Khổ Thánh Đế cần phải liễu tri ---- Khổ Tập Thánh Đế cần phải đoạn tận ---- Khổ Diệt Thánh Đế cần phải chứng ngộ ---- Khổ Diệt Đạo Thánh Đế cần phải tu tập.

Lượt xem: 454


Đa số những người lớn lên không biết cách học một môn nào hoặc đề tài hoặc một ngành nào hoặc kinh cho có hiệu quả. Tác giả đã bắt đầu tự học một cách vô tình mà có hiệu quả tốt từ năm 1966 do tình cờ tác giả đã thấy một cuốn sách nói về 600 bài toán tính đố. Tác giả đã tự đọc cuốn sách đó, sau đó tác giả đã đi học một ông thầy giáo làng và thầy cho phép tác giả chỉ lại những đứa khác. Vì tác giả đã học và hiểu được 600 bài tính đố nên có thể hướng dẫn người khác học được. Tuy nhiên để trình bày một phương pháp học có hiệu quả thì phải đợi cho đến khi tác giả đã học và hiểu được 5 bộ Kinh Nikaya thì mới thật sự trình bày phương pháp học thật dễ hiểu mà ai cũng có thể áp dụng được.
Có ba giai đoạn học có kết quả tốt.

I-Giai đoạn Văn
Giai đoạn này thâu vào những thông tin từ bên ngoài rất quan trọng. Cuộc đời con người phiền não nhiều hay ít, sướng hay khổ tùy vào những gì mà chúng ta đã đọc và đã nghe. Nếu có cha mẹ có trình độ khá và có học vấn khá thường dạy những đứa con học (thâu vào qua mắt và qua tai) những gì hữu ích để lớn lên có một nghề vững chắc. Nếu cha mẹ dốt quá không biết thì để con cái tự động thâu vào những cái tốt và những cái xấu. Cuộc đời con người có thể sướng hay khổ tùy vào môi trường. Vì vậy môi trường con trẻ lớn lên rất quan trọng. Nếu môi trường gia đình xấu và môi trường xã hội xấu nữa thì đứa trẻ lớn lên thường sẽ khổ do họ nhập những thông tin xấu hoặc dữ kiện xấu vào tâm. Chính những thông tin này sẽ gây cho những đứa trẻ khổ khi trưởng thành.
Còn những nhà tu hành thì sao?
Tương tự cũng vậy. Nếu một người xuất gia theo một truyền thống mà từ nhỏ đến khi trưởng thành. Họ đã đọc những kinh sách truyền thống theo kiểu xưa bày nay theo mà không chứng nghiệm những gì Kinh viết có đúng hay không? Nếu không chứng nghiệm được mà đi rao giảng sẽ hại vô số người. Tội sẽ lớn vô cùng sẽ trả quả báo khổ ở địa ngục. Đa số họ tin vào những gì vào truyền thống mà không chứng nghiệm. Họ học kinh sách loại này lại rất nguy hiểm. Họ nghe những bài thuyết giảng trên mạng và tin vào những lời thuyết đó cũng nguy hiểm. Thông tin đưa vào tâm qua mắt, qua tai cần chọn lọc nếu nhập vào những thông tin sai sẽ khổ nhiều đời về sau.
Có hai nguồn thông tin đưa vào tâm.

A -Thông tin, tiểu thuyết, kinh sách do đọc qua mắt.
Những từ ngữ trong kinh sách biểu thị những gì có thực trong đời sống hằng ngày mà tự những từ ngữ trong kinh không phải là sự thật. Từ những từ ngữ trong kinh sách để kiểm chứng hay chứng nghiệm đúng hay không sẽ tốn nhiều thời gian. Vì vậy có nhiều người đọc và tin những lời trong kinh sách nhưng chẳng chứng nghiệm gì cả.
Trước khi thâu nhận kinh sách đưa vào tâm qua mắt, nên tham khảo những vị đã chứng nghiệm những từ ngữ trong kinh đã viết còn những vị chưa chứng nghiệm mà nói hay cỡ nào không vội tin mà nhập vào. Những người viết tiểu thuyết thường là hư cấu hay tưởng tượng viết như chuyện Tây du ký, không nên thâu vào vì nó sẽ làm cho bạn sống trong ảo tưởng nên tránh xa sách vở thế gian vì không lợi ích cho sự giải thoát.
Những kinh sách nào có những từ ngữ chỉ nói chung chung mà không có định nghĩa thì muôn đời cũng không kiểm chứng được. Nếu thâu vào tâm qua mắt sẽ hại quý vị rất nhiều.
Ví dụ muốn bắt tướng cướp mà không cho chi tiết rõ ràng thì không thể bắt cướp được. Trước khi bắt cướp cần có chi tiết rõ ràng và dựa chi tiết này sẽ tìm ra thủ phạm dễ dàng để bắt. Tương tự kinh sách cần có những danh từ mà định nghĩa rõ ràng để người học có thể kiểm tra, kiểm chứng những thông tin trong kinh sách.
Hiện nay ở Việt nam có nhiều kinh sách, những từ ngữ không có định nghĩa rõ ràng thì làm sao kiểm chứng được mà thuần học thuộc rồi tin. Cứ như vậy mà tin từ đời này qua đời khác. Theo tác giả hiện tại Việt nam có 5 bộ kinh Nikaya, có những từ ngữ trong kinh có định nghĩa rõ ràng. Quý vị nên thâu vào rồi kiểm chứng nếu đúng thì theo. Nếu không đúng thì không theo. Bản thân tác giả đã kiểm chứng những từ ngữ trong kinh rất đúng.
Vấn đề thông tin đưa vào tâm qua kinh sách vở khá nguy hiểm vì chúng chỉ là ký hiệu, chỉ là văn tự chưa phải sự thật. Khi học cẩn thận khi nhập ít và kiểm chứng có đúng hay không chứ đừng ham nhập nhiều quá sẽ bội thực.

