Khổ Thánh Đế cần phải liễu tri ---- Khổ Tập Thánh Đế cần phải đoạn tận ---- Khổ Diệt Thánh Đế cần phải chứng ngộ ---- Khổ Diệt Đạo Thánh Đế cần phải tu tập.

Lượt xem: 438


C12.10 Chánh giải thoát.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Tà giải thoát, này các Tỳ-kheo, do chánh giải thoát làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh giải thoát. Và các thiện pháp được chánh giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.
Thông thường chỉ nói đến tám Chánh nhưng đức Phật đã nói thêm hai Chánh nữa trong các bài kinh khác như đại kinh bốn mươi số 117 kinh trung bộ. Sau khi đã hướng Chánh trí, nên có Chánh giải thoát khởi lên như sau:
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Nhờ biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: "Ta đã giải thoát" Ta đã biết: "Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa".
Chứng được Lậu tận minh tức là bậc Thánh A la hán.
C12.11 Kết Luận về Chương 12
Chương 12 bàn về Đạo đế nhưng chỉ nói về Bát Thánh đạo là chính và phần biệt thuyết về Chánh niệm tức là Tứ niệm xứ , không nói những con đường khác. Bát Thánh đạo là con đường chấm dứt được tất cả những nguyên nhân sanh khổ, còn những con đường khác chỉ trừ được một số nguyên nhân mà các thầy đang có và không có những nguyên nhân khác. Như vậy trước khi thực hành đạo đế, qúy vị cần biết rõ khổ, nguyên nhân khổ, diệt khổ và con đường diệt khổ. Chương sáu, Chương bảy, Chương tám, Chương chín, Chương mười, chương mười một cần biết rõ trước khi tu tập. Nếu không biết rõ những Chương vừa kề thì không thể thực hành được.
Bát chánh trừ bát tà, nhưng bát tà đồng nghĩa nguyên nhân sanh khổ. Đây là một cách trình bày cụ thể, có thể xem bát tà: như ý hành, khẩu hành, thân hành, hoặc 10 kiết sử, hoặc tham sân si, hoặc dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Chúng ta nên quy bát tà ra những nguyên nhân khổ và khi tu bát chánh sẽ biết được diệt kiết sử nào. Nếu không quy ra thì chúng ta không biết tu bát chánh diệt được kiết sử nào.
Chánh kiến trừ tà kiến, đoạn tận thân kiến, nghi, giới cấm thủ.
Chành tư duy trừ tà tư duy, đoạn tận những sự ham muốn, những sân hận, những tâm hại chúng sanh.Như vậy dục không có thì dục lậu không sanh khởi nên không còn sanh lại cõi dục.
Chánh ngữ trừ tà ngữ, Phật tử sẽ viên mãn về giới có thể chứng bậc Thánh dự lưu hoặc sanh lại làm người hay chư thiên.
Chánh nghiệp trừ tà nghiệp, Phật tử sẽ viên mãn về giới có thể chứng Thánh dự lưu hoặc sanh vào người hay chư thiên.
Chánh mạng trừ tà mạng, Phật tử nuôi thân bằng những phương tiện chân chính, không phải tà. Thông thường con người vì cái thân tứ đại này đã làm nhiều nghề hại mình, hại người. Biết tri túc không cần nhiều tiền mới sống được như sống một ngày ăn một bữa thì không cần tiền nhiều. Do lòng tham nên chúng sanh hại chúng sanh sẽ đọa lạc ba đường ác cũng chỉ vì tà mạng.
Chánh tinh tấn trừ tà tinh tấn, có nhiều người siêng năng kiếm tiền nhiều hoặc để có địa vị, công danh trong xã hội gọi là tà tinh tấn. Những người hằng ngày siêng tu tập để trừ tâm tham, tâm sân, tâm si gọi là chánh tinh tấn.
Chánh niệm trừ tà niệm, tâm con người luôn luôn ghi nhớ những chuyện làm sao để nhiều tài sản, nhiều tiền bạc v.v.. gọi là tà niệm. Những người nào luôn luôn ghi nhớ vì sao tham, sân sanh khởi, vì sao tham, sân đoạn diệt, sẽ có trí tuệ dẫn đến chấm dứt sanh tử gọi là chánh niệm.
Chánh định trừ tà định, những người tập trung vào cái gì đó để phát minh ra cái này, cái nọ hoặc tu thiền để mong cầu có thần thông gọi là tà định. Những người tập trung vào hơi thở hoặc những thiền án xứ , tâm vị ấy ly dục, ly ác pháp sẽ có sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền dẫn đến Túc Mạng Minh, Sanh Tử Minh, Lậu Tận Minh gọi là chánh định.
Bát thánh đạo cũng là con đường xưa mà chư Phật quá khứ, hiện tại, tương lai đã và sẽ đi qua con đường này.
Nhưng Tại sao có những hành giả Phật giáo ngày nay không chịu tu tập "Con đường xưa cũ" mà những vị Chánh Đẳng Giác quá khứ và hiện tại đã đi qua. Lý do là đã có nhiều kinh sách do hậu thế sáng tạo và cho rằng Thế Tôn thuyết nên trong kinh Tương ưng 2 có viết như sau:
kinh Tượng pháp
XIII. Tượng Pháp (Tạp 32.2 Pháp Giảm Diệt, Ðại 2, 226b (Biệt Tạp 6.15, Ðại 2, 419b) (S.ii,223)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Tôn giả Mahà Kassapa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kassapa bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, thuở trước, học giới có ít hơn nhưng các Tỳ-kheo chứng đắc chánh trí nhiều hơn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ngày nay học giới có nhiều hơn, nhưng các Tỳ-kheo chứng đắc chánh trí ít hơn?.
4) -- Sự việc xảy ra như vậy, này Kassapa, trong thời các chúng sanh suy giảm, trong thời diệu pháp biến mất, thời nhiều hơn là các học giới, ít hơn là các Tỳ-kheo chứng đắc chánh trí.
5) Này Kassapa, diệu pháp không biến mất cho đến khi nào tượng pháp không hiện ra ở đời. Và Kassapa khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời diệu pháp biến mất.
6) Ví như, này Kassapa, vàng (thật) không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng (thật) biến mất.
7) Cũng vậy, này Kassapa, diệu pháp không biến mất, khi nào tượng pháp chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời diệu pháp biến mất.
8-11) Này Kassapa, địa giới không làm diệu pháp biến mất, thủy giới... hỏa giới... phong giới không làm diệu pháp biến mất.
12) Ở đây, khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm diệu pháp biến mất.
13) Ví như, này Kassapa, chiếc thuyền bị chìm vì chở quá nặng. Không phải vì vậy, này Kassapa, diệu pháp bị biến mất.
14) Này Kassapa, có năm thối pháp khiến cho diệu pháp bị hỗn loạn và biến mất. Thế nào là năm?
15) Ở đây, này Kassapa, các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống không tôn kính, không tùy thuận Chánh pháp, sống không tôn kính, không tùy thuận chúng Tăng, sống không tôn kính, không tùy thuận học giới, sống không tôn kính, không tùy thuận đối với Thiền định.
Này Kassapa, chính những thối pháp này đưa đến sự hỗn loạn, sự biến mất của diệu pháp.
16) Và có năm pháp, này Kassapa, đưa đến sự an trú, bền vững, không biến mất của diệu pháp. Thế nào là năm?
17) Ở đây, này Kassapa, các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống kính trọng, tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống kính trọng, tùy thuận Chánh pháp, sống kính trọng, tùy thuận chúng Tăng, sống kính trọng, tùy thuận học giới, sống kính trọng tùy thuận Thiền định.
18) Chính năm pháp này, này Kassapa, đưa đến sự an trú, bền vững, không biến mất của diệu pháp.
Tác giả phân tích. 
