Khổ Thánh Đế cần phải liễu tri ---- Khổ Tập Thánh Đế cần phải đoạn tận ---- Khổ Diệt Thánh Đế cần phải chứng ngộ ---- Khổ Diệt Đạo Thánh Đế cần phải tu tập.

Lượt xem: 360


C12.2 Chánh Tư duy.
Đại cương
Có Chánh Tư duy là đang đi trên con đường của bậc Thánh nên hằng ngày thường suy nghĩ ly dục, suy nghĩ vô sân, suy nghĩ vô hại nếu không suy nghĩ theo con đường Bát Chánh thì chúng ta sẽ luân hồi khổ dài dài.
Nguyên văn kinh Pali - Việt trích từ kinh Trung bộ số 117.
★    Tà tư duy, này các Tỳ-kheo, do chánh tư duy làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp, được tà tư duy duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh tư duy. Và những thiện pháp được chánh tư duy duyên khởi, các pháp ấy được phát triển trở thành viên mãn.
 Thế nào là chánh tư duy?
 Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tư duy. (Trích từ kinh Trung bộ số 141).
★    Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý. (Trích từ kinh Tăng chi sáu pháp - Một pháp quyết trạch).
★     Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định. (Trích từ kinh Tương ưng ba-Năm uẩn).
★    Này các Tỳ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỳ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.
Này các Tỳ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? Xúc, này các Tỳ-kheo, là các dục duyên khởi. (Trích từ kinh Tăng chi sáu pháp - Một pháp quyết trạch).
★    Có thể có, này Ananda. Này Ananda, có sáu giới này: dục giới, ly dục giới, sân giới, vô sân giới, hại giới, bất hại giới. Này Ananda, cho đến khi biết được, thấy được sáu giới này, cho đến mức độ như vậy, này Ananda, là vừa đủ để nói: "Tỳ-kheo thiện xảo về giới" (Trích từ kinh Trung bộ số 115).
Tác giả phân tích.
Dựa vào những trích dẫn trên từ trong kinh cho biết rằng nghiệp là sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Như vậy có hai hướng để tạo nghiệp là Chánh tư duy và Tà tư duy. Nếu hằng ngày tu tập Chánh tư duy sẽ dẫn đến nghiệp thiện và ngược lại là Tà tư duy dẫn đến nghiệp ác. Người học Phật cần thực hành những suy nghĩ thiện sẽ dẫn đến những quả tốt đẹp tương lai nếu không sẽ rơi vào những suy nghĩ ác dẫn đến quả khổ về sau. Có ba suy nghĩ thiện cần tu tập hằng giờ, hằng ngày là suy nghĩ từ bỏ sự ham muốn, suy nghĩ từ bỏ sân hận và suy nghĩ từ bỏ lòng hại chúng sanh. Nếu thực hành viên mãn thì Tà tư duy không sanh khởi tức là tu tập thành công rồi. Hơn nữa tâm dục, tâm sân, tâm hại là những nhân sanh khổ nên hành giả cần thực hành bằng cách suy nghĩ nhiều về ly dục, bằng cách suy nghĩ nhiều về ly sân, bằng cách suy nghĩ nhiều về ly hại hằng giờ, hằng ngày. Có làm như vậy nhuần nhuyễn khi có duyên xúc thì dục, sân, hại không sanh khởi. Ngược lại không suy nghĩ ly dục, không suy nghĩ ly sân, không suy nghĩ ly hại, khi gặp duyên xúc thì tà tư duy khởi lên tức thì. Cho một ví dụ một người lính bảo vệ thành cần đề cao cảnh giác, có súng ống đầy đủ thì kẻ địch không thể nào xâm nhập vào thành hại người lính được. Tương tự hằng ngày không tu tập Chánh tư duy thì kẻ địch Tà tư duy sẽ xâm phạm tâm và sẽ tạo nghiệp ác khổ đau lâu dài.

C12.2.1: Suy nghĩ từ bỏ sự ham muốn.
Như đã trích dẫn ở trên nói về dục trưởng dưỡng nếu không suy nghĩ từ bỏ dục thì nó sẽ trở thành dục lậu sanh vào người hoặc chư thiên, hoặc ngạ quỷ, hoặc bàng sanh, hoặc địa ngục. Sự tu tập chỉ về sự ham muốn rất quan trọng Dục do xúc sanh khởi nên bớt tiếp xúc vào sắc, thanh, hương, vị, xúc thì dục sẽ sanh khởi ít nhưng khi xúc sanh khởi nên suy nghĩ đến đau khổ khi muốn đối tượng đó, hoặc suy nghĩ về ham muốn sẽ làm mình khổ và làm người khác khổ thì sự ham muốn sẽ được dập tắt. Hành giả tham khảo thêm bài kinh Trung bộ số 19 .
C12.2.2: Suy nghĩ từ bỏ sự sân hận.
Khổ do duyên xúc sanh khởi nên tâm sân khởi lên. Vì vậy tâm thường suy tư để tống đối tượng đó và không muốn có đối tượng hiện hữu. Hành giả nên suy nghĩ ngược lại là không nên ghét bỏ nó vì duyên thọ khổ cũng vô thường, cũng sẽ biến mất. Nếu không suy nghĩ ly sân thì sân khởi lên hậu quả sẽ hại mình và hại người và sẽ sanh vào các cõi ác rất đau khổ. Hành giả tham khảo kinh Trung bộ số 19.
C12.2.3: Suy nghĩ từ bỏ sự tàn hại .
Thường có tâm ham muốn và sân hận thì nghĩ đến hại người hay hại chúng sanh khác. Điều này vừa hại mình vừa hại người sẽ dẫn đến sanh vào các cõi ác rất đau khổ. Hành giả có thể tham khảo thêm kinh Trung bộ số 19.
C12.3.4 Kết Luận về Chánh tư duy.
Chánh tư duy là một ngành rất quan trọng trong bát Thánh đạo vì Tư duy là nghiệp. Tà tư duy là nghiệp ác sẽ trổ thành những quả khổ trong hiện tại và kiếp sau. Chánh tư duy là nghiệp thiện sẽ trổ thành những quả hạnh phúc đời này và đời sau. Những người học Phật mà biết tu tập Chánh tư duy sẽ thoát đau khổ. Quý vị có thể tham khảo kinh Song tầm Trung bộ số 19 sẽ giúp hành giả biết cách tư duy để không hại mình và không hại người. Chắc chắn quý vị sẽ hết khổ vĩnh viễn.

 

XEM THÊM

Thông tin liên hệ

Website này do nhóm học trò cư sĩ Võ Thế Hòa quản lý và biên tập để chia sẻ giáo pháp và những lời dạy của thầy, dựa trên nền tảng là 5 bộ kinh Nikaya. hochoinghiencuunikaya@gmail.com

Thống kế số lượt truy cập

Thỉnh sách

Bạn đọc muốn thỉnh sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng hoặc tham gia lớp học, Xin vui lòng liên hệ facebook

Tải sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng

Tải xuống: 
 
Copyright © 2021 — msvietnam. All Rights Reserved