng đáp:
– Thưa phu quân, trong nửa tháng này xin hãy để cho cô bạn của thiếp săn sóc chàng, còn suốt nửa tháng này thiếp không muốn làm gì ngoài việc cúng dường bố thí và nghe pháp.
Chồng nàng nhìn kiều nữ kia và dục vọng khởi lên, liền đồng ý ngay:
– Ðược rồi, tốt lắm.
Về phần Uttarà, nàng gởi lời cung thỉnh Tăng chúng với đức Phật là bậc thượng thủ: ‘Bạch Thế Tôn, suốt nửa tháng này xin đừng đi nơi nào khác, mà chỉ nhận lễ cúng dường tại đây’.
Khi nhận được sự đồng ý của bậc Ðạo Sư, nàng nói:
– Từ nay cho đến Ðại lễ Tự Tứ (Mahàpavàranà), ta sẽ có thể hầu cận bậc Ðạo Sư và nghe pháp.
Với lòng hân hoan về việc ấy, nàng đi quanh sắp đặt mọi sự cần làm trong nhà bếp, bảo: ‘Hãy nấu cháo cách này, làm bánh cách nọ’.
Bấy giờ chồng nàng suy nghĩ: ‘Ngày mai là Ðại lễ Tự Tứ, vừa đứng ở cửa sổ nhìn ra nhà bếp vừa tự hỏi: ‘Bây giờ không biết con bé ngốc nghếch này đang bận làm gì?’ Chàng thấy nàng đang đi quanh, thân ướt đẫm mồ hôi, dính đầy tro bụi, lấm lem cả than lẫn bồ hóng do mọi việc chuẩn bị, liền nói:
– Con bé ngốc nghếch này không thụ hưởng xa hoa lạc thú trong một nơi như thế này. Nó cứ đi quanh quẩn với lòng hân hoan chỉ vì ước muốn hầu hạ đám Tỷ-kheo trọc đầu.
Rồi chàng cười to và bỏ đi. Khi chàng bỏ đi, Sirimà đang đứng cạnh chàng và tự nhủ: ‘Nay chàng thấy gì khiến chàng cười to vậy?’ Rồi nhìn ra cửa sổ ấy, nàng thấy Uttarà và suy nghĩ: ‘Chàng nhìn vợ và cười to, chắc có sự mật thiết giữa hai người’.
Bấy giờ chuyện kể rằng, mặc dù kiều nữ này đã làm khách mời suốt nửa tháng trong nhà này, tuy thế, vì nàng đang hưởng thụ xa hoa lạc thú, nàng quên nghĩ đến địa vị khách mời của mình, lại có ý tưởng: ‘Ta là chủ nhà này’.
Nàng đem lòng căm hận Uttarà và tự nhủ: ‘Ta sẽ phá nó’, liền đi xuống từ thượng lầu, vào nhà bếp và đến nơi người ta đang làm bánh, lấy cái muỗng lớn múc một ít dầu bơ nóng sôi, đi về phía Uttarà.
Uttarà thấy nàng đi đến, suy nghĩ: ‘Bạn ta đã làm ơn cho ta. Chu vi quả đất này quá hẹp, Phạm Thiên giới quá thấp, song đức độ của bạn ta thật vĩ đại vì nhờ nàng, ta mới có thể cúng dường và nghe pháp. Nếu ta tức giận nàng, thì dầu bơ này sẽ làm bỏng ta, nếu không, nó sẽ không làm bỏng ta’.
Dầu bơ ấy, dù được tưới trên đỉnh đầu nàng, vẫn giống như nước lạnh vì toàn thân nàng được thấm nhuần từ tâm. Rồi khi các nô tỳ của Uttarà thấy Sirimà tiến đến phía họ sau khi đã múc đầy một muỗng bơ khác và suy nghĩ: ‘Bơ này cũng sẽ nguội lạnh sao?’, họ đe dọa nàng:
– Ơ kìa, ác nữ nhân kia! Sao ngươi dám tưới dầu sôi trên đầu bà chủ ta?
Rồi từ mọi nơi trong nhà bếp, họ xông tới lấy tay chân đấm đá nàng và xô xuống đất. Dù Uttarà muốn ngăn cản họ, nàng cũng không thể chận họ được.
Sau đó Uttarà đứng bên Sirimà, xua các nô tỳ lui ra, và nói với Sirimà bằng giọng trách móc:
– Tại sao cô lại làm một việc tai hại như vậy?
Rồi nàng lấy nước ấm tắm cho kiều nữ và xoa đầu nàng ấy với loại dầu đã được lọc kỹ cả trăm lần.