Vàng giả đã xuất hiện quá nhiều nên vàng thật biến mất. Bát Thánh đạo đã biến mất do những người tu hành đang tu theo tượng pháp. Có bao nhiêu người tu tập Bát Thánh đạo ngày nay. Quý vị cứ vào những chùa và hỏi những vị trụ trì đang tu gì. Có câu trả lời là không tu theo Bát Thánh đạo.
Con đường dẫn đến chấm dứt khổ đã trình bày. Chánh kiến cần phải tu tập trước để có Thánh dự lưu trước. Nếu khó quá thì có thể thực hành Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng và tìm hiểu lại Lý duyên khởi và trở lại thực hành Chánh kiến để có quả Thánh đầu tiên. Thời đại này có Thánh dự lưu là siêu rồi còn những bậc Thánh kia vô cùng khó. Vì thời kỳ này những chúng sanh ra đời đều là hưởng phước báo nhưng nghiệp tu quá khứ không có. Mặc dù có năm bộ kinh Nikaya đang hiện hữu trên đất nước Việt nam cùng với những vàng giả đầy dẫy đồng nghĩa là những kinh sách đang có không phải Đức Phật Gotama thuyết do hậu thế sáng chế.
Kết Luận Phần IV.
Phần IV gồm có:
 Chương 11 nói về Diệt khổ đế tức là Niết Bàn. Có bài kinh Đại kinh Ví dụ lõi cây và bài kinh Khúc Gỗ Trôi Trên Sông sẽ giúp hành giả Phật giáo hiểu về Niết Bàn. Lý Duyên diệt xác định rõ ràng nữa khi mà diệt Vô minh và Hành thì toàn bộ khổ uẩn chấm dứt hết là Niết Bàn. Như vậy biết Lõi cây trước khi vào rừng tìm lõi cây. Tương tự biết Niết Bàn trước khi thực hành đạo đế mà Bát Chánh là một con đường trong bảy con đường.
Chương 12 nói về phương pháp chấm dứt khổ. Trong tập sách bàn thảo khá kỹ càng về bát Thánh đạo. Có tám chi phần sẽ trừ hết những nguyên nhân khổ mà tiêu biểu là Bát tà hay thân, khẩu, ý.
Như vậy hành giả tìm hiểu và tu tập chánh kiến cho viên mãn thì tà kiến biến mất. Tìm hiểu và tu tập Chánh tư duy cho viên mãn thì tà tư duy biến mất. Tìm hiểu và tu tập Chánh ngữ cho viên mãn thì Tà ngữ biến mất. Tìm hiểu và tu Chánh nghiệp cho viên mãn.....tìm hiểu và tu tập Chánh định cho viên mãn thì Tà định mất.
Có 7 con đường chứ không phải một con đường. Tuy nhiên con đường Bát chánh là thông dụng nhất vì sẽ trừ diệt được Bát tà (những nguyên nhân khổ chi tiết hơn). Những con đường khác chỉ trừ được một số nguyên nhân thôi không bao hàm tất cả. Vì Đức Phật có tha tâm thông biết những thầy tu có dính mắc ít nên dạy con đường đơn giản trừ diệt nguyên nhân đó. Những người học Phật Pháp ngày nay không biết đạo đế có nhiệm vụ là gì nên hiểu lầm.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có viết "Pháp Luật nào có Bát Thánh đạo có Sa môn thứ nhất (bậc Thánh thứ nhất), có Sa môn thứ hai (bậc Thánh thứ hai), có Sa môn thứ ba (bậc Thánh thứ ba), có Sa môn thứ tư (bậc Thánh thứ tư)".
Như vậy bát Thánh đạo là con đường trừ diệt tất cả nguyên nhân sanh khổ mà những con đường khác không diệt được hết.
Phần IV giúp hành giả chứng được một trong bốn bậc Thánh trong đời này hay trong tương lai đồng nghĩa sự đau khổ còn 7 kiếp tái sanh hay khổ hoàn toàn chấm dứt.

 

XEM THÊM

Thông tin liên hệ

Website này do nhóm học trò cư sĩ Võ Thế Hòa quản lý và biên tập để chia sẻ giáo pháp và những lời dạy của thầy, dựa trên nền tảng là 5 bộ kinh Nikaya. hochoinghiencuunikaya@gmail.com

Thống kế số lượt truy cập

Thỉnh sách

Bạn đọc muốn thỉnh sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng hoặc tham gia lớp học, Xin vui lòng liên hệ facebook

Tải sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng

Tải xuống: 
 
Copyright © 2021 — msvietnam. All Rights Reserved