Lượt xem: 529
Này chư Hiền, thế nào là chánh tri kiến? Này chư Hiền, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tri kiến.
Này chư Hiền, thế nào là chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tư duy.
Này chư Hiền, thế nào là chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh ngữ.
Này chư Hiền, thế nào là chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cắp, tự chế không tà dâm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh nghiệp.
Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Này chư Hiền, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh mạng.
Này chư Hiền, và thế nào là chánh tinh tấn? Này chư Hiền, ở đây Tỳ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tinh tấn.
Này chư Hiền, thế nào là chánh niệm? Này chư Hiền, ở đây, Tỳ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh niệm.
Này chư Hiền, thế nào là chánh định? Này chư Hiền, ở đây, Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Vị Tỳ-kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỳ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỳ-kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh định.
Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ diệt đạo Thánh đế.
Chư Hiền, Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại, Không một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh đế.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỳ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sariputta dạy.( trích từ kinh Trung bộ số 141)
1). .. Trú ở Sàvatthi... (như trên).
2) -- Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông về tà đạo và chánh đạo. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
3) -- Và này các Tỳ-kheo, thế nào là tà đạo? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là tà đạo.
4) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là chánh đạo? Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là chánh đạo.
Xem hình minh hoạ: Hình 4 trang 484.
Tác giả phân tích.
Như vậy Tập đế nói đơn giản là Tham, Sân, Si hoặc Dục ái, Hữu ái, Phi hữu ái hoặc Sắc ái, Thanh ái, Hương ái, Vị ái, Xúc ái, Pháp ái hoặc nói rộng hơn là 10 kiết sử hoặc chi tiết hơn là 12 Nhân duyên. Tuy nhiên quy Tập đế về Bát Tà là Tà kiến, Tà tư duy, Tà ngữ, Tà nghiệp, Tà mạng, Tà tinh tấn, Tà niệm, Tà định gọi chung là Âm và đối nghịch là Bát Chánh là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định gọi chung là Dương.
Nếu hằng ngày mà thực hành Bát Tà sẽ dẫn đến luân hồi. Đa số chúng sanh thực hành tà đạo suốt ngày, năm này qua năm nọ. Nhưng không hề hay biết có một con đường chánh trừ diệt con đường tà để chấm dứt khổ đau. Thực hành Bát chánh nhiều sẽ thắng Bát tà. Nếu thực hành bát chánh quá ít thì bát tà sẽ thắng.
Nếu tâm chúng ta hằng ngày thực hành bát chánh viên mãn thì bát tà không sanh khởi nữa. Đây là bậc Thánh thứ nhất hoặc bậc Thánh thứ hai hoặc bậc Thánh thứ ba hoặc bậc Thánh thứ tư. Ngược lại hằng ngày theo Bát tà là phàm phu nên phải khổ đau.
Cần phải tu tập con đường dẫn đến diệt khổ.
Kinh Chuyển Pháp Luân đã viết: "Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến khổ diệt, này các Tỳ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập, này các Tỳ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập, này các Tỳ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh."
Đức Phật đã khuyến giáo cần phải tu tập con đường đưa đến khổ diệt. Quan trọng hơn nữa là những hành giả đã tu tập đồng nghĩa những kiết sử không còn nữa. Đức Phật đã khuyến giáo tu tập như vậy nhưng chúng ta chẳng thực hành gì hết thì kiết sử vẫn còn. Con đường tà đạo sẽ dẫn đến luân hồi lâu dài.
Bài kinh sau đây được trích từ kinh tương ưng 5 - Tương ưng Đạo.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
7.VII. Một Tỷ Kheo Khác (2) (S.iv,8)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi một Tỳ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến...
3) Ngồi một bên, Tỳ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
--"Nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si", bạch Thế Tôn, được gọi là như vậy. Ðồng nghĩa với gì, bạch Thế Tôn, là nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si?
-- Ðồng nghĩa với Niết-bàn giới là nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si, cũng được gọi là đoạn tận các lậu hoặc.
4) Khi được nói vậy, Tỳ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- "Bất tử, bất tử", bạch Thế Tôn, được gọi là như vậy. Thế nào là bất tử, bạch Thế Tôn? Thế nào là con đường đưa đến bất tử?
-- Ðoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, này Tỳ-kheo, được gọi là bất tử. Con đường Thánh đạo Tám ngành này là con đường đưa đến bất tử, tức là chánh tri kiến... chánh định.
Tác giả phân tích.
Mục đích thực hành Thánh đạo tám ngành có mục đích duy nhất đoạn tận tham, sân, si.
Thông dụng nhất là Bát Thánh đạo được nói nhiều nhứt trong 5 bộ kinh Nikaya. Tại sao?