Ngay lúc ấy, Sirimà nhận ra sự thực nàng chỉ là khách mời, bèn suy nghĩ: ‘Ta đã làm một việc tai hại khi rắc dầu sôi lên đầu nàng. Thậm chí nàng cũng không ra lệnh cho đám nô tỳ: ‘Giữ lấy nó!’, nàng lại còn xua họ đi ra khi họ đả thương ta và làm cho ta những việc đáng làm. Nếu ta không xin nàng thứ lỗi, đầu ta sẽ bị vỡ ra bảy mảnh’.
Nàng liền quỳ xuống chân Uttarà và nói:
– Xin bà tha thứ cho tôi.
Uttarà đáp:
– Ta là cô con gái còn có cha. Nếu cha ta tha thứ, ta sẽ tha thứ nàng.
– Thưa bà, tôi sẽ xin lỗi cả thân phụ bà là Ðại phú gia Punna nữa.
– Thân phụ Punna là người cha đã sinh ra ta trong vòng luân hồi sinh tử (samsàra).Song nếu vị thân phụ đã sinh ra ta trong vòng không luân hồi (Nibbàna) tha thứ nàng thì ta sẽ tha thứ.
– Thế ai là vị thân phụ sinh ra bà trong vòng không luân hồi?
– Ðức Phật Chánh Ðẳng Giác.
– Tôi không quen biết Ngài. Làm sao bây giờ?
– Bậc Ðạo Sư sẽ đến đây vào ngày mai với Tăng chúng của Ngài. Nàng hãy đem bất cứ lễ vật cúng dường nào nàng sắm được và đến đây xin Ngài tha thứ.
– Thưa bà, được lắm.
Sirimà nói xong, đứng dậy về nhà nàng, ra lệnh cho năm trăm nữ tỳ chuẩn bị nhiều loại món ăn cứng và mềm, và ngày hôm sau, nàng đem mọi lễ vật thiết đãi ấy đi đến nhà Uttarà rồi ngồi đợi, chứ không dám đặt thứ gì vào bình bát của Tăng chúng với đức Phật là vị thượng thủ. Chính Uttarà nhận lấy mọi lễ vật và sắp đặt mọi việc cả. Còn Sirimà và đoàn tùy tùng của nàng đợi khi buổi thọ thực hoàn tất, liền quỳ dưới chân bậc Ðạo Sư, lúc ấy bậc Ðạo Sư hỏi nàng:
– Cô có lỗi gì?
– Bạch Thế Tôn, hôm qua con đã làm như vậy như vậy, song bạn con đã chận đám nô tỳ ấy đang đả thương con. Thay vào đó nàng đã làm ơn cho con. Con nhận thấy đức hạnh của nàng, bèn xin nàng tha lỗi, song nàng bảo với con rằng khi nào con được Thế Tôn tha lỗi thì ‘Ta sẽ tha lỗi’.
– Có đúng như cô ấy nói không, Uttarà?
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạn con đã đổ dầu sôi lên đầu con.
– Thế lúc ấy con nghĩ gì?
– Con nghĩ: ‘Chu vi quả đất quá hẹp, Phạm Thiên giới quá thấp, song đức hạnh của bạn con thật vĩ đại, bởi vì nhờ nàng giúp đỡ, con mới có thể cúng dường lễ vật và nghe pháp. Nếu con tức giận nàng thì dầu ấy cứ làm bỏng con; còn nếu không thì nó không làm bỏng con’. Nghĩ như vậy, con đã làm cho nàng được thấm nhuần từ tâm tỏa rộng.
Bậc Ðạo Sư bảo:
– Lành thay, lành thay. Uttarà, ta cần phải nhiếp phục hận sân như vậy.
Và để làm sáng tỏ ý nghĩa này: ‘Ta phải lấy vô sân nhiếp phục người sân hận, nhiếp phục người phỉ báng bằng cách không phỉ báng; nhiếp phục người mạ lị bằng cách không mạ lị; nhiếp phục người keo kiệt bằng cách đem cho tài vật của mình; và nhiếp phục người nói dối bằng lời chân thật’, Ngài ngâm vần kệ:
Ta lấy vô sân thắng hận sân,
Lấy hiền lương nhiếp phục tà gian,
Lấy hào phóng thắng người keo kiệt,
Lấy thật chân thắng kẻ vọng ngôn.
Khi Ngài đã ngâm vần kệ xong, Ngài thuyết giảng Tứ Ðế, Uttarà được an trú vào quả Nhất Lai. Còn chồng nàng và cha mẹ chồng nàng đều đắc quả Dự Lưu. Về sau, khiUttarà từ trần, nàng tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba.
Khi Tôn giả Mahà-Moggallàna du hành lên thiên giới như đã tả ở trên, thấy Thiên nữ Uttarà, bèn đặt câu hỏi nàng qua vần kệ bắt đầu với:
Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm
Ðang chiếu mười phương với ánh quang,
Nàng đứng, toàn thân đều tỏa sáng
Như vì sao cứu hộ trần gian.