B-Thông tin Kinh Sách nhập vào tâm qua nghe bằng tai.
Ngày nay có những phương tiện như Youtube, Facebook, nhiều người có thể nghe những thông tin từ những kênh này. Thông tin này nếu nhập vào sẽ hại nhiều hơn là lợi. Vì những thông tin đó ít chính xác. Chính Youtube hay Facebook đã hại những người học Phật quá nhiều vì làm tâm trí quá thụ động không chịu suy tư và không ham muốn đọc kinh Nikaya nữa. Đây là vấn đề thời kỳ dục quá thịnh và không giúp ích cho những người học Phật, khó giải thoát và chứng Thánh.
C-Thuộc lòng những gì đã học và đã nghe.
Đọc một câu kinh hay một bài kinh nào nên thuộc đoạn kinh đó. Nếu không thuộc thì chuyện học Phật chấm dứt. Thuộc kinh là bước đầu để tiến xa hơn nhưng học thuộc kinh cũng không dễ. Quý vị cần kiên nhẫn học thuộc và nên đọc phương pháp học thuộc kinh do tác giả viết và sẽ bỏ vào Phụ lục tập sách này.

II- Giai đoạn Suy Tư
Sau khi đã thuộc đoạn kinh đó rồi. Tiếp đến đặt câu hỏi thứ nhất là từ ngữ này có nghĩa là gì tiếng anh là (what ).
Ví dụ học từ ngữ "Kiết sử" tự người học đặt câu hỏi kiết sử là gì. Quý vị sẽ tự có câu trả lời. Câu hỏi thứ hai mà người học tự mình đặt câu hỏi là Tại sao nó hiện hữu? Tự mình tìm câu trả lời và không dựa vào câu trả lời của người khác.
Kết hợp từ ngữ đó là gì (what) và tại sao nó có mặt (why) sẽ hiểu đoạn kinh đó sẽ rõ ràng. Còn thực hành bằng cách nào (How) và thời gian nào xảy ra tiếng Anh là When.
Hai từ How (cách nào) và When (khi nào) chưa quan trọng bằng từ What (cái gì) và why (tại sao). Cách nào hay phương pháp nào trong kinh thường gọi là Bát Chánh đạo.
Suy tư trong tất cả uy nghi khi đi, khi ngồi, khi nằm, khi đứng chứ không phải thế ngồi mới suy tư thì không đúng. Suy tư là nghiệp nếu suy tư về Tứ Thánh đế sẽ có quả giải thoát. Nếu suy tư về tham, sân, si thì luân hồi đau khổ. Do đó hằng giờ, hàng ngày, hằng năm nên suy tư về Tứ Thánh đế sẽ giúp quý vị giác ngộ. Bản thân tác giả đã suy tư về Tứ Thánh đế mà khổ Tập là 12 nhân duyên và Khổ diệt Đạo là Bát chánh suốt hơn 11 năm.

III-Giai đoạn Tu hay Thực hành.
Sau khi đã hiểu xong và cố gắng chứng nghiệm những gì đã hiểu. Cứ Tư và Thực hành cho đến khi đã trải nghiệm những từ ngữ đã học. Thời gian không xác định được.
Ví dụ như tác giả khi trải nghiệm một lệnh (command) trong phần mềm (software) của ngành công chánh mất vài ngày mới thành công.
Ví dụ tác giả chứng nghiệm Tứ Thánh đế vừa Văn, Tư, Tu đã trải hơn 10 năm. Nhờ kiên trì chứ trên đời không có gì dễ dàng đâu.
Cách học thuộc kinh.