Những nguyên nhân khổ có thể tóm lại là Tham, sân, si hoặc 10 kiết sử hoặc 12 Nhân duyên. Có con đường nào sẽ đoạn tận tất cả nguyên nhân khổ có thể xảy ra. Con đường duy nhất là Bát chánh sẽ đoạn tất cả Kiết sử có thể xảy ra. Đây là lý do chính mà Đức Phật đã giới thiệu Thánh đạo Tám ngành trong bài kinh Chuyển Pháp Luân và cũng đã nhắc lại vào giờ cuối cuộc đời của Ngài trong bài kinh Đại Bát Niết Bàn. Như vậy Bát Thánh đạo sẽ diệt được tất cả những kiết sử có thể. Còn những con đường khác chỉ trừ diệt một số nguyên nhân hoặc một số kiết sử chứ không thể trừ được tất cả kiết sử. Thế Tôn có tha tâm thông biết Tỳ Kheo nào có kiết sử gì và không có kiết sử gì. Ngài thuyết con đường khác đơn giản để trừ kiết sử mà vị Tỳ kheo đó có thôi.
Nếu ai học Toán biết phương trình bậc hai có phương trình tổng quát là Y=ax2 +bx +c nhưng có phương trình đặc biệt có thể xảy ra là b=0 hay c=0 hoặc cả b=0 và c=0.
Tương tự Bát Thánh đạo giống như là một phương trình có đầy đủ các hằng số a, b, c còn những con đường đặc biệt khác giống như phương trình đặc biệt khi b=0 hay c=0.
Tập sách này chỉ bàn thảo chi tiết về con đường bát Thánh đạo là chính và con đường đặc biệt là Tứ Niệm xứ. Những con đường đặc biệt khác như Ngũ căn, Ngũ lực, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc, Thất giác chi dành cho những vị Tỳ kheo đặc biệt.
Người học Phật có thể chọn một trong bảy con đường vừa nêu trên để tu tập với mục đích duy nhất là diệt nhân sanh quả khổ trong tương lai. Trong tập sách này chọn Thánh đạo tám ngành là con đường thực hành hằng ngày nên người học Phật cần tìm hiểu cho tường tận Thánh đạo với Tám ngành.
Những ai bước đi trên con đường Bát chánh chắc chắn sẽ đoạn tận 10 kết sử hoặc đoạn tận tham, sân, si hoặc diệt 12 nhân duyên sẽ hết khổ đau.
Chương 12: Con đường diệt khổ
a-Đại cương.
Đạo đế là một con đường có thật để chấm dứt nguyên nhân sanh khổ. Trên thế gian này khi nào có cái âm thì có cái dương đối nghịch để cân bằng ví dụ có tối thì có sáng, có xấu thì có tốt, có sanh thì có chết gọi chung một vế là âm và vế kia là dương để quân bình. Tương tự có con đường tà thì sẽ có con đường chánh nghịch với tà. Nói một cách tổng quát nơi nào có âm thì nơi đó có dương, nơi nào có dương thì nơi đó có âm.b-Tổng thuyết & biệt thuyết của bát chánh.
Này chư Hiền, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế? Ðó là Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.Này chư Hiền, thế nào là chánh tri kiến? Này chư Hiền, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tri kiến.
Này chư Hiền, thế nào là chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tư duy.
Này chư Hiền, thế nào là chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh ngữ.
Này chư Hiền, thế nào là chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cắp, tự chế không tà dâm. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh nghiệp.
Này chư Hiền, thế nào là chánh mạng? Này chư Hiền, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh mạng.
Này chư Hiền, và thế nào là chánh tinh tấn? Này chư Hiền, ở đây Tỳ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh tinh tấn.
Này chư Hiền, thế nào là chánh niệm? Này chư Hiền, ở đây, Tỳ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh niệm.
Này chư Hiền, thế nào là chánh định? Này chư Hiền, ở đây, Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Vị Tỳ-kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỳ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỳ-kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh định.
Này chư Hiền, như vậy gọi là Khổ diệt đạo Thánh đế.
Chư Hiền, Vô thượng Pháp luân đã được Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác chuyển vận ở vườn Lộc Uyển, chỗ chư Tiên đọa, tại Ba-la-nại, Không một Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chuyển vận ngược lại, tức là sự khai thị, tuyên thuyết, thi thiết, kiến lập, mở rộng, phân biệt, hiển lộ bốn Thánh đế.
Tôn giả Sariputta thuyết giảng như vậy. Các Tỳ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Sariputta dạy.( trích từ kinh Trung bộ số 141)
c-Chánh đạo và tà đạo
Khi có Tập đế sanh khởi gọi là Tà đạo khi nào Tập đế diệt gọi là Chánh đạo như kinh Tương ưng 2 viết như sau:III. Con Ðường... (S.ii,4)
1). .. Trú ở Sàvatthi... (như trên).
2) -- Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông về tà đạo và chánh đạo. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
3) -- Và này các Tỳ-kheo, thế nào là tà đạo? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên sanh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là tà đạo.
4) