C6.3: Thức quá khứ.
Đại cương
Nguyên văn kinh Pali- Việt.
Thế nào là Thức? Này các Tỳ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là thức. Thức quá khứ chính là thức tái sanh.
Ý thức do duyên ý với pháp sanh khởi ý thức vì vậy cần ý căn (vật chất) để tồn tại. Khi 6 giác quan (vật chất) quá khứ đã tan rã. Thức cần có vật chất tức thì để hiện hữu (không có chuyện 49 ngày đi tái sanh). Nếu không có ý căn thì thức sẽ biến mất do đó khi chết thức tái sanh cần có vật chất để tạo thành danh sắc, tham khảo thêm bài kinh số 38 trung bộ.
● Nhãn thức.
Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức.
● Nhĩ thức.
Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức.
● Tỷ thức.
Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên và tỷ thức.
● Thiệt thức.
Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức.
● Thân thức.
Do duyên thân và các xúc, thức sanh, và thức ấy có tên là thân thức.
● Ý thức.
Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức.
Kết luận về duyên Thức.
Có nhiều người trong đạo Phật cho rằng Thức trong 12 nhân duyên là thức của kiếp sống hiện tại do họ dịch từ nước ngoài và tin một cách mù quáng mà không suy tư và kiểm chứng. Do không chịu học hết năm bộ kinh Nikaya nên sanh khởi sự sai lầm nghiêm trọng mà đã ảnh hưởng đến Phật tử rất nhiều luôn luôn tin tưởng như vậy. Tác giả có dẫn chứng bài kinh Đoạn Tận ái Trung bộ số 38, kinh Tăng chi ba pháp và kinh Tương ưng ba về năm uẩn.
Trong 12 nhân duyên có hai hành: Hành là nghiệp quá khứ, Ái là hành hiện tại. Có hai thức quá khứ và thức hiện tại. Có hai Vô minh thuộc về quá khứ và hiện tại. Có hai sanh: Danh sắc hay sáu nội xứ là sanh hiện tại và Sanh trong 12 Duyên thuộc về tương lai sau khi chết. Vì không tìm hiểu kỹ bài kinh số 38 có định nghĩa về danh sắc tức là bào thai có sự sống. Nếu quá khứ không có thức thì sao sanh ra kiếp sống này. Do có thức cũ khi thân tứ đại mất thì thức cũ cần có tứ đại thô sơ (tinh trùng và trứng) để tái tạo bào thai nếu thức cũ không có tứ đại thì không sanh ra lại đồng nghĩa sanh đã tận. Thức cần có vật chất (sáu nội xứ) để tâm biểu lộ ra. Khi có sáu nội xứ mới bắt đầu nhập sáu cảnh mới sanh ra sáu thức mới. Khi có sáu nội xứ mới thì ý thức cũ từ từ lắng xuống và ý thức mới tăng trưởng nên không thể sanh 5 thức cũ lại. Quý vị cần tìm hiểu về bài kinh số 38.
C6.4 Kết luận về Chương sáu
Chương này trình bày những duyên theo thứ tự là.
Vô minh ➤ Hành ➤ Thức.
Lý do Thức sắp xếp sau cùng là do khi chết cái biết cần có vật chất để tái tạo lại Danh Sắc.
Chương sáu này trình bày những gì thuộc quá khứ mà con người không có khả năng biết được nên nghi ngờ không có những kiếp sống trước và đã tạo những hành động ác để trổ ra những quả khổ trong kiếp sống hiện tại. Làm thế nào biết được chúng ta đã từng sống nhiều đời đã qua. Đây là vấn đề nan giải cho loài người và con người ngày nay cũng đã không tìm ra câu trả lời chính xác được. Vì không có một ai trong thế giới ngày nay đã chứng được Tứ thiền để có thể thấy được vô số kiếp quá khứ của mình trừ Đức Phật và những đệ tử Ngài. Chứng tứ thiền cần phải ly dục về sắc, về thanh, về hương, về vị, về xúc thì mới vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền được, nhưng con người hôm nay lấy dục làm nền móng để hưởng thụ dục lạc thì làm sao biết được những đời sống quá khứ của mình. Trong thời Đức Phật đã có nhiều cư sĩ không có khả năng Túc mạng Minh nhưng vẫn chứng bậc Thánh Dự lưu là vì họ tin tuyệt đối vào Phật, Pháp, Tăng mà tin Phật là tin 10 ân đức đã có giải thích trong phụ lục và tin Pháp là tin gì và tin Tăng là tin gì đã có trình bày trong phần chứng bậc Thánh dự lưu. Nếu những người học Phật mà không tin tuyệt đối về 10 ân đức của Đức Phật sẽ xem như quý vị không có đồng thanh tương ứng với đạo Phật thì không có gì có thể giúp được.
Đức Phật biết rằng bất cứ cái gì xảy ra đều có nguyên nhân như một con người sanh ra đời có nguyên nhân chứ không có vấn đề ngẫu nhiên hay do ai tạo ra. Tương tự những hạnh phúc hay đau khổ đang cảm nhận đều có nguyên nhân. Người học Phật có thể kiểm chứng định lý Duyên khởi có đúng hay không chứ không tin mù quáng. Nếu đúng thì hành theo, nếu sai thì bỏ đi.
Nghiệp quá khứ là những gì đã tạo ra rồi khi có đủ duyên thì trổ ra quả, người học Phật không suy nghĩ nhiều về nghiệp quá khứ. Nếu quá khứ không tạo nghiệp chắc chắn không có gì xảy ra. Nếu vô minh đã tạo nghiệp rồi nên chấp nhận cả những quả tốt đẹp và những quả xấu mà không tham đắm quả tốt và không sân hận quả xấu. Biết như vậy có sự thản nhiên và có sự giải thoát những vui buồn trong cuộc sống hiện tại.
C7.3: Thức hiện tại.
Đại cương
Trong 12 nhân duyên có hai thức: Một là thức quá khứ do duyên sáu nội xứ cũ với sáu ngoại xứ cũ. Hai là thức hiện tại do duyên sáu nội xứ hiện tại với sáu ngoại xứ hiện tại. Sáu thức quá khứ đã bàn thảo trong Chương sáu: Nghiệp cũ, Chương bảy: Quả khổ hiện tại bàn về sáu thức hiện tại.
Nguyên văn kinh Pali -Việt
Này các Tỳ-kheo, do duyên nào lửa sanh và lửa ấy có tên tùy theo duyên ấy: duyên củi, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa củi Duyên vỏ gỗ bào, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa vỏ bào. Duyên cỏ, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa cỏ. Duyên phân bò, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa phân bò. Duyên trấu, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa trấu. Duyên đống rác, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa đống rác. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, do duyên, thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên và tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh, và thức ấy có tên là thân thức. Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức.
C7.3.1: Nhãn thức.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Nhãn thức là gì? Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức.
Tác giả phân tích.
Duyên với sắc lần thứ nhất, cảnh sắc được lưu lại ảnh trong tâm qua cơ quan mắt và duyên với cảnh sắc lần thứ hai cũng có một ảnh mới. Tâm so sánh hai ảnh giống nhau khởi ra cái biết của mắt gọi là nhãn thức. Duyên mắt và sắc sanh cái biết của mắt là vậy. Cái biết này gọi là cái biết đúng như là hoặc như đang là mà không dùng hiểu biết cũ suy diễn khi mắt thấy sắc. Nhãn thức khác với sắc tưởng, ai học Phật cần cố gắng phân biệt nhãn thức và sắc tưởng vì là hai uẩn (Tưởng, Thức) này trong 5 uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức). Nếu không phân biệt thì học Phật khó vô cùng.
Ví dụ về nhãn thức.
Này các Tỳ-kheo, do duyên nào lửa sanh và lửa ấy có tên tùy theo duyên ấy: duyên củi, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa củi;
Đức Phật dạy ví dụ trên nên hiểu như sau: Củi dụ cho mắt, lửa tượng trưng cho Thức, lửa củi là nhãn thức. Như vậy lửa ở đâu không biết nhưng có củi thì lửa phát sanh. Tương tự như vậy cái tâm ở đâu không biết nhưng khi có mắt thì cái biết biểu lộ ra qua mắt nên có tên là nhãn thức. Người học Phật thường thắc mắc lửa tắt đi về đâu hoặc tâm ở đâu. Câu trả lời do duyên với củi thì lửa sanh khi hết củi thì lửa tắt còn câu hỏi lửa đi về đâu thì không áp dụng. Tương tự duyên mắt với sắc sanh khởi nhãn thức khi mắt không có thì nhãn thức diệt. Nhãn thức sẽ không có nếu không có mắt hoặc không có sắc. Như vậy nhãn thức chỉ sanh khởi khi hội đủ mắt và sắc.
C7.3.2: Nhĩ thức.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Nhĩ thức là gì? Do duyên tai và các thanh, thức sinh, và thức ấy có tên là nhĩ thức.
Tác giả phân tích.
Duyên với thanh lần thứ nhất, cảnh thanh được lưu lại ảnh trong tâm qua cơ quan tai và duyên với cảnh thanh lần thứ hai cũng có một ảnh mới. Tâm so sánh hai ảnh giống nhau khởi ra cái biết của tai gọi là nhĩ thức. Duyên tai và thanh sanh cái biết của tai. Cái biết này gọi là cái biết đúng như là hay như đang là mà không dùng hiểu biết cũ suy diễn khi tai nghe âm thanh. Nhĩ thức khác với thanh tưởng, ai học Phật cần cố gắng phân biệt nhĩ thức và thanh tưởng vì là hai uẩn này trong 5 uẩn. Nếu không phân biệt thì học Phật khó vô cùng.
Ví dụ về nhĩ thức. Này các Tỳ-kheo, duyên vỏ gỗ bào, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa vỏ bào.
Đức Phật dạy ví dụ trên nên hiểu như sau: Vỏ gỗ bào dụ cho tai, còn Lửa tượng trưng cho Thức, lửa vỏ bào là nhĩ thức. Như vậy lửa ở đâu không biết nhưng có vỏ bào thì lửa phát sanh. Tương tự như vậy cái tâm ở đâu không biết nhưng khi có tai thì cái biết biểu lộ ra qua tai nên có tên là nhĩ thức. Người học Phật thường thắc mắc lửa tắt đi về đâu hoặc tâm ở đâu. Câu trả lời do duyên với vỏ bào thì lửa sanh khi hết vỏ bào thì lửa tắt còn câu hỏi lửa đi về đâu không áp dụng. Tương tự duyên tai với thanh sanh khởi nhĩ thức khi tai không có thì nhĩ thức diệt. Nhĩ thức sẽ không có nếu không có tai hoặc không có âm thanh. Như vậy nhĩ thức chỉ sanh khởi khi hội đủ tai và thanh.
C7.3.3: Tỷ thức.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Tỷ thức là gì? Do duyên Mũi và Hương, thức sinh, và thức ấy có tên là tỷ thức.
Tác giả phân tích.
Duyên với hương lần thứ nhất, cảnh hương được lưu lại ảnh trong tâm qua cơ quan mũi và duyên với cảnh hương lần thứ hai cũng có một ảnh mới. Tâm so sánh hai ảnh giống nhau khởi ra cái biết của mũi gọi là tỷ thức. Duyên mũi và hương sanh cái biết của mũi. Cái biết này gọi là cái biết đúng như là hay như đang là mà không dùng hiểu biết cũ suy diễn khi mũi ngửi hương. Tỷ thức khác với hương tưởng, ai học Phật cần cố gắng phân biệt tỷ thức và hương tưởng vì là hai uẩn này trong 5 uẩn. Nếu không phân biệt thì học Phật khó vô cùng.
Ví dụ về tỷ thức.
Này các Tỳ-kheo, duyên trấu, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa trấu.
Đức Phật dạy ví dụ trên nên hiểu như sau: Trấu dụ cho mũi, còn Lửa tượng trưng cho Thức, lửa trấu là tỷ thức. Như vậy lửa ở đâu không biết nhưng có trấu thì lửa phát sanh. Tương tự như vậy cái tâm ở đâu không biết nhưng khi có mũi thì cái biết biểu lộ ra qua mũi nên có tên là tỷ thức. Người học Phật thường thắc mắc lửa tắt đi về đâu hoặc tâm ở đâu. Câu trả lời do duyên với trấu thì lửa sanh khi hết trấu thì lửa tắt còn câu hỏi lửa đi về đâu không áp dụng. Tương tự duyên mũi với hương sanh khởi tỷ thức khi mũi không có thì tỷ thức diệt. Tỷ Thức sẽ không có nếu không có mũi hoặc không có hương. Như vậy tỷ thức chỉ sanh khởi khi hội đủ mũi và hương.
C7.3.4: Thiệt thức.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Thiệt thức là gì? Do duyên Lưỡi và Vị, thức sinh, và thức ấy có tên là thiệt thức.
Tác giả phân tích.
Duyên với Vị lần thứ nhất, cảnh vị được lưu lại ảnh trong tâm qua cơ quan lưỡi và duyên với cảnh vị lần thứ hai cũng có một ảnh mới. Tâm so sánh với hai ảnh giống nhau khởi ra cái biết của lưỡi gọi là thiệt thức. Duyên lưỡi và vị sanh cái biết của lưỡi. Cái biết này gọi là cái biết đúng như là hay như đang là mà không dùng hiểu biết cũ suy diễn khi lưỡi nếm vị. Tỷ thức khác với vị tưởng, ai học Phật cần cố gắng phân biệt thiệt thức và vị tưởng vì là hai uẩn này trong 5 uẩn. Nếu không phân biệt được thì học Phật khó vô cùng.
Ví dụ về thiệt thức. Này các Tỳ-kheo, duyên cỏ, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa cỏ.
Đức Phật dạy ví dụ trên nên hiểu như sau: Cỏ dụ cho lưỡi, còn Lửa tượng trưng cho Thức, lửa cỏ là thiệt thức. Như vậy lửa ở đâu không biết nhưng có cỏ thì lửa phát sanh. Tương tự như vậy cái tâm ở đâu không biết nhưng khi có lưỡi thì cái biết biểu lộ ra qua lưỡi nên có tên là thiệt thức. Người học Phật thường thắc mắc lửa tắt đi về đâu hoặc tâm ở đâu. Câu trả lời do duyên với cỏ thì lửa sanh khi hết cỏ thì lửa tắt còn câu hỏi lửa đi về đâu không áp dụng. Tương tự duyên lưỡi với vị sanh khởi thiệt thức, khi lưỡi không có thì thiệt thức diệt.
Thiệt Thức sẽ không có nếu không có lưỡi hoặc không có vị. Như vậy thiệt thức chỉ sanh khởi khi hội đủ lưỡi và vị.
C7.3.5: Thân thức.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Thân thức là gì? Do duyên thân và xúc, thức sinh, và thức ấy có tên là thân thức.
Tác giả phân tích.
Duyên với xúc lần thứ nhất, cảnh xúc được lưu lại ảnh trong tâm qua cơ quan thân và duyên với cảnh xúc lần thứ hai cũng có một ảnh mới. Tâm so sánh hai ảnh giống nhau khởi ra cái biết của thân gọi là thân thức. Duyên thân và cảnh xúc sanh cái biết của thân. Cái biết này gọi là cái biết đúng như là hay như đang là mà không dùng hiểu biết cũ suy diễn khi thân duyên với xúc. Thân thức khác với xúc tưởng, ai học Phật cần cố gắng phân biệt thân thức và xúc tưởng vì là hai uẩn này trong 5 uẩn. Nếu không phân biệt được thì học Phật khó vô cùng.
Ví dụ về thân thức. Này các Tỳ-kheo, duyên phân bò, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa phân bò.
Đức Phật dạy ví dụ trên nên hiểu như sau: Phân bò dụ cho thân, còn Lửa tượng trưng cho Thức, lửa phân bò là thân thức. Như vậy lửa ở đâu không biết nhưng có phân bò thì lửa phát sanh. Tương tự như vậy cái tâm ở đâu không biết nhưng khi có thân thì cái biết biểu lộ ra qua thân nên có tên là thân thức. Người học Phật thường thắc mắc lửa tắt đi về đâu hoặc tâm ở đâu. Câu trả lời do duyên với phân bò thì lửa sanh khi hết phân bò thì lửa tắt còn câu hỏi lửa đi về đâu không áp dụng. Tương tự duyên thân với cảnh xúc sanh khởi thân thức khi thân không có thì thân thức diệt.Thân Thức sẽ không có nếu không có thân hoặc không có xúc. Như vậy thân thức chỉ sanh khởi khi hội đủ thân và xúc.
C7.3.6: Ý thức.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Ý thức là gì? Do duyên ý và pháp, thức sinh, và thức ấy có tên là ý thức.
Tác giả phân tích.
Duyên với pháp lần thứ nhất, cảnh pháp được lưu lại ảnh trong tâm qua cơ quan ý và duyên với cảnh pháp lần thứ hai cũng có một ảnh mới. Tâm so sánh hai ảnh giống nhau khởi ra cái biết của ý gọi là ý thức. Duyên ý và pháp sanh cái biết của ý. Cái biết này gọi là cái biết đúng như là mà không dùng hiểu biết cũ suy diễn khi ý duyên với pháp. Ý thức khác với pháp tưởng, ai học Phật cần cố gắng phân biệt ý thức và pháp tưởng. Nếu không phân biệt thì học Phật khó vô cùng.
Ví dụ về ý thức. Này các Tỳ-kheo, duyên đống rác, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa đống rác.
Đức Phật dạy ví dụ trên nên hiểu như sau: Đống rác dụ cho ý, còn Lửa tượng trưng cho Thức, lửa đống rác là ý thức. Như vậy lửa ở đâu không biết nhưng có đống rác thì lửa phát sanh. Tương tự như vậy cái tâm ở đâu không biết nhưng khi có ý thì cái biết biểu lộ ra qua ý nên có tên là ý thức. Người học Phật thường thắc mắc lửa tắt đi về đâu hoặc tâm ở đâu. Câu trả lời do duyên với đống rác thì lửa sanh, khi hết đống rác thì lửa tắt còn câu hỏi lửa đi về đâu không áp dụng. Tương tự duyên ý với pháp sanh khởi ý thức khi ý không có thì ý thức diệt.
Ý Thức sẽ không có nếu không có ý hoặc không có pháp. Như vậy ý thức chỉ sanh khởi khi hội đủ ý và pháp.
C7.3.8 Kết luận về duyên Thức.
Thức phát sinh do duyên sáu nội xứ và sáu ngoại xứ. Duyên này rất quan trọng. Nếu những người học Phật không rõ biết duyên Thức thì xem như không hiểu toàn bộ Giáo Pháp mà Đức Phật đã dạy. Tự tâm không tồn tại được mà tâm cần duyên cả hai (nội xứ và ngoại xứ) thì Thức mới hình thành nhưng nhiều người lầm tưởng Thức tự đứng độc lập. Thức là những hạt giống gồm có hạt giống thiện và hạt giống ác. Vì vậy khi sáu nội xứ nhập sáu ngoại xứ phát sanh ra sáu cái biết tức thì biến thành những hạt giống phát triển thành những quả chín muồi. Đây là những thành quả hiểu biết của con người về những gì đã nhập tạo thành trí tuệ về nhiều lãnh vực khác nhau liên hệ về thiện và ác. Có trí tuệ sáng chế vũ khí, hiểu biết về binh pháp như Tôn Tử Binh Pháp thuộc về ác. Có trí tuệ do nhập vào và phát triển thành trí tuệ chín muồi liên đến thiện như trí tuệ về biết cách xây cầu, xây nhà v.v.. thuộc về thiện. Tuy nhiên những trí tuệ như thế không giúp con người thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết mà cứ luân hồi lâu dài. Có một trí tuệ siêu việt giúp con người hết khổ đau nữa mà cần nhập vào mắt để phát triển viên mãn chính là Tứ Thánh đế, Lý Duyên khởi và bát Thánh đạo. Nhưng có rất nhiều người trong Phật giáo không quan tâm đến trí tuệ siêu việt này để thoát khỏi tam giới mà chạy theo những sự hiểu biết bao la như lá trong rừng và cho rằng chúng sẽ giúp con người thoát khỏi khổ đau. Đây là những sai lầm lớn nhất của những Phật tử có niềm tin vào một trí tuệ khác sẽ chấm dứt khổ đau như vậy hoàn toàn không có.
Bây giờ chúng sanh vô minh vẫn tin vào những gì do con người sáng tạo và tưởng tượng có hàng ngàn cách tu khác nhau có thể chấm dứt khổ. Đức Phật đã tuyên bố như sau:
"Cũng vậy, này Bà-la-môn, trong khi có mặt Niết-bàn, trong khi có mặt con đường đi đến Niết-bàn, và trong khi có mặt Ta là bậc chỉ đường. Nhưng các đệ tử của Ta, được Ta khuyến giáo như vậy, giảng dạy như vậy, một số chứng được cứu cánh đích Niết-bàn, một số không chứng được. Ở đây, này Bà-la-môn, Ta làm gì được? Như Lai chỉ là người chỉ đường."
C7.3.8 Nghiệp là thửa ruộng, thức là hạt giống, ái là sự nhuận ướt.
Nguyên văn từ kinh Pali - Việt từ kinh Tăng chi ba pháp.
76.- Hiện Hữu
1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Hữu, hữu, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được xem là có hữu?
- Này Ananda, nếu không có hành động (nghiệp) và sự chín muồi của dục giới thời dục hữu có thể trình bày được không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới thấp kém. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.
2.- Và này Ananda, nếu không có hành động và sự chín muồi của sắc giới, thời sắc hữu có thể trình bày được không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới bậc trung. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.
3.- Và này Ananda, nếu không có hành động và sự chín muồi của vô sắc giới, thời vô sắc hữu có thể trình bày được không?
- Thưa không, bạch Thế Tôn.
- Như vậy, này Ananda, nghiệp là thửa ruộng, thức là hột giống, ái là sự nhuận ướt. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị ái trói buộc, nên thức được an lập trong giới bậc thù thắng. Như vậy, trong tương lai có sự tái sanh sanh khởi. Như vậy, này Ananda, hữu có mặt.
Tác giả phân tích.
Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp khi được thâu vào tâm qua sáu nội xứ biến thành 6 thức là sáu hạt giống. Những thông tin bất thiện hoặc thiện được vào tâm sẽ biến thành những hạt giống thiện hoặc hạt giống bất thiện. Vì vậy lúc còn trẻ mà thâu vào những hạt giống bất thiện thì về sau sẽ trổ ra những quả bất thiện. Nếu lúc trẻ mà thâu vào những hạt giống thiện thì đời này hay đời sau sẽ có những quả thiện.
Nếu sắc là ký tự, là văn tự như những kinh sách được viết lại bằng những mẫu tự A, B, C.v.v.. có thể chia làm hai loại: Văn tự kinh giải thoát và văn tự kinh không giải thoát.
C7.3.8.1 Văn tự kinh không giải thoát.
Những lời trong kinh thường phải biểu thị những sự vật hay những trạng thái có thật nhưng văn tự kinh chỉ viết ra những văn tự không biểu thị những sự thật đang có. Như vậy sự hiểu biết sẽ là những hạt giống lép hay xấu không thể giúp cho chúng sanh giải thoát được. Loại kinh sách này do tưởng tượng viết ra văn tự rất nhiều ở Việt nam và Thế giới. Từ ngày đầu tiên vào Sài gòn khoảng tháng 7/1973 cho đến tháng 1/2021. Tác giả đã đọc đủ kinh sách thuộc về tôn giáo hay thuộc về thế gian mà chúng thuộc loại hạt giống không đưa đến giải thoát và cũng có loại hạt giống đưa đến giải thoát. Tự mỗi hành giả xem xét mình sau khi nhập những hạt giống kinh đó mà tham, sân, si không hoàn toàn diệt là biết được hành giả đã nhập toàn là những hạt giống xấu nên từ bỏ những kinh sách thuộc loại hạt giống không chấm dứt khổ đau.
Ngày nay có nhiều kinh sách hay video giảng toàn là những hạt giống không dẫn đến giải thoát. Tại sao như vậy? Theo Lý Duyên khởi là do duyên Vô minh và Hành thuộc quá khứ của chúng sanh nên sanh ra trong thời đại này. Họ chỉ thích theo tà đạo hay theo tà kiến để luân hồi.
C7.3.8.2 Văn tự kinh đưa đến giải thoát.
Những lời trong kinh phải biểu thị những gì có thật trên đời này và mọi người có thể kiểm chứng hoặc chứng nghiệm được. Ví dụ Đức Phật nói Khổ, nói khổ Tập, nói khổ Diệt, nói khổ diệt Đạo. Có nghĩa là những văn tự này đang biểu thị bốn sự thật mà mọi người có thể chứng nghiệm được. Nhưng rất tiếc chúng sanh thời nay vô minh nhiều nên chỉ có một số theo Chánh kiến là biết rõ Tứ Thánh đế. Đa số không tin Tứ Thánh đế là tối thượng nên chạy theo những gì mà Đức Phật không thuyết. Vì do nghiệp cũ của họ nên sanh ra quả tà kiến hiện tại. Họ chỉ học tà kiến vì phù hợp với họ.
Những văn tự kinh nhập vào tâm qua mắt hay qua tai phải là Tứ Thánh đế mà khổ Tập là 12 nhân duyên và khổ diệt Đạo đế là Bát Thánh đạo. Đây là những hạt giống sẽ chín muồi và giúp chúng sanh thoát khỏi khổ đau và chấm dứt luân hồi.
Chia buồn cho những ai vô tình hay cố ý nhập kinh văn vào tâm qua mắt hay qua tai là những hạt giống đi luân hồi. Tự mỗi người cố gắng suy tư Thức là hạt giống, Nghiệp là thửa ruộng, Ái là nhuận ướt sẽ giúp hiểu được tác giả muốn nói gì.
C7.3.8.3 Suy tư là nghiệp.
Khi tâm được nhập vào những hạt giống (thức) nhưng nếu không có thửa ruộng thì hạt giống sẽ không thể chín muồi được tức là không trổ thành quả. Như vậy sau khi đã có thức (hạt giống) cần suy tư thì hạt giống mới chín được. Vì lý do này hằng ngày suy tư nhiều về Tứ Thánh đế, 12 nhân duyên và Bát Thánh đạo. Thức sẽ chín muồi. Hành giả sẽ hiểu và chứng ngộ Niết Bàn.
C7.3.8.4 Ái là nhuận ướt.
Hạt giống cần tưới nước sẽ chín muồi sớm nếu được nhuận ướt hằng ngày. Hành giả cần ưa thích Tứ Thánh đế. Nếu không hăng hái thì hạt giống sẽ trổ quả chậm.