A-Cách học bằng mắt.
Mắt có nhiệm vụ đưa các ảnh của các sắc vào tâm chỉ lưu trữ tạm thời, nếu các ảnh của các sắc không lưu trữ vào ý thì không nhớ vì vậy khi chúng ta học kinh cần cố gắng nhớ lại cái gì vừa thu vào mắt khi câu kinh không có trước mắt, nếu không nhớ câu kinh hết thì mở mắt cho câu kinh lưu lại xong nhắm mắt lại cố gắng nhớ lại câu kinh, cứ mở mắt nhìn câu kinh rồi nhắm mắt cố gắng nhớ lại, cứ mở mắt thì lưu lại ảnh xong nhắm mắt còn nhớ không, lập lại nhiều lần thì cả câu kinh sẽ ghi nhớ.
Ví dụ: Học thuộc câu kinh "Thế nào là vô minh? không rõ biết khổ, không rõ biết khổ tập, không rõ biết khổ diệt, không rõ biết con đường dẫn đến khổ diệt".
1-Mở mắt nhìn thấy câu kinh trên khoảng vài phút để hình ảnh câu kinh đưa vào tâm qua mắt, xong nhắm mắt lại nhớ lại phần nào câu kinh, không nhớ phần nào câu kinh.
2- Lần đầu nhớ một ít, không nhớ một ít xong rồi mở mắt nhìn xem phần câu kinh không nhớ vài phút rồi nhắm mắt lại cố gắng nhớ đoạn kinh vừa xem.
3- Cứ lập lại phần 2 trên cho đến khi nhớ hết câu kinh.
4- Sau khi nhớ hết câu kinh rồi xong rồi ngồi một mình cố gắng nhớ lại câu kinh trên, nếu quên mở mắt xem lại, cứ lập lại vài lần như vậy, sẽ nhớ lâu lắm.
Tóm lại phương pháp học bằng mắt, cần có kinh để xem, sau khi xem thì nhắm mắt lại thì nhớ phần nào và không nhớ phần nào, nếu phần nào chưa nhớ thì mở mắt nhìn xem lại, nếu phần nào chưa nhớ thì mở mắt nhìn lại, cứ lập lại cho đến khi thuộc hết bài kinh hay câu kinh.
Nên nhớ rằng khi học kinh bằng con mắt, chỉ mới có trí nhớ tạm thời khi nhìn xem, nếu không có bài kinh thì quên. Vì vậy muốn nhớ lâu dài khi vừa nhìn xong rồi chuyển qua ý thì mới nhớ lâu.
Đa số chúng ta không biết mắt chỉ ghi ảnh sắc tạm thời cho nên khi không có cuốn kinh thì chúng ta không nhớ gì cả, chỉ là trí nhớ tạm thời khi nhìn thấy kinh. Sau khi xem kinh xong phải chuyển qua ý thì dù không có cuốn kinh chúng ta vẫn nhớ.
Muốn có trí tuệ rộng lớn khi xem kinh xong phải chuyển qua ý khi đi đâu chúng ta vẫn nhớ mà không cần cuốn kinh theo.

B- Cách học bằng tai.
Tai có nhiệm vụ đưa ảnh thanh của âm thanh vào tâm. Khi Quý vị nghe câu kinh xong và cố gắng nhớ lại được gì không. Nếu phần nào câu kinh chưa nhớ thì mở nghe lại, rồi cố gắng nhớ lại được gì vừa nghe và không nhớ được gì vừa nghe và tiếp tục nghe tiếp phần nào chưa nhớ cứ như vậy lập lại: nghe xong cố gắng nhớ phần nào và không nhớ phần nào.
Cứ lặp lại nhiều lần thì câu kinh sẽ thuộc. Khi không còn nghe âm thanh nữa và cố gắng nhớ lại tức là đã chuyển ảnh Thanh đưa vào ý thì mới nhớ lâu.
Nếu chúng ta vừa nghe kinh, chỉ bắt đầu chứa ảnh Thanh tạm thời thôi vì vậy chúng ta cần đưa ảnh Thanh tạm thời vào ý tức thời thì nhớ. Nếu nghe xong bài kinh mà không tác ý ghi nhớ thì vài tiếng đồng sau quên hết gọi là trí tuệ bắp vế.
Nếu nghe xong bài kinh xong tác ý để nhớ thì chúng ta đang chuyển câu kinh từ tai qua ý thì nhớ lâu dài và suy tư sẽ có trí tuệ rộng lớn.


Xem thêm 3 loại trí tuệ: http://tuthanhdelatoithuong.org/ba-loai-tri-tue-cua-nguoi-hoc-phat-c4088.html


XEM THÊM

Thông tin liên hệ

Website này do nhóm học trò cư sĩ Võ Thế Hòa quản lý và biên tập để chia sẻ giáo pháp và những lời dạy của thầy, dựa trên nền tảng là 5 bộ kinh Nikaya. hochoinghiencuunikaya@gmail.com

Thống kế số lượt truy cập

Thỉnh sách

Bạn đọc muốn thỉnh sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng hoặc tham gia lớp học, Xin vui lòng liên hệ facebook

Tải sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng

Tải xuống: 
 
Copyright © 2021 — msvietnam. All Rights Reserved