Khổ Thánh Đế cần phải liễu tri ---- Khổ Tập Thánh Đế cần phải đoạn tận ---- Khổ Diệt Thánh Đế cần phải chứng ngộ ---- Khổ Diệt Đạo Thánh Đế cần phải tu tập.

Lượt xem: 681

Chương này rất khó vì chỉ dành cho những ai ly dục sắc, ly dục thanh, ly dục hương, ly dục vị, ly dục xúc. Những cư sĩ thời đại này ly dục vô cùng khó nên chương này dành cho người xuất gia. Những ai có thiền định hay ly dục được sẽ sanh vào một trong 15 cõi trời sắc giới mà có tuổi thọ vô lượng vì trong kinh chỉ nói vô lượng không có con số.

Nguyên văn kinh Pali-Việt từ Tăng chi bốn pháp.
Bài kinh Từ
(V) (125) Từ (1)
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỳ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Phạm chúng Thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ỏ cõi Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỳ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
2. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, ở đây có hạng người với tâm cùng khởi với bi ... với tâm cùng khởi với hỷ ... với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp, này các Tỳ-kheo, là thọ mạng của các chư Thiên ở Quang âm Thiên ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ kheo là thọ mạng của chư Thiên ở cõi Biến Tịnh Thiên ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỳ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ của chư Thiên ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỳ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
Bài kinh - Hạng Người Sai Khác
(III) (123) Hạng Người Sai Khác (1)
1. - Có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

  • Tuổi thọ sơ thiền,

cõi Phạm chúng Thiên là một kiếp là vô lượng không nói con số.
1- chư thiên Phạm chúng... 2- với chư thiên Quang thiên... 3- chư thiên Thiểu Quang thiên... 4- chư thiên Vô lượng quang thiên.
Tác giả phân tích.
Như vậy Sơ thiền có bốn cõi nhưng dẫn đầu là Phạm chúng Thiên đến Vô lượng quang Thiên, đại diện tuổi thọ Phạm chúng thiên là một kiếp vô lượng.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỳ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

  • Tuổi thọ Nhị thiền,

 cõi Quang âm Thiên là hai kiếp là tuổi thọ vô lượng.
 5- chư thiên Quang âm thiên... 6- chư thiên Tịnh thiên... 7- chư thiên Thiểu tịnh thiên... 8- chư thiên Vô lượng tịnh thiên...
Như vậy Nhị thiền có bốn cõi nhưng dẫn đầu là Quang âm Thiên mà có tuổi thọ vô lượng.
2. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, ở đây có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp này, này các Tỳ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Quang âm thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú ... Ðây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

  • Tuổi thọ Tam thiền,

 cõi Biến tịnh Thiên là bốn kiếp là tuổi thọ vô thường.
3. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, ở đây có hạng người ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba, vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỳ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Biến tịnh Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú ... Ðây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

  • Tuổi thọ Tứ thiền,

Quảng quả Thiên, năm kiếp là tuổi thọ vô lượng
 với chư thiên Quảng quả thiên...
4. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, ở đây có hạng người xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỳ-kheo, là tuổi thọ vô lượng các chư Thiên ở Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỳ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
Tác giả phân tích.
Tóm lại bài kinh trên như sau: Chứng sơ thiền sẽ cộng trú với chư thiên Phạm chúng Thiên có tuổi thọ một kiếp vô lượng (không có con số). Đối với phàm phu hưởng hết tuổi thọ sẽ sanh địa ngục, bàng sang, ngạ quỷ nhưng đệ tử Như Lai hưởng hết tuổi thọ hiện hữu ấy xong nhập Niết Bàn. Chứng nhị thiền sẽ cộng trú với chư thiên ở cõi Quang âm thiên có tuổi thọ hai kiếp tuổi thọ vô lượng. Nếu là phàm phu khi hưởng hết tuổi thọ sanh vào ba đường ác. Nếu là đệ tử Như Lai hưởng hết tuổi thọ thì nhập Niết Bàn. Chứng tam thiền sẽ cộng trú chư thiên với Biến tịnh Thiên có tuổi thọ bốn kiếp vô lượng. Đệ tử Như Lai hưởng hết tuổi thọ sẽ nhập Niết Bàn nhưng phàm phu thì hết tuổi thọ luân hồi ba đường ác. Chứng tứ thiền sẽ cộng trú với chư thiên ở Quảng quả Thiên có tuổi thọ năm kiếp. Đệ tử Như lai sẽ nhập Niết Bàn khi hết tuổi thọ còn phàm phu sẽ luân hồi khi hết tuổi thọ.

  • Cõi Tịnh cư Thiên dành cho bậc Thánh Bất Lai.

với chư thiên Vô phiền thiên... với chư thiên Vô nhiệt thiên... với chư thiên Thiện hiện thiên... với chư thiên Thiện kiến thiên... với chư thiên Sắc cứu kính thiên...

 

Chương kết luận cho phần II

Phần II chỉ dành cho những người xuất gia đã từ bỏ gia đình sống một mình nên có thể từ bỏ sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục.
Những người cư sĩ tại gia mà thành tựu được Phần I thì có thể tiến vào Phần II. Phần này tu tập không còn sự ham muốn về năm cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc rất khó. Đây là vấn đề cho những người học Phật trong thời đại này. Tuy nhiên những ai thật sự muốn chấm dứt khổ phải có quyết tâm. Tác giả đã chọn lọc những bài kinh nêu ra ở trên mà Đức Phật thuyết cho ai muốn ly dục có thể tìm hiểu và thực hành.

 


XEM THÊM

Thông tin liên hệ

Website này do nhóm học trò cư sĩ Võ Thế Hòa quản lý và biên tập để chia sẻ giáo pháp và những lời dạy của thầy, dựa trên nền tảng là 5 bộ kinh Nikaya. hochoinghiencuunikaya@gmail.com

Thống kế số lượt truy cập

Thỉnh sách

Bạn đọc muốn thỉnh sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng hoặc tham gia lớp học, Xin vui lòng liên hệ facebook

Tải sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng

Tải xuống: 
 
Copyright © 2021 — msvietnam. All Rights Reserved