C12.7 Chánh niệm.
Đại cương
Có Chánh niệm là đang đi trên con đường của bậc Thánh nên hằng ngày tu tập mới thành Thánh được ngược lại không tu tập làm phàm phu rất đau khổ vì phải luân hồi dài lâu.
Học thuộc và suy tư Chánh niệm cho đến khi hiểu tại sao cần phải tu tập Chánh niệm. Khi hiểu rồi nên thực hành Chánh niệm cho viên mãn thì tà niệm mất thì sẽ thành tựu một trong hai bậc Thánh: Thánh Bất Lai hay A La Hán.
Nguyên văn từ kinh trung bộ sô 117.
Tà niệm, này các Tỳ-kheo, do chánh niệm làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà niệm duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh niệm. Và những thiện pháp được chánh niệm duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.
Nguyên văn từ kinh Trung bộ số 10.
Thế nào là chánh niệm?
Này chư Hiền, ở đây, Tỳ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh niệm.
Chánh niệm là ghi nhớ đúng về Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
Chánh niệm là ghi nhớ đúng con đường đang đi, trong Thánh đạo Tám ngành chỉ duy nhất ngành Chánh niệm phải ghi nhớ những gì sanh khởi và diệt nhưng Chánh niệm trong Thánh đạo chỉ là giới thiệu chung chung mà không có chi tiết hoặc phân tích rõ ràng nên khó tu tập quán. Vì vậy đã có một bài kinh Chánh niệm số 10 kinh trung bộ trình bày rõ ràng để có theo đó mà tu tập để đoạn tận tham, đoạn tận sân. Dưới đây là biệt thuyết về chánh niệm gồm có bốn đề mục: Quán thân trên thân, Quán thọ trên thọ, Quán tâm trên tâm, Quán pháp trên pháp. Chánh niệm cần thực hành hằng ngày không bao lâu sẽ có Chánh trí dẫn đến tâm tham, tâm sân, tâm si không bao giờ sanh lại còn phàm phu thì tham, sân, si cứ sanh rồi diệt rồi sanh lại. Cứ như vậy phải luân hồi sáu nẻo lúc thì hưởng hạnh phúc do sanh vào sanh các cõi trời hay cõi người, lúc thì đau khổ vô cùng do sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh.
C12.7.1 Quán thân trên thân
Phần Quán Thân trên Thân chỉ tập trung trên thân có tất cả 9 giai đoạn, mỗi một giai đoạn có cùng một kết luận.Câu kết luận sẽ cho biết hành giả sẽ phát sanh trí tuệ, sau khi biết và ghi nhớ nguyên nhân sanh ra Tham , ghi nhớ nguyên nhân tham diệt. Tương tự như vậy cho Sân.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Quán giai đoạn 1.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân? Này các Tỳ-kheo, ở đây, Tỳ-kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập. Này các Tỳ-kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay thiện xảo khi quay dài, tuệ tri: "Tôi quay dài" hay khi quay ngắn, tuệ tri: "Tôi quay ngắn". Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn". "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.
Kết luận.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy không nương tựa, không chấp trước vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân.
Quán giai đoạn 2.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi", hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng", hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi", hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy tuệ tri thân như thế ấy.
Kết luận.
Vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân.
Quán giai đoạn 3.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.
Kết luận.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân.
Quán giai đoạn 4.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu". Này các Tỳ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi". Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt. Trong thân này: "Ðây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu".
Kết luận.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân, hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân.
Quán giai đoạn 5.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại". Này các Tỳ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đổ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại".
Kết luận .
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân.
Quán giai đoạn 6.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỳ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Kết luận.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân.
Quán giai đoạn 7.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỳ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Kết luận.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân.
Quán giai đoạn 8.
Này các Tỳ-kheo, lại nữa, Tỳ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương không còn dính thịt, dính máu, còn được các đường gân cột lại, chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu. Tỳ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Kết luận.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân.