2. Vì sao nàng được sắc như vầy,
Vì cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3. Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng tạo đức giữa thế nhân,
Thần lực nàng vì sao rực rỡ,
Dung quang tỏa sáng khắp mười phương?’
4. Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Ðược Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Nàng gỉải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và đây là kết quả cho nàng:
5. Tính con không tật đố, ghen hờn,
Keo kiệt, khi đang sống với chồng,
Tuân phục chồng, không hề giận dỗi,
Giữ ngày trai giới thật tinh cần.
6. Vào ngày mười bốn với mười lăm,
Mồng tám, những ngày có sáng trăng,
Ðặc biệt là ngày trong nửa tháng
Liên quan Bố-tát giới tu thân.
7. Con hành trì giới Bát quan trai,
Ðức hạnh bản thân giữ suốt đời,
Như vậy trong Lâu đài lạc trú,
Ðiều thân tiết độ, cúng dường hoài.
8. Hại mạng sát sanh, con tránh xa,
Giữ mình không dối trá sai ngoa,
Cũng không lấy vật gì phi pháp,
Tránh rượu nồng say, các dục tà.
9. Hân hoan giữ Ngũ giới tu hành,
Thánh Ðế con nghiên cứu thật tinh,
Ðệ tử đức Cồ-đàm Chánh Giác,
Nhãn quan thấu suốt, đại uy danh.
10. Bản thân giữ đạo đức nghiêm trang,
Ðạt được thanh danh thật vẻ vang,
Nay thọ hưởng công mình đã tạo,
Con thường hạnh phúc lẫn khang an.
11. Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và con vinh hiển ở nơi đây,
Bất kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
12. Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ đấy oai nghi con rực rỡ,
Dung quang tỏa sáng khắp mười phương.
Và bạch Tôn giả, xin hãy làm ơn nhân danh con, cung kính đảnh lễ chân Thế Tôn và nói: ‘Tín nữ có tên Uttarà cung kính khấu đầu đảnh lễ chân Thế Tôn’ được chăng? Thực sự, bạch Tôn giả, nếu đức Thế Tôn có tuyên bố cho con đạt được một trong các Sa-môn quả, thì điều ấy cũng không lạ gì’.
Về sau đức Thế Tôn đã tuyên bố quả Bất Lai cho nàng.
.
Bấy giờ, đức Thế Tôn trú tại Ràjagaha, ở chỗ nuôi sóc trong Trúc Lâm. Thời ấy có một người nghèo tên là Punna, sống làm công cho một vị triệu phú chủ ngân khố ở Ràjagaha. Vợ y có tên Uttarà và con gái cùng tên Uttarà là hai người duy nhất trong nhà y.
Ngày kia, tại Ràjagaha có lễ hội suốt bảy ngày. Ông triệu phú nghe tin đó, nên khi Punna đến vào sáng sớm, ông bảo:
– Này chú, tất cả gia nhân ta đều muốn cử hành lễ hội, vậy chú muốn dự lễ hay muốn làm việc lấy tiền công?
Punna đáp:
– Thưa ông chủ, những việc như lễ hội để dành cho người giàu, chứ nhà con không có cả gạo để nấu cháo ngày mai nữa. Lễ hội có nghĩa gì với con chứ? Nếu có đôi bò, con sẽ đi cày.
Ông chủ đáp:
– Ðược rồi, thế thì lấy bò ra.
Punna đem đôi bò lực lưỡng và cây cày tốt về bảo vợ:
– Nàng ơi, dân chúng trong thành đang làm lễ hội. Còn ta sắp đi làm công vì nhà ta nghèo. Nhưng ngay hôm nay, nàng hãy nấu gấp đôi phần ăn dành cho ta và đem đến chỗ ta.
Sau đó y ra đồng.
Bây giờ, Trưởng lão Sàriputta đã nhập Diệt định suốt bảy ngày, vừa xuất định, bèn quán sát thế giới và suy nghĩ: ‘Hôm nay ta sẽ có dịp làm ân cho ai?’
Tôn giả thấy Punna xuất hiện trong phạm vi nhận thức của mình, liền quán sát thêm và suy nghĩ: ‘Nay người này có phải là thiện nam tử chăng? Y có thể làm ơn cho ta chăng?
Khi nhận thấy Punna là một thiện nam tử có khả năng làm ơn phước, và vì thế sẽ tạo nên kết quả lớn cho y, Tôn giả cầm y, bát đi ra đồng nơi y làm việc cày bừa, rồi đứng đó nhìn vào bụi cây ở cuối bờ ruộng.
Ngay khi Punna thấy vị Trưởng lão, y ngừng cày, đảnh lễ Tôn giả với năm phần thân thể sát đất và tự nhủ:
– Vị ấy cần cái tăm xỉa răng.
