Khổ Thánh Đế cần phải liễu tri ---- Khổ Tập Thánh Đế cần phải đoạn tận ---- Khổ Diệt Thánh Đế cần phải chứng ngộ ---- Khổ Diệt Đạo Thánh Đế cần phải tu tập.

Lượt xem: 430


C7.4 Duyên Xúc
Đại cương
Nghĩa chữ Xúc là sự xúc chạm giữa một vật này và một vật khác. Ví dụ hai bàn tay xúc chạm nhau vậy. Khi tìm hiểu duyên xúc theo sự tưởng tri của những vị giảng sư không nên mà cần chứng nghiệm từ ngữ "Xúc" thì việc học Phật sẽ có kết quả tốt.
Đoạn kinh về duyên Xúc trích từ Trung bộ 148.
Nguyên văn kinh Pali -Việt.
Thế nào là Xúc?
Khi được nói đến: "Sáu xúc thân cần phải được biết", do duyên gì được nói đến như vậy?
- Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
- Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
- Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
- Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
- Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
- Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
=>Khi được nói đến: "Sáu xúc thân cần phải được biết", chính do duyên này được nói đến như vậy.
Tác giả phân tích.
Dựa theo định nghĩa trên có thể hiểu do duyên lục nhập sanh khởi sáu thức, do duyên sáu thức sanh khởi sáu xúc. Đây là cách diễn đạt lại để dễ hiểu hơn. Xúc do sự gặp gỡ ba pháp này nhưng thật sự chỉ còn lại là sự xúc chạm giữa hai vế:
- Vế thứ nhất là tập hợp những ảnh cũ mà đã được thâu vào tâm từ lúc nhỏ cho đến khi trưởng thành
- Và vế thứ hai là những ảnh mới mà mới vừa thâu vào tâm qua sáu giác quan.
Cần quan sát và chứng nghiệm duyên Xúc.
Có sáu sự xúc chạm giữa sáu ảnh cũ và sáu ảnh mới mà thời gian khác nhau, không cùng một lúc: 
- Ý xúc đến tức thì vì không có khoảng cách giữa ý và pháp.
- Nhãn xúc có khoảng cách giữa mắt và cảnh sắc. Ánh sáng mang cảnh sắc đền mắt nhanh nhất do tốc độ ánh sáng rất lớn nên cảnh sắc được đưa vào tâm quá nhanh mà nhiều người không nhận ra.
- Nhĩ xúc có khoảng cách giữa tai và thanh do tốc độ âm thanh khá nhanh nên nhĩ xúc xảy ra khá nhanh.
- Thân xúc cũng nhanh vừa vì khoảng cách giữa thân và cảnh xúc khá gần.
- Tỷ xúc cũng nhanh do tốc độ gió cũng nhanh nên thời gian để hương vào tâm không lâu. 
- Thiệt xúc là chậm nhất do tùy ta đưa vị vào lưỡi bằng đôi đũa khá chậm.
Duyên xúc luôn luôn có do vì đã có sáu nội xứ đã đưa vào tâm để lưu giữ sáu ảnh cũ (tích lũy từ nhỏ đến lớn) sẽ xúc chạm với cảnh mới của sáu ngoại xứ nhưng sự xúc chạm có thể giảm thiểu tối đa sẽ dẫn đến bớt khổ rất nhiều và sẽ giảm ái nhiều.
Ví dụ; Một người sống vùng quê hay trong rừng có những ngoại xứ rất đơn sơ. Nhưng đi lên thành phố lớn đồng nghĩa là tiếp xúc 6 ngoại xứ mới sẽ sinh ra những cảm thọ vui sướng nên tham ái sanh khởi.
Như vậy sự xúc chạm là giữa những ảnh đã chứa trong tâm và những cảnh mới vừa đưa vào vào tâm qua sáu giác quan hay sáu cửa sổ.
C7.4.1: Nhãn xúc.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Thế nào là nhãn xúc? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
Tác giả phân tích.
Do duyên mắt và do duyên các sắc: Sắc được đưa vào tâm qua mắt lần thứ nhất gọi ảnh sắc một. Tương tự duyên với sắc lần thứ hai gọi là ảnh sắc 2. Tâm so sánh ảnh sắc 1 và ảnh sắc 2 sanh khởi nhãn thức nhưng ảnh 2 trở thành ảnh sắc cũ Khi duyên với sắc lần thứ ba gọi là ảnh sắc mới. Ảnh sắc mới này được đưa vào tâm qua mắt với tốc độ ánh sáng. Nó sẽ xúc chạm với ảnh cũ khởi lên nhãn xúc. Người học Phật nên biết có khoảng cách giữa mắt và sắc khi ảnh sắc được đưa đến mắt bằng tốc độ ánh sáng 300000km/s, cho nên mắt vừa thấy sắc, ảnh sắc mới xúc chạm với ảnh cũ cực nhanh. Nếu không nhận biết điều này tưởng nhãn xúc thế này thế kia không đúng vì vậy điều kiện để nhãn xúc sanh khởi cần có 2 vế: Về thứ nhất là ảnh cũ và vế thứ 2 là ảnh mới xúc chạm với nhau như vậy gọi là nhãn xúc. Minh họa nhãn xúc giống như hai bàn tay xúc chạm vào nhau.
Ví dụ. Muốn có tiếng vỗ hai bàn tay cần sự xúc chạm giữa bàn tay trái và bàn tay phải, nếu chỉ có một bàn tay thì không có có tiếng phát ra. Tương tự nhãn xúc cũng giống như vậy.
Hành giả quan sát và chứng nghiệm đúng như tác giả mô tả hay không? Chứ không phải tin vào sự phân tích của tác giả.
C7.4.2: Nhĩ xúc.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Thế nào là nhĩ xúc? Do duyên tai và do duyên các tiếng, khởi lên nhĩ thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
Tác giả phân tích.
Do duyên tai và do duyên các thanh: Thanh được đưa vào tâm qua tai lần thứ nhất gọi ảnh thanh 1, tương tự duyên với thanh lần thứ hai gọi là ảnh thanh 2. Tâm so sánh ảnh thanh 1 và ảnh thanh 2 sanh khởi nhĩ thức nhưng ảnh thanh 2 trở thành ảnh thanh cũ Khi duyên với thanh lần thứ ba gọi là ảnh mới. Ảnh thanh mới này được đưa vào tâm qua tai với tốc độ âm thanh, nó sẽ xúc chạm với ảnh cũ khởi lên nhĩ xúc. Người học Phật nên biết có khoảng cách giữa tai và thanh khi ảnh thanh được đưa đến tai bằng tốc độ âm thanh 343m/s, cho nên tai vừa nghe âm thanh, ảnh thanh mới xúc chạm với ảnh thanh cũ khá nhanh. Nếu không nhận biết điều này tưởng nhĩ xúc thế này,thế kia không đúng vì vậy điều kiện để nhĩ xúc sanh khởi cần có 2 vế: Vế thứ nhất là ảnh thanh cũ và vế thứ 2 là ảnh thanh mới xúc chạm với nhau như vậy gọi là nhĩ xúc. Minh họa nhĩ xúc giống như hai bàn tay xúc chạm vào nhau.
Hành giả cần chứng nghiệm nhĩ xúc có thật như vậy hay không mà không nên tin những gì đã mô tả.
C7.4.3: Tỷ xúc.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Thế nào là Tỷ xúc? Do duyên mũi và do duyên các hương, khởi lên tỷ thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
Tác giả phân tích.
Do duyên mũi và do duyên các hương: Hương được đưa vào tâm qua mũi lần thứ nhất gọi ảnh hương 1, tương tự duyên với hương lần thứ hai gọi là ảnh hương 2. Tâm so sánh ảnh hương 1 và ảnh hương 2 sanh khởi tỷ thức nhưng ảnh hương 2 trở thành ảnh hương cũ. Khi duyên với hương lần thứ ba gọi là ảnh hương mới. Ảnh hương mới này được đưa vào tâm qua mũi với tốc độ gió, nó sẽ xúc chạm với ảnh cũ khởi lên tỷ xúc. Người học Phật nên biết có khoảng cách giữa mũi và hương, khi ảnh hương được đưa đến mũi bằng tốc độ gió, cho nên mũi ngửi được hương. Ảnh hương mới xúc chạm với ảnh cũ tương đối chậm. Nếu không nhận biết điều này tưởng tỷ xúc thế này thế kia không đúng vì vậy điều kiện để tỷ xúc sanh khởi cần có 2 vế: Vế thứ nhất là ảnh cũ và vế thứ 2 là ảnh mới xúc chạm với nhau như vậy gọi là Tỷ xúc. Minh họa tỷ xúc giống như hai bàn tay xúc chạm vào nhau. Hành giả cần chứng nghiệm.
C7.4.4: Thiệt xúc.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Thế nào thiệt xúc? Do duyên lưỡi và do duyên các vị, khởi lên thiệt thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
Tác giả phân tích.
Do duyên lưỡi và do duyên các vị: Vị được đưa vào tâm qua lưỡi lần thứ nhất gọi ảnh vị một, tương tự duyên với vị lần thứ hai gọi là ảnh vị 2. Tâm so sánh ảnh vị 1 và ảnh vị 2 sanh khởi thiệt thức nhưng ảnh vị 2 trở thành ảnh cũ khi duyên với vị lần thứ ba gọi là ảnh vị mới. Ảnh vị mới này được đưa vào tâm qua lưỡi với đũa hay với muỗng. Nó sẽ xúc chạm với ảnh vị cũ khởi lên thiệt xúc. Người học Phật nên biết có khoảng cách giữa lưỡi và vị khi ảnh vị được đưa đến lưỡi bằng đôi đũa, cho nên lưỡi nếm được vị. Ảnh vị mới xúc chạm với ảnh vị cũ rất chậm. Nếu không nhận biết điều này tưởng thiệt xúc thế này thế kia không đúng vì vậy điều kiện để thiệt xúc sanh khởi cần có 2 vế: Vế thứ nhất là ảnh cũ và vế thứ 2 là ảnh mới xúc chạm với nhau như vậy gọi là thiệt xúc. Minh hoạ thiệt xúc giống như hai bàn tay xúc chạm vào nhau. Hành giả cần chứng nghiệm đúng hay không.
