Khổ Thánh Đế cần phải liễu tri ---- Khổ Tập Thánh Đế cần phải đoạn tận ---- Khổ Diệt Thánh Đế cần phải chứng ngộ ---- Khổ Diệt Đạo Thánh Đế cần phải tu tập.

Lượt xem: 408

C12.6 Chánh tinh tấn.
Đại cương
Có chánh tinh tấn là đang đi trên con đường của bậc Thánh nên hằng ngày thường xuyên thực hành để không khổ đau nữa.
Học thuộc và suy tư chánh tinh tấn cho đến khi hiểu tại sao cần phải tu tập chánh tinh tấn. Khi hiểu rồi nên thực hành chánh tinh tấn thuần thục thì tà tinh tấn biến mất.
Nguyên văn từ kinh Trung bộ số 117.
Tà tinh tấn, này các Tỳ-kheo, do chánh tinh tấn làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà tinh tấn duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh tinh tấn. Và những thiện pháp được khởi lên do duyên chánh tinh tấn, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.
Thế nào là chánh tinh tấn? 
Này chư Hiền, ở đây Tỳ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tinh tấn.
Căn bản Thiện và căn bản Bất Thiện.
Nguyên văn từ kinh Trung bộ số 9 Chánh tri kiến kinh trung bộ định nghĩa thiện pháp và ác pháp, trước khi tu tập chánh tinh tấn.
Chư Hiền, khi Thánh đệ tử tuệ tri được bất thiện và tuệ tri được căn bổn bất thiện, tuệ tri được thiện và tuệ tri được căn bổn thiện, chư Hiền, khi ấy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Chư Hiền, thế nào là bất thiện, thế nào là căn bổn bất thiện, thế nào là thiện, thế nào là căn bổn thiện? Chư Hiền, sát sanh là bất thiện, lấy của không cho là bất thiện, tà hạnh trong các dục là bất thiện, nói láo là bất thiện, nói hai lưỡi là bất thiện, ác khẩu là bất thiện, nói phù phiếm là bất thiện, tham dục là bất thiện, sân là bất thiện, tà kiến là bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là bất thiện.
Và chư Hiền, thế nào là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện.
Và này chư Hiền, thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh là thiện, từ bỏ lấy của không cho là thiện, từ bỏ tà hạnh trong các dục là thiện, từ bỏ nói láo là thiện, từ bỏ nói hai lưỡi là thiện, từ bỏ ác khẩu là thiện, từ bỏ nói phù phiếm là thiện, không tham dục là thiện, không sân là thiện, chánh tri kiến là thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là thiện.
Chư Hiền, thế nào là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư Hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.
Chư Hiền, khi nào Thánh đệ tử tuệ tri bất thiện như vậy, tuệ tri căn bổn bất thiện như vậy, tuệ tri thiện như vậy, tuệ tri căn bổn thiện như vậy, khi ấy, vị ấy đoạn trừ tất cả tham tùy miên, tẩy sạch sân tùy miên, nhổ tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là", đoạn trừ vô minh, khiến minh khởi lên, diệt tận khổ đau ngay trong hiện tại. Chư Hiền, như vậy Thánh đệ tử có chánh tri kiến, có tri kiến chánh trực, có lòng tin Pháp tuyệt đối và thành tựu diệu pháp này.
Tác giả phân tích.
●    Bất thiện pháp chưa sanh, không cho sanh khởi.
Dựa vào định nghĩa trên, nếu nói láo, tham, sân v.v...chưa sanh thì không cho sanh khởi. Hành giả phải diệt bất thiện từ lúc chưa có chứ làm ác rồi rất khó bỏ.
●    Bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt;
Tham, sân, si, nói láo, sát sanh v.v. là đã sanh khởi nên khởi tâm trừ diệt nếu không sẽ là luân hồi dài lâu.
●    Thiện pháp chưa sanh làm cho sanh khởi.
Không tham, không sân, không si, không nói láo, không sát sanh v.v. chưa sanh nên làm cho sanh khởi sẽ dẫn đến chấm dứt khổ và sẽ làm con đường luân hồi rút ngắn chỉ còn 7 lần thôi.
●    Thiện pháp đã sanh khởi, làm cho tăng trưởng.
Không tham, không sân, không si, không nói láo, không sát sanh v.v. đã sanh và tiếp tục tăng trưởng không rơi lại con đường cũ không bao lâu sẽ dẫn đến con đường luân hồi chỉ còn 7 lần.
Chánh tinh tấn còn gọi là Tứ Chánh cần cũng là một trong bảy con đường để chấm dứt nguyên nhân. Tuỳ vào tâm của những hành giả mà đức Phật dạy Tứ Chánh cần để tu tập còn Bát chánh bao hàm tất cả nên trừ được tất cả.
Định nghĩa thế nào là thiện? và Thế nào ác? Được nói trong kinh Chánh tri kiến số 9 Trung bộ sẽ thực hành chánh tinh tấn dễ dàng. Trước khi tu tập Chánh tinh tấn nên tìm hiểu bài kinh số 9 trước để biết Thiện pháp là gì và Ác pháp là gì. Nếu chỉ thuần tu Chánh tinh tấn cũng giải thoát luôn với điều những kiết sử của người tu ít thì cũng thành công. Chánh tinh tấn cũng có một nghĩa siêng năng thực hành thiện pháp cho viên mãn như tinh tấn bố thí, giúp người, ấn tống kinh sách v.v.
Chánh tinh tấn sẽ trừ Tà tinh tấn thì sự khổ đau không có đời này và đời sau.

 


XEM THÊM

Thông tin liên hệ

Website này do nhóm học trò cư sĩ Võ Thế Hòa quản lý và biên tập để chia sẻ giáo pháp và những lời dạy của thầy, dựa trên nền tảng là 5 bộ kinh Nikaya. hochoinghiencuunikaya@gmail.com

Thống kế số lượt truy cập

Thỉnh sách

Bạn đọc muốn thỉnh sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng hoặc tham gia lớp học, Xin vui lòng liên hệ facebook

Tải sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng

Tải xuống: 
 
Copyright © 2021 — msvietnam. All Rights Reserved