Y đưa Tôn giả cái tăm xỉa răng đã làm sẵn sàng để dùng. Sau đó Tôn giả kéo bình bát và khăn lọc nước từ túi xách ra và đưa cho y. Y tự nhủ: ‘Vị ấy cần nước uống’. Punna bèn cầm lấy khăn lọc nước uống và trao cho Tôn giả.
Tôn giả suy nghĩ: ‘Người này ở tại chính ngôi nhà cuối cùng trong làng. Nếu ta đi đến cửa nhà ấy, vợ y sẽ không thấy ta. Vậy, ta sẽ đứng lại ngay tại đây cho đến khi vợ y bước ra đường cái với phần ăn của y’.
Tôn giả đợi đó một lát, và khi biết rằng vợ y đã lên đường, Tôn giả ra đi về phía thành phố. Khi người vợ thấy vị Truởng lão trên đường, bà suy nghĩ: ‘Thỉnh thoảng ta có một vật xứng đáng để cúng dường thì ta lại không thấy ai xứng đáng để nhận nó. Thỉnh thoảng ta gặp một người xứng đáng, ta lại không có gì xứng đáng cúng dường. Song hôm nay ta lại gặp một người xứng đáng, đồng thời ta lại có vật xứng đáng cúng dường. Chắc chắn ngài sẽ làm ơn cho ta’.
Bà đặt đĩa thức ăn xuống đó, đảnh lễ vị Trưởng lão với năm phần thân thể sát đất rồi thưa:
– Bạch Tôn giả, xin hãy làm ơn nhận cho tôi tớ của Tôn giả mà không quan tâm đến món thực phẩm này ngon hay dở’.
Lúc ấy vị Trưởng lão đưa bình bát ra, và khi bà cầm đĩa với một tay và trao thức ăn cúng dường Tôn giả bằng tay kia, Tôn giả bảo:
– Thôi đủ rồi.
Khi vừa đúng nửa dĩa được cúng dường, Tôn giả lấy tay che bình bát lại. Bà đáp:
– Bạch Tôn giả, một phần ăn không thể chia hai. Nếu Tôn giả không muốn làm ơn cho tôi tớ của ngài trong đời này thì xin Tôn giả làm ơn cho đời sau. Con muốn cúng dường tất cả, chứ không phải để lại bất cứ vật gì.
Nói vậy xong, sau khi đặt mọi vật vào bình bát, bà phát nguyện:
– Ước mong con được dự phần vào Ðạo pháp mà Tôn giả đã chứng đắc.
Tôn giả đáp:
– Mong được như vậy.
Tôn giả nói lời tùy hỷ công đức lúc đang đứng, và khi Tôn giả đã ngồi xuống một nơi thuận lợi có nuớc chảy, Tôn giả thọ thực.
Người vợ ấy về nhà, kiếm một ít gạo và nấu cơm nữa.
Trong lúc Punna đã cày xong nửa thửa ruộng, và không thể nào chịu nổi cơn đói, y tháo cái cày ra khỏi đôi bò, đi vào bóng cây, ngồi xuống nhìn ra đường.
Bấy giờ vợ y đang đi trên đường, cầm thức ăn và thấy y, bà suy nghĩ: ‘Chàng đang ngồi đó mong chờ ta vì bị cơn đói hành hạ. Giả sử chàng mắng chửi, bảo: ‘Nó đi trễ quá!’, và giả sử chàng lấy gậy đánh ta, thì việc ta làm vừa rồi sẽ không có kết quả gì. Vậy ta sẽ nói trước với chàng để ngăn cản việc ấy’.
Với ý tưởng này trong trí, bà bảo:
– Thưa phu quân, hôm nay, ngay chính ngày duy nhất này, hãy tạo nhiệt tâm, tinh tấn, đừng làm cho việc thiếp vừa làm trở thành vô hiệu quả. Trong khi thiếp đang đem cơm cho chàng từ sáng sớm, thiếp thấy vị Tướng quân Chánh pháp đi trên đường. Thiếp cúng dường ngài phần ăn của chàng và sau đó về nhà nấu cơm lại và đem đây. Xin phu quân hãy tạo nhiệt tâm.
Y đáp:
– Nàng đang nói gì thế?
Và khi đã nghe câu chuyện, y đáp:
– Này nàng, nàng đã làm rất chánh đáng khi đem phần ăn của ta cúng dường bậc xứng đáng này. Hôm nay, lúc tảng sáng, ta cũng cúng dường ngài cái tăm xỉa răng và nước súc miệng.
Và với tâm thành tín, y thỏa mãn với câu chuyện vợ y vừa kể, rồi mệt mỏi vì ăn cơm trễ trong ngày, y kê đầu lên lòng vợ và ngủ thiếp đi.
Bấy giờ, tất cả phần đất được cày từ sáng sớm, gồm cả đất được nghiền nát, đều trở thành vàng sáng chói và luôn giữ vẻ rực rỡ, như một đám hoa kanikàra màu vàng óng ả.