C7.4.5: Thân xúc.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Thế nào thân xúc? Do duyên thân và do duyên các xúc, khởi lên thân thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
Tác giả phân tích.
Do duyên thân và do duyên các xúc: Xúc được đưa vào tâm qua thân lần thứ nhất gọi ảnh xúc một. Tương tự duyên với thân lần thứ hai gọi là ảnh xúc 2. Tâm so sánh ảnh xúc 1 và ảnh xúc 2 sanh khởi thân thức nhưng ảnh 2 trở thành ảnh xúc cũ Khi duyên với xúc lần thứ ba gọi là ảnh xúc mới. Ảnh xúc mới này được đưa vào tâm qua thân bằng không khí hay bằng sức đẩy vật nào đó vào thân. Nó sẽ xúc chạm với ảnh xúc cũ khởi lên thân xúc. Người học Phật nên biết có khoảng cách giữa thân và xúc, khi ảnh xúc được đưa đến thân bằng gió mang không khí. Vì vậy thân vừa xúc cảnh xúc thì ảnh cảnh xúc mới xúc chạm với ảnh cảnh xúc cũ rất chậm. Nếu không nhận biết điều này tưởng thân xúc thế này thế kia không đúng vì vậy điều kiện để thân xúc sanh khởi cần có 2 vế: Vế thứ nhất là ảnh cũ và vế thứ 2 là ảnh mới xúc chạm với nhau như vậy gọi là thân xúc. Minh hoạ thân xúc giống như hai bàn tay xúc chạm vào nhau. Hành giả cần chứng nghiệm có đúng hay không.
C7.4.6: Ý xúc.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Thế nào là ý xúc? Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
Tác giả phân tích.
Do duyên ý và do duyên các pháp: Pháp được đưa vào tâm qua ý lần thứ nhất gọi ảnh cảnh pháp một. Tương tự duyên với cảnh pháp lần thứ hai gọi là ảnh cảnh pháp 2. Tâm so sánh ảnh cảnh pháp 1 và ảnh cảnh pháp 2 sanh khởi ý thức nhưng ảnh cảnh pháp 2 trở thành ảnh cảnh pháp cũ. Khi duyên với cảnh pháp lần thứ ba gọi là ảnh cảnh pháp mới. Ảnh cảnh pháp mới này được đưa vào tâm qua ý tức thì. Nó sẽ xúc chạm với ảnh cảnh pháp cũ khởi lên ý xúc. Người học Phật nên biết không có khoảng cách giữa ý và cảnh pháp. Khi ảnh pháp được đưa đến ý tức thì không có thời gian. Vì vậy ý vừa xúc với cảnh pháp thì ảnh cảnh pháp mới xúc chạm với ảnh cũ tức thì. Nếu không nhận biết điều này tưởng ý xúc thế này thế kia không đúng vì vậy điều kiện để ý xúc sanh khởi cần có 2 vế: Về thứ nhất là ảnh cảnh pháp cũ và vế thứ 2 là ảnh cảnh pháp mới xúc chạm với nhau như vậy gọi là ý xúc. Minh hoạ ý xúc giống như hai bàn tay xúc chạm vào nhau. Hành giả cần chứng nghiệm có đúng hay không.
C7.4.7 Kết luận về duyên Xúc.
Thường trong kinh không có định nghĩa rõ ràng về duyên Xúc. Duy chỉ có bài kinh Trung bộ số 148 hoặc kinh Tương ưng 4-Sáu xứ có giải thích duyên nhãn xúc do sự hội tụ ba pháp: Sắc, Mắt, Nhãn thức. Tương tự cho Nhĩ xúc, Thiệt xúc, Tỷ xúc, Thân xúc, ý xúc. Hậu thế không biết rõ về duyên Xúc rồi tự biên, tự diễn về duyên Xúc nên không đúng như Đức Phật đã dạy. Bản thân tác giả đã đi tìm hiểu về duyên Xúc rất lâu mới hiểu được ý nghĩa duyên Xúc. Hồi mới học suy tư duyên Xúc mất gần 10 năm mới vỡ lẽ ra nên nhớ học phải đạt ý quên lời rất khó và cần có thời gian. Tác giả đã hiểu duyên Xúc ở trên.
Tóm tắt lại duyên Xúc là sự xúc chạm giữa những dữ kiện hoặc những hình ảnh hoặc những hiểu biết đã lưu trữ trong tâm từ khi lọt lòng mẹ đến khi trưởng thành và những thông tin mới hoặc những hình ảnh mới vừa được đưa vào tâm qua sáu giác quan.

C7.6: Hành, Tưởng, Dục do duyên xúc sanh.
C7.6.1: Dục do duyên Xúc sanh.
Sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục.
Dục là sự ham muốn khởi ra do sự nhận thức các sắc khả ái, khả lạc theo định nghĩa trong kinh.
Nguyên văn trích từ kinh Tăng chi 6 pháp - Một Pháp quyết trạch.
Này các Tỳ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỳ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.
Này các Tỳ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? Xúc, này các Tỳ-kheo, là các dục duyên khởi.
 Tác giả phân tích.
Dục chia ra làm hai hướng: Một là suy tư về dục sẽ dẫn đến đau khổ gọi là tà tư duy. Hai là suy tư ly dục đúng sẽ dẫn đến hạnh phúc gọi là chánh tư duy.
Hằng ngày nếu có sự ham muốn khởi lên nên suy tư ly dục tức thì, không có ham muốn nữa.
C7.6.2: Hành do duyên Xúc sanh.
Nguyên văn trích từ kinh Tương ưng 3 -Thủ Chuyển.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là hành.
Nguyên văn trích từ kinh Tăng chi 6 pháp - Một Pháp quyết trạch.
Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý.
Tác giả phân tích.
Dựa vào hai định nghĩa trên kết luận là nghiệp là hành, trước khi dẫn đến ý hành, thân hành, khẩu hành suy tư có trước.
Như vậy sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư là nghiệp còn gọi là hành. Thỉnh thoảng nói gọn lại là ý hành, khẩu hành, thân hành mà ý hành là tham, sân, si cũng còn gọi là tham ái, sân ái, si ái.
C7.6.3: Tưởng do duyên Xúc sanh.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là tưởng? Này các Tỳ-kheo, có sáu tưởng thân này: sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là tưởng. Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các tưởng dị thục? Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng các tưởng là kết quả của thói quen, khi nào người ta biết sự vật như thế nào, như thế nào, người ta nói sự vật ấy như sau, như sau: "Như vậy tôi tưởng". Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các tưởng dị thục.
Này các Tỳ-kheo, có sáu tưởng này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là tưởng sanh khởi? Này các Tỳ-kheo, xúc là các tưởng sanh khởi.
Tác giả phân tích.
●    Sắc tưởng do nhãn xúc sanh.
Khi mắt thấy sắc, dùng sự hiểu biết của mình có trước kia nghĩ tưởng sắc theo kinh nghiệm của mình đã có trước đây.
Ví dụ:
Ngày hôm nay đi ra đường thấy một đám mây đen tưởng rằng sẽ có mưa. Do lần trước đã thấy một đám mây đen kéo đến sau đó có mưa. Lần này tưởng có thể sai vì lần này mây đen không mưa.
●    Thanh tưởng do nhĩ xúc sanh.
Khi tai nghe thanh dùng sự kinh nghiệm, dùng sự hiểu biết của mình tưởng âm thanh theo kinh nghiệm của mình.
Ví dụ:
Nghe tiếng người bạn yếu ớt tưởng người bạn bệnh ho lao. Vì lần trước đã có kinh nghiệm như vậy nhưng lần này tưởng có thể dẫn đến sai.
●    Hương tưởng do tỷ xúc sanh.
Khi mũi ngửi hương, sử dụng những kinh nghiệm hay những sự hiểu biết của mình tưởng hương theo kinh nghiệm của mình.
Ví dụ:
Đi ra đường hôm nay mũi ngửi được mùi thơm tưởng mình hôm nay gặp may mắn vì lúc trước đó đã xảy ra như vậy. Nhưng hôm nay cái tưởng có thể sai, người thơm nhưng không có may mắn.
●    Vị tưởng do thiệt xúc sanh.
Khi lưỡi nếm vị sử dụng những kinh nghiệm của mình tưởng vị theo kinh nghiệm của mình.
Ví dụ:
Khi ăn canh chua hôm nay vị không ngon, tưởng rằng canh chua do người mới nấu chứ không phải người cũ nấu vì lúc trước đã ăn ngon. Tưởng có thể sai có thể cùng một người nấu.
●    Xúc tưởng do thân xúc sanh.
Khi thân xúc với cảnh xúc, sử dụng kinh nghiệm của mình tưởng cảnh xúc theo kinh nghiệm của mình.
Ví dụ:
Khi thân (tay) xúc chạm với với tay người bạn nóng quá, tưởng bạn mình bệnh. Vì lúc trước đã có kinh nghiệm như vậy. Hôm nay tưởng bạn mình có bệnh có thể sai.
●    Pháp tưởng do ý xúc sanh.
Khi ý xúc với cảnh pháp, sử dụng kinh nghiệm của mình tưởng cảnh pháp theo kinh nghiệm của mình.
Ví dụ:
Đang ngồi một mình có hình ảnh bạn cũ vui vẻ với mình ngày xưa xuất hiện trong tâm, tưởng bạn cũ đang có hạnh phúc. Vì lần trước đã có kinh nghiệm như vậy. Nhưng lần này pháp tưởng có thể sai.
●    C7.6.4: Thọ sai biệt.
Thọ sai biệt sẽ cho hỷ lạc liên hệ vật chất làm cho chúng sanh dính mắc và luân hồi. Hỷ lạc không liên hệ đến vật chất. Đây là trạng thái hỷ lạc do chứng sơ thiền sanh khởi. Những ai muốn sanh vào cõi sắc giới cần phải tu tập cho tâm ly dục tức là không còn liên hệ đến sắc, thanh, hương, vị, xúc.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
 Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi? Xúc, này các Tỳ-kheo, là các cảm thọ sanh khởi. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt? Này các Tỳ-kheo, 
●    có các lạc thọ liên hệ đến vật chất,
●     có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất; 
●    có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, 
●    có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất; 
●    có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất,
●     có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất. 
Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các cảm thọ sai biệt.
Tác giả phân tích.
★    Các lạc thọ liên hệ đến vật chất.
Vật chất ám chỉ là sắc (hình dáng), thanh, hương, vị, xúc.
Không liên hệ đến vật chất có nghĩa là không phải là sắc, không phải thanh, không phải hương, không phải vị, không phải xúc như hơi thở, màu vàng, màu đỏ, nước, lửa v.v..
★     Có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất.
Lạc thọ khởi lên do tập trung vào vàng, đỏ, xanh, trắng, nước, lửa, gió, đất, thức, hư không.
★    Có các khổ thọ liên hệ đến vật chất.
 Khổ thọ khởi lên duyên với sắc, thanh, hương, vị, xúc.
★     Có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất.
Do tập trung vào vàng, đỏ, xanh, trắng, nước, lửa, gió, đất, thức, hư không.
★    Có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất.
Khởi lên duyên với sắc, thanh, hương, vị, xúc.
★     Có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất.
Do tập trung vào vàng, đỏ, xanh, trắng, nước, lửa, gió, đất, thức, hư không.


 

XEM THÊM

Thông tin liên hệ

Website này do nhóm học trò cư sĩ Võ Thế Hòa quản lý và biên tập để chia sẻ giáo pháp và những lời dạy của thầy, dựa trên nền tảng là 5 bộ kinh Nikaya. hochoinghiencuunikaya@gmail.com

Thống kế số lượt truy cập

Thỉnh sách

Bạn đọc muốn thỉnh sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng hoặc tham gia lớp học, Xin vui lòng liên hệ facebook

Tải sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng

Tải xuống: 
 
Copyright © 2021 — msvietnam. All Rights Reserved