Quán giai đoạn 9.
Lại nữa này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn ba năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột. Tỳ-kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".
Kết luận.
Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân.
Phân tích và giải thích phần kết luận quán thân trên thân,
Dựa vào đoạn kinh trên có tất cả 9 giai đoạn để quán về thân nhưng mỗi giai đoạn có câu kết luận giống nhau như sau:
"Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân."
Tác giả phân tích:
1-Quán tánh sanh khởi trên thân có nghĩa là biết và ghi nhớ do duyên gì mà tánh chất các pháp sanh khởi.
2- Quán tánh diệt tận trên thân có nghĩa là chỉ biết và ghi nhớ do duyên gì mà tánh chất các pháp diệt tận.
3- Quán tánh sanh diệt trên thân, quán để biết lý do tánh chất các pháp sanh và biết lý do tánh chất các pháp diệt. Biết và ghi nhớ tiến trình này sẽ phát sanh trí tuệ như sau:
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
"Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán thân trên thân."
Hành giả theo ba tiến trình trên rồi cứ quan sát để biết và ghi nhớ trong một thời gian sẽ có trí tuệ sanh khởi. Tiến trình này hành giả quán sẽ tự biết không thể diễn tả hết ý được.
C12.7.2 Quán thọ trên thọ.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
Quán các cảm thọ.
Này các Tỳ-kheo, như thế nào là Tỳ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỳ-kheo, ở đây Tỳ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất".
Kết luận.
Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy Tỳ-kheo sống quán thọ trên các thọ.
Tương tự như sự giải thích phần kết luận quán thân đã nói trên mà Đức Phật thường có mệnh đề kết luận giống nhau phần quán thọ.
C12.7.3 Quán tâm trên tâm.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
Quán tâm.
Này các Tỳ-kheo, như thế nào là Tỳ-kheo sống quán tâm trên tâm? Này các Tỳ-kheo, ở đây, Tỳ-kheo, với tâm có tham, tuệ tri: "Tâm có tham"; hay với tâm không tham, tuệ tri: "Tâm không tham". Hay với tâm có sân, tuệ tri: "Tâm có sân"; hay với tâm không sân, tuệ tri: "Tâm không sân". Hay với tâm có si, tuệ tri: "Tâm có si"; hay với tâm không si, tuệ tri: "Tâm không si". Hay với tâm thâu nhiếp, tuệ tri: "Tâm được thâu nhiếp". Hay với tâm tán loạn, tuệ tri: "Tâm bị tán loạn". Hay với tâm quảng đại, tuệ tri: "Tâm được quảng đại"; hay với tâm không quảng đại, tuệ tri: "Tâm không được quảng đại". Hay với tâm hữu hạn, tuệ tri: "Tâm hữu hạn". Hay với tâm vô thượng, tuệ tri: "Tâm vô thượng". Hay với tâm có định, tuệ tri: "Tâm có định"; hay với tâm không định, tuệ tri: "Tâm không định". Hay với tâm giải thoát, tuệ tri: "Tâm có giải thoát"; hay với tâm không giải thoát, tuệ tri: "Tâm không giải thoát".
Kết luận.
Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán tâm trên tâm.
Tương tự như phần giải thích quán thân đã nói trên mà Đức Phật thường kết luận sau khi đã giới thiệu quán quán tâm trên tâm.
C12.7.4 Quán pháp trên pháp.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
❖ Quán năm triền cái.
Này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp? Này các Tỳ-kheo, ở đây, Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái? Này các Tỳ-kheo, ở đây, Tỳ-kheo nội tâm có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có ái dục"; hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ái dục". Và với ái dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay nội tâm có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có sân hận". Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. Hay nội tâm có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có nghi". Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Kết Luận.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái.
❖ Quán năm thủ uẩn.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn. Này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn? Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo suy tư: "Ðây là sắc, đây là sắc tập, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ tập, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây là tưởng tập; đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành tập, đây là hành diệt. Ðây là thức, đây là thức tập, đây là thức diệt".
Kết Luận.
Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm thủ uẩn.
❖ Quán sáu nội ngoại xứ.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ. Này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ? Này các Tỳ-kheo, ở đây Tỳ-kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Tỳ-kheo tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... tuệ tri lưỡi... và tuệ tri các vị... tuệ tri thân và tuệ tri các xúc, tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
Kết Luận.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với sáu nội ngoại xứ.
❖ Quán Bảy Giác chi.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi. Này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi? Này các Tỳ-kheo, ở đây Tỳ-kheo nội tâm có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có niệm giác chi"; hay nội tâm không có niệm giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ý niệm giác chi". Và với niệm giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với niệm giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Hay Tỳ-kheo nội tâm có trạch pháp giác chi... (như trên)... hay nội tâm có tinh tấn giác chi... (như trên)... hay nội tâm có hỷ giác chi... (như trên)... hay nội tâm có khinh an giác chi... (như trên)... hay nội tâm có định giác chi... (như trên)... hay nội tâm có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi có xả giác chi"; hay nội tâm không có xả giác chi, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có xả giác chi". Và với xả giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với xả giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.
Kết Luận.
Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.
❖ Quán Tứ Thánh đế
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế. Này các Tỳ-kheo, thế nào là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế? Này các Tỳ-kheo, ở đây, Tỳ-kheo như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là Khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là Con đường đưa đến Khổ diệt".
Kết Luận.
Như vậy, vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỳ-kheo, như vậy là Tỳ-kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.
Tương tự như đã giải thích ở phần kết luận quán thân trên thân mà Đức Phật thường kết luận sau khi đã giới thiệu quán pháp trên pháp.
Đa số hành giả không chịu thực hành từ Chánh kiến cho đến Chánh Tinh tấn mà nhảy lên thực hành Chánh niệm rất khó.
Kết quả tu tập Tứ Niệm xứ.
Này các Tỳ-kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm, trong năm năm, trong bốn năm, trong ba năm, trong hai năm, trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.
Tác giả phân tích:
Bài kinh trên cho biết quá rõ kết quả là Thánh A la hán hay Thánh bất lai đồng nghĩa những vị nào thành tựu nhất lai thì mới tu tập chánh niệm hay Tứ niệm xứ. Tại sao ngày nay những hành giả chưa chứng Thánh nhứt lai mà tu tập Tứ niệm xứ sao mà thành công được.
Có một bài kinh Tương ưng 5 - Đại phẩm - Tứ niệm xứ cho ví dụ về Thân hành niệm và có thể đọc câu chuyện 96 kinh tiểu bộ về bưng bát dầu.
Bài kinh Thân hành niệm
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
20. X. Quốc Ðộ (hay Ekantaka) (Tạp 24,21, Ðại 2,174b) (S.v,169)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Sumbha, tại một thị trấn của dân chúng Sumbha tên là Sedaka.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ-kheo...
3) -- Ví như một số đông quần chúng, này các Tỳ-kheo, tụ họp lại và nói: "Cô gái hoa hậu của quốc độ. Cô gái hoa hậu của quốc độ!". Và người con gái hoa hậu quốc độ ấy với tất cả sự quyến rủ của mình, múa cho họ xem, với tất cả sự quyến rủ của mình, hát cho họ nghe. Và một số quần chúng còn đông hơn tụ họp lại và nói: "Cô gái hoa hậu của quốc độ múa và hát". Rồi một người đến, muốn sống, không muốn chết, muốn lạc, ghét khổ, họ nói với người ấy như sau: "Này Ông, hãy xem đây. Ðây là cái bát đầy dầu. Ông hãy mang bát dầu ấy và đi vòng quanh đám quần chúng lớn và người con gái hoa hậu của quốc độ. Và một người với cây kiếm giơ cao sẽ đi theo sau lưng Ông. Tại chỗ nào làm đổ một ít dầu, tại chỗ ấy, đầu Ông bị rơi xuống". Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỳ-kheo, người ấy có thể không tác ý đến bát dầu, phóng tâm hướng ngoại không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
4) -- Ví dụ này, này các Tỳ-kheo, Ta nói ra để nêu rõ ý nghĩa. Và đây là ý nghĩa của nó. Này các Tỳ-kheo, cái bát đầy dầu là đồng nghĩa với thân hành niệm.
5) Do vậy, này các Tỳ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ tu tập thân hành niệm, làm cho sung mãn, làm cho như thành cỗ xe, làm cho như thành đất nền, làm cho tiếp tục an trú, làm cho tích tập, làm cho khéo có hiệu năng (susamàraddhà)". Như vậy, này các Tỳ-kheo, các Ông cần phải học tập.
Tác giả phân tích.
Chánh niệm về bốn đề mục trong đó có thân hành niệm dành cho hàng xuất gia mới thực hành còn hàng cư sĩ ngày nay rất khó thực hành vì tâm còn phóng dật nhiều. Trong Bát Thánh đế phần Chánh niệm rất khó thực hành nên khó chứng bậc Thánh Bất lai. Cố gắng thực hành Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng cho khá rồi thực hành Chánh niệm sẽ dễ hơn. Tuy nhiên vẫn thực hành ghi nhớ những việc thô trước đến khi ghi nhớ phần thô xong thì ghi nhớ phần vi tế. Hành giả không nên hấp tấp tu tắt được.
Kết luận về ngành Chánh niệm.
Tu tập Chánh niệm để trừ tà niệm. Đây là ngành thứ 7 trong bát Thánh đạo để tu tập rất khó nên nhiều người học Phật hiểu lầm rất nhiều vì tưởng dễ hiểu. Từ ‘Niệm’ là chữ Tàu nghĩa tiếng Việt là ghi nhận và ghi nhớ về bốn nơi (chỗ) nơi Thân, nơi Thọ, nơi Tâm, nơi Pháp về những tánh chất sanh và diệt trên bốn nơi này. Có mục đích ghi nhớ nguyên nhân gì nó sanh và nguyên nhân gì nó diệt. Sau khi chứng nghiệm được vì sao nó sanh và vì sao nó diệt cho một số trường hợp thì Trí tuệ sanh khởi như sau: Tất cả các pháp sanh ra vì cảm thọ lạc và tất cả pháp diệt do có cảm thọ khổ. "Sự giác ngộ sanh khởi không còn dính mắc vào các cảm thọ nữa. Như vậy cần chứng nghiệm trước sau đó có sự giác ngộ sanh khởi "không dính mắc bất cứ cái gì" Thực hành Chánh niệm rất khó thường dành cho người xuất gia chứ hàng tại gia không tu tập được nhưng nhiều nơi tổ chức khóa tu Tứ Niệm xứ 10 ngày hoặc 30 ngày. Tất cả không hiểu gì về Chánh niệm.
Tác giả phân tích.
Niệm là ghi nhớ pháp sanh khởi và ghi nhớ tại sao pháp diệt. Ghi nhớ khi có duyên Xúc thì duyên thọ sanh khởi, sau đó duyên Ái sanh khởi. Quán và ghi nhớ một thời gian thì có trí tuệ sẽ buông hết. Nếu không có tu tập Chánh niệm thì không bao giờ trừ hết tham, sân thuộc cõi dục. Chuyện vào cốc thì không có duyên Xúc thì tham ái không sanh khởi thì muôn đời cũng không giác ngộ. Cần Chánh niệm quán về Thân thì thấy sự tham ăn vì sao nó khởi và vì sao không tham ăn một thời gian sẽ giác ngộ thì buông. Điều này ít ai để ý cứ nghĩ nhập cốc sẽ thấy Chân lý thì hoàn toàn sai. Hành giả cứ quán vào bốn đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nếu ghi nhớ tâm tham, tâm sân sanh khởi và diệt nhiều lần thì vào một thời gian nào đó sẽ giác ngộ tiến trình sanh diệt của tâm tham thì sẽ có tâm giải thoát và sẽ có tuệ giải thoát. Các lậu hoặc đoạn tận.
Người tại gia khó thực hành Chánh niệm còn người xuất gia không bận Phật sự thì thực hành Chánh niệm tốt chứ lo làm Phật sự thì không tu Chánh niệm được như bài "kinh bát dầu".
C12.7.5 Kết luận về chánh niệm.
Tu tập chánh niệm rất khó, ngành thứ 7 dành cho những vị xuất gia không làm việc gì liên hệ thế gian có thể thực hành như bài kinh thân hành niệm. Đa số Phật tử chưa biết rõ ý nghĩa “Thế nào là Đạo đế“ nên không thể tu tập Tứ Niệm xứ, hoặc bát Thánh đạo được. Mặc dù đã có nhiều khóa tu dạy tu tập Tứ niệm xứ không thành công, khi Phật tử về nhà tâm tham, tâm sân vẫn còn nguyên, không thay đổi gì mấy. Vì không biết, không hiểu Khổ Tập tức là 12 Nhân duyên cho dù tu kiểu gì cũng không thành công. Cần thiết là biết thủ phạm giết người thì sử dụng phương tiện súng để bắt tội phạm. Thủ phạm không biết mà đòi bắt nó là chuyện không tưởng. Cũng vậy người tu cần thấy rõ, biết rõ tâm tham, tâm sân, tâm si chưa, nếu chưa biết cho dù có tu muôn kiếp cũng không bắt được.
Ví dụ thủ phạm dẫn đến Tham, Sân hoặc chấp Thủ, nhiều người tu không biết nên không bao giờ diệt được tham, sân là vậy. Đánh giặc là đánh từ xa chứ không phải đợi giặc đến cửa thì muộn quá rồi. Qúy vị cần tìm hiểu rốt ráo từ duyên Lục nhập, duyên Thức, duyên Xúc, duyên Thọ, duyên Ái ( tham, sân, si). Nguyên nhân xa sanh ra Tham là từ duyên Sáu nội xứ, duyên Thức, duyên Xúc còn duyên Thọ nhân sanh gần nhất. Chúng ta không thể chống đỡ kịp khi có duyên Thọ sanh.
Trong bốn chỗ ; Thân, Thọ, Tâm, Pháp cần biết, ghi nhớ tâm tham, tâm sân sanh khởi và đoạn diệt gọi là chánh niệm. Có chánh niệm sẽ trừ tà niệm vì tà niệm là nhân sanh khổ. Đời sống con người lo nuôi dưỡng và thoả mãn cái thân tứ đại nên cần biết và ghi nhớ tại sao tham sanh khởi và đoạn diệt. Sau khi đã trải nghiệm như vậy sẽ có trí tuệ sanh khởi như phần kết luận ở trên. Những cảm thọ luôn luôn có, Phật tử cần ghi nhớ nó xảy ra và nó diệt. Những cảm thọ phát sanh từ vật chất hay không liên hệ vật chất cần ghi nhớ và biết rõ.
Tâm luôn luôn khởi ra tâm này, tâm nọ như tham, sân, tâm phóng dật v.v.. cần ghi nhớ và biết rõ vì sao nó sanh, vì sao nó diệt thì sẽ có trí tuệ sanh khởi như câu kết luận sau phần quán tâm
Quán pháp chỉ quán về 5 Triền cái, 5 Thủ uẩn, Sáu nội xứ-Sáu ngoại xứ, Thất Giác Chi, Tứ Thánh đế. Vì những Pháp này tiêu biểu những sự thật, Phật tử cần chứng nghiệm những kiết sử sanh khởi và đoạn diệt một thời gian sẽ có trí tuệ sanh khởi sau phần quán pháp