Khi Punna thức dậy, y nhìn và bảo vợ:
– Này nàng, ta thấy hình như cả đám đất được cày đã trở thành vàng. Nàng hãy cho ta biết, chẳng phải mắt ta bị lóa vì ta ăn cơm quá trễ lúc xế trưa đấy chứ?
Bà đáp:
– Thưa phu quân, thiếp cũng thấy đất có vẻ như thế.
Y đứng lên, đến đó cầm một cục đất đập vào đầu cái cày, thấy nó chính là vàng bèn kêu to:
– Ô kìa, kết quả việc bố thí cúng dường vị Tướng quân Chánh pháp xứng đáng ấy đã xuất hiện ngay hôm nay rồi. Song rõ ràng là ta không thể hưởng riêng số tài sản quá lớn như vậy.
Y đổ đầy vàng vào cái dĩa vợ y đem lại và đi đến cung vua, khi được vua cho phép, y bước vào đảnh lễ, và vua hỏi:
– Này nhà ngươi, có việc gì thế?
Y đáp:
– Tâu Hoàng Thượng, hôm nay mảnh đất hạ thần đã cày đều biến thành vàng khối cả, và vẫn còn nguyên như vậy. Số vàng ấy này cần phải được trình lên Hoàng thượng.
– Nhà ngươi là ai? Nhà vua hỏi.
– Tiểu thần tên là Punna.
– Song nhà ngươi đã làm gì hôm nay?
– Tảng sáng nay, tiểu thần dâng cái tăm xỉa răng và nuớc súc miệng lên vị Tướng quân Chánh pháp và vợ tiểu thần dâng ngài thức ăn được đem đến cho tiểu thần.
Khi vua nghe vậy, ngài bảo:
– Ngay hôm nay, kết quả do bố thí cúng dường đã xuất hiện. Này nhà ngươi, ta sẽ làm gì đây?
– Xin Hoàng thượng phái nhiều ngàn chiếc xe đi chở vàng về dâng Hoàng thượng.
Nhà vua truyền đoàn xe ra đi.
Khi quân của vua cầm vàng lên và bảo:
– Vàng này thuộc về Hoàng thượng.
Mỗi thỏi vàng họ cầm đều hóa thành đất. Khi họ về trình vua, ngài hỏi họ:
– Các người nói gì khi cầm vàng?
Họ đáp:
– Chúng thần bảo vàng thuộc về Hoàng thượng.
Nhà vua bảo:
– Thế thì các ngươi hãy đến lần nữa và bảo trong lúc nhặt vàng: ‘Vàng này thuộc về Punna’.
Họ tuân lệnh. Mọi thỏi vàng được nhặt lên vẫn giữ nguyên trạng. Họ mang vàng về chất thành đống trong sân chầu. Ðống vàng cao đến tám mươi cubít (khoảng 40 mét) . Nhà vua triệu tập đám thị dân đến hỏi:
– Người nào trong thành này có nhiều vàng như vậy chăng?
– Tâu Hoàng Thượng, không.
– Thế phải tặng cái gì cho người có như vậy?
– Tâu Hoàng thượng, chiếc lọng của một đại phú chủ ngân khố (setthi)
Nhà vua phán:
– Hãy cho ngươi ấy làm vị Ðại phú gia.
Rồi ngài trao cho y chiếc lọng Ðại phú gia và nhiều vàng bạc.
Lúc ấy Punna trình nhà vua:
– Tâu Hoàng thượng, suốt thời gian qua chúng thần ở đậu nhà người khác. Xin Hoàng thượng ban cho chúng thần một nơi để ở.
Nhà vua bảo:
– Thế thì hãy xem đây. Chốn này giống như rừng hoang. Hãy dọn dẹp sạch sẽ mọi sự và xây nhà mới.
Rồi vua chỉ cho y thấy cảnh nhà vị Ðại phú gia trước kia. Chỉ trong vài ngày, ngài đã truyền xây một nhà mới trên khuôn viên ấy, rồi cử hành lễ tân gia và lễ nhận chức vụ cùng một thể. Y lại làm lễ cúng dường Tăng chúng với đức Phật là vị thượng thủ suốt bảy ngày.
Sau đó, vị Ðại phú gia cũ ở Ràjagaha đi hỏi con gái của Puna về làm vợ cho con trai ông. Y đáp:
– Tôi không muốn gả con gái tôi.
Vị Ðại phú gia bảo:
– Ðừng làm như vậy. Ông đã được may mắn ngay thời gian ông đang ở nhà chúng tôi. Nay hãy gả con gái ông cho con trai tôi.
Punna đáp:
– Con trai ông không phải là kẻ mộ đạo. Con gái tôi không thể sống thiếu sự nương tựa Tam Bảo. Chỉ vì vậy mà tôi không muốn gả con gái tôi cho cậu ấy.
Sau đó nhiều người có địa vị đến khẩn cầu y:
– Ðừng phá vỡ mối giao hảo của ông với ông này. Xin hãy gả con gái cho con ông ấy.
Y chịu theo lời khẩn cầu của họ và gả con gái đúng vào ngày rằm trăng tròn tháng Asàlhi (khoảng tháng sáu-bảy). Nàng đi về sống với nhà chồng.
Từ khi về đó, nàng không được phép đến gần Tỷ-kheo hay Tỷ-kheo-ni, cũng không được bố thí cúng dường hoặc nghe pháp. Khoảng hai tháng rưỡi như vậy trôi qua, nàng hỏi đám nô tỳ hầu cận:
– Nay mùa mưa còn lại bao lâu nữa?
– Thưa tiểu thư, còn nửa tháng.
Nàng nhắn tin với cha: ‘Tại sao họ lại thả con vào cảnh lao tù như vậy? Thà rằng trước kia cha đóng dấu trên người con và cho con làm nô tỳ kẻ khác còn hơn gả con vào trong một gia đình không có lòng tin vào đạo. Từ lúc đến đây, con không được phép làm một thiện sự công đức nào cả, thậm chí cũng không được nhìn một Tỷ-kheo’.
Bấy giờ cha nàng, sau khi bày tỏ nỗi buồn phiền, bèn nói: ‘Than ôi, thật khổ thân con ta!’. Rồi truyền đem mười lăm ngàn đồng kahàpana đến giao cho nàng và nhắn tin: ‘Trong kinh thành này có một kỹ nữ sang trọng tên là Sirimà. Mỗi ngày nàng kiếm được một ngàn (kahàpana). Con hãy dùng số tiền này nhờ người đưa nàng đến gặp con, trao nàng cho chồng con, rồi con hãy tự mình thực hành mọi thiện sự như con muốn’.
Uttarà làm như vậy. Khi chồng nàng thấy Sirimà liền hỏi:
– Chuyện gì đây?
Nàng đáp:
– Thưa phu quân, trong nửa tháng này xin hãy để cho cô bạn của thiếp săn sóc chàng, còn suốt nửa tháng này thiếp không muốn làm gì ngoài việc cúng dường bố thí và nghe pháp.
Chồng nàng nhìn kiều nữ kia và dục vọng khởi lên, liền đồng ý ngay:
– Ðược rồi, tốt lắm.
Về phần Uttarà, nàng gởi lời cung thỉnh Tăng chúng với đức Phật là bậc thượng thủ: ‘Bạch Thế Tôn, suốt nửa tháng này xin đừng đi nơi nào khác, mà chỉ nhận lễ cúng dường tại đây’.
Khi nhận được sự đồng ý của bậc Ðạo Sư, nàng nói:
– Từ nay cho đến Ðại lễ Tự Tứ (Mahàpavàranà), ta sẽ có thể hầu cận bậc Ðạo Sư và nghe pháp.
Với lòng hân hoan về việc ấy, nàng đi quanh sắp đặt mọi sự cần làm trong nhà bếp, bảo: ‘Hãy nấu cháo cách này, làm bánh cách nọ’.
Bấy giờ chồng nàng suy nghĩ: ‘Ngày mai là Ðại lễ Tự Tứ, vừa đứng ở cửa sổ nhìn ra nhà bếp vừa tự hỏi: ‘Bây giờ không biết con bé ngốc nghếch này đang bận làm gì?’ Chàng thấy nàng đang đi quanh, thân ướt đẫm mồ hôi, dính đầy tro bụi, lấm lem cả than lẫn bồ hóng do mọi việc chuẩn bị, liền nói:
– Con bé ngốc nghếch này không thụ hưởng xa hoa lạc thú trong một nơi như thế này. Nó cứ đi quanh quẩn với lòng hân hoan chỉ vì ước muốn hầu hạ đám Tỷ-kheo trọc đầu.
Rồi chàng cười to và bỏ đi. Khi chàng bỏ đi, Sirimà đang đứng cạnh chàng và tự nhủ: ‘Nay chàng thấy gì khiến chàng cười to vậy?’ Rồi nhìn ra cửa sổ ấy, nàng thấy Uttarà và suy nghĩ: ‘Chàng nhìn vợ và cười to, chắc có sự mật thiết giữa hai người’.
Bấy giờ chuyện kể rằng, mặc dù kiều nữ này đã làm khách mời suốt nửa tháng trong nhà này, tuy thế, vì nàng đang hưởng thụ xa hoa lạc thú, nàng quên nghĩ đến địa vị khách mời của mình, lại có ý tưởng: ‘Ta là chủ nhà này’.
Nàng đem lòng căm hận Uttarà và tự nhủ: ‘Ta sẽ phá nó’, liền đi xuống từ thượng lầu, vào nhà bếp và đến nơi người ta đang làm bánh, lấy cái muỗng lớn múc một ít dầu bơ nóng sôi, đi về phía Uttarà.
Uttarà thấy nàng đi đến, suy nghĩ: ‘Bạn ta đã làm ơn cho ta. Chu vi quả đất này quá hẹp, Phạm Thiên giới quá thấp, song đức độ của bạn ta thật vĩ đại vì nhờ nàng, ta mới có thể cúng dường và nghe pháp. Nếu ta tức giận nàng, thì dầu bơ này sẽ làm bỏng ta, nếu không, nó sẽ không làm bỏng ta’.
Dầu bơ ấy, dù được tưới trên đỉnh đầu nàng, vẫn giống như nước lạnh vì toàn thân nàng được thấm nhuần từ tâm. Rồi khi các nô tỳ của Uttarà thấy Sirimà tiến đến phía họ sau khi đã múc đầy một muỗng bơ khác và suy nghĩ: ‘Bơ này cũng sẽ nguội lạnh sao?’, họ đe dọa nàng:
– Ơ kìa, ác nữ nhân kia! Sao ngươi dám tưới dầu sôi trên đầu bà chủ ta?
Rồi từ mọi nơi trong nhà bếp, họ xông tới lấy tay chân đấm đá nàng và xô xuống đất. Dù Uttarà muốn ngăn cản họ, nàng cũng không thể chận họ được.
Sau đó Uttarà đứng bên Sirimà, xua các nô tỳ lui ra, và nói với Sirimà bằng giọng trách móc:
– Tại sao cô lại làm một việc tai hại như vậy?
Rồi nàng lấy nước ấm tắm cho kiều nữ và xoa đầu nàng ấy với loại dầu đã được lọc kỹ cả trăm lần.
Ngay lúc ấy, Sirimà nhận ra sự thực nàng chỉ là khách mời, bèn suy nghĩ: ‘Ta đã làm một việc tai hại khi rắc dầu sôi lên đầu nàng. Thậm chí nàng cũng không ra lệnh cho đám nô tỳ: ‘Giữ lấy nó!’, nàng lại còn xua họ đi ra khi họ đả thương ta và làm cho ta những việc đáng làm. Nếu ta không xin nàng thứ lỗi, đầu ta sẽ bị vỡ ra bảy mảnh’.
Nàng liền quỳ xuống chân Uttarà và nói:
– Xin bà tha thứ cho tôi.
Uttarà đáp:
– Ta là cô con gái còn có cha. Nếu cha ta tha thứ, ta sẽ tha thứ nàng.
– Thưa bà, tôi sẽ xin lỗi cả thân phụ bà là Ðại phú gia Punna nữa.
– Thân phụ Punna là người cha đã sinh ra ta trong vòng luân hồi sinh tử (samsàra).Song nếu vị thân phụ đã sinh ra ta trong vòng không luân hồi (Nibbàna) tha thứ nàng thì ta sẽ tha thứ.
– Thế ai là vị thân phụ sinh ra bà trong vòng không luân hồi?
– Ðức Phật Chánh Ðẳng Giác.
– Tôi không quen biết Ngài. Làm sao bây giờ?
– Bậc Ðạo Sư sẽ đến đây vào ngày mai với Tăng chúng của Ngài. Nàng hãy đem bất cứ lễ vật cúng dường nào nàng sắm được và đến đây xin Ngài tha thứ.
– Thưa bà, được lắm.
Sirimà nói xong, đứng dậy về nhà nàng, ra lệnh cho năm trăm nữ tỳ chuẩn bị nhiều loại món ăn cứng và mềm, và ngày hôm sau, nàng đem mọi lễ vật thiết đãi ấy đi đến nhà Uttarà rồi ngồi đợi, chứ không dám đặt thứ gì vào bình bát của Tăng chúng với đức Phật là vị thượng thủ. Chính Uttarà nhận lấy mọi lễ vật và sắp đặt mọi việc cả. Còn Sirimà và đoàn tùy tùng của nàng đợi khi buổi thọ thực hoàn tất, liền quỳ dưới chân bậc Ðạo Sư, lúc ấy bậc Ðạo Sư hỏi nàng:
– Cô có lỗi gì?
– Bạch Thế Tôn, hôm qua con đã làm như vậy như vậy, song bạn con đã chận đám nô tỳ ấy đang đả thương con. Thay vào đó nàng đã làm ơn cho con. Con nhận thấy đức hạnh của nàng, bèn xin nàng tha lỗi, song nàng bảo với con rằng khi nào con được Thế Tôn tha lỗi thì ‘Ta sẽ tha lỗi’.
– Có đúng như cô ấy nói không, Uttarà?
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạn con đã đổ dầu sôi lên đầu con.
– Thế lúc ấy con nghĩ gì?
– Con nghĩ: ‘Chu vi quả đất quá hẹp, Phạm Thiên giới quá thấp, song đức hạnh của bạn con thật vĩ đại, bởi vì nhờ nàng giúp đỡ, con mới có thể cúng dường lễ vật và nghe pháp. Nếu con tức giận nàng thì dầu ấy cứ làm bỏng con; còn nếu không thì nó không làm bỏng con’. Nghĩ như vậy, con đã làm cho nàng được thấm nhuần từ tâm tỏa rộng.
Bậc Ðạo Sư bảo:
– Lành thay, lành thay. Uttarà, ta cần phải nhiếp phục hận sân như vậy.
Và để làm sáng tỏ ý nghĩa này: ‘Ta phải lấy vô sân nhiếp phục người sân hận, nhiếp phục người phỉ báng bằng cách không phỉ báng; nhiếp phục người mạ lị bằng cách không mạ lị; nhiếp phục người keo kiệt bằng cách đem cho tài vật của mình; và nhiếp phục người nói dối bằng lời chân thật’, Ngài ngâm vần kệ:
Ta lấy vô sân thắng hận sân,
Lấy hiền lương nhiếp phục tà gian,
Lấy hào phóng thắng người keo kiệt,
Lấy thật chân thắng kẻ vọng ngôn.
Khi Ngài đã ngâm vần kệ xong, Ngài thuyết giảng Tứ Ðế, Uttarà được an trú vào quả Nhất Lai. Còn chồng nàng và cha mẹ chồng nàng đều đắc quả Dự Lưu. Về sau, khiUttarà từ trần, nàng tái sanh vào cõi trời Ba mươi ba.
Khi Tôn giả Mahà-Moggallàna du hành lên thiên giới như đã tả ở trên, thấy Thiên nữ Uttarà, bèn đặt câu hỏi nàng qua vần kệ bắt đầu với:
Nàng Thiên nữ sắc đẹp siêu phàm
Ðang chiếu mười phương với ánh quang,
Nàng đứng, toàn thân đều tỏa sáng
Như vì sao cứu hộ trần gian.
2. Vì sao nàng được sắc như vầy,
Vì cớ gì nàng vinh hiển đây,
Những lạc thú nào nàng mến chuộng
Trong tâm, đều xuất hiện ra ngay?
3. Hỡi nàng Thiên nữ đại oai thần,
Nàng tạo đức giữa thế nhân,
Thần lực nàng vì sao rực rỡ,
Dung quang tỏa sáng khắp mười phương?’
4. Nàng Thiên nữ ấy hỷ tâm tràn,
Ðược Mục-liên Tôn giả hỏi han,
Nàng gỉải đáp ngay phần hạnh nghiệp,
Và đây là kết quả cho nàng:
5. Tính con không tật đố, ghen hờn,
Keo kiệt, khi đang sống với chồng,
Tuân phục chồng, không hề giận dỗi,
Giữ ngày trai giới thật tinh cần.
6. Vào ngày mười bốn với mười lăm,
Mồng tám, những ngày có sáng trăng,
Ðặc biệt là ngày trong nửa tháng
Liên quan Bố-tát giới tu thân.
7. Con hành trì giới Bát quan trai,
Ðức hạnh bản thân giữ suốt đời,
Như vậy trong Lâu đài lạc trú,
Ðiều thân tiết độ, cúng dường hoài.
8. Hại mạng sát sanh, con tránh xa,
Giữ mình không dối trá sai ngoa,
Cũng không lấy vật gì phi pháp,
Tránh rượu nồng say, các dục tà.
9. Hân hoan giữ Ngũ giới tu hành,
Thánh Ðế con nghiên cứu thật tinh,
Ðệ tử đức Cồ-đàm Chánh Giác,
Nhãn quan thấu suốt, đại uy danh.
10. Bản thân giữ đạo đức nghiêm trang,
Ðạt được thanh danh thật vẻ vang,
Nay thọ hưởng công mình đã tạo,
Con thường hạnh phúc lẫn khang an.
11. Vì vậy sắc con đẹp thế này,
Và con vinh hiển ở nơi đây,
Bất kỳ lạc thú nào trong dạ
Yêu chuộng, tức thì xuất hiện ngay.
12. Xin trình Tôn giả đại oai thần
Công đức con làm giữa thế nhân,
Nhờ đấy oai nghi con rực rỡ,
Dung quang tỏa sáng khắp mười phương.
Và bạch Tôn giả, xin hãy làm ơn nhân danh con, cung kính đảnh lễ chân Thế Tôn và nói: ‘Tín nữ có tên Uttarà cung kính khấu đầu đảnh lễ chân Thế Tôn’ được chăng? Thực sự, bạch Tôn giả, nếu đức Thế Tôn có tuyên bố cho con đạt được một trong các Sa-môn quả, thì điều ấy cũng không lạ gì’.
Về sau đức Thế Tôn đã tuyên bố quả Bất Lai cho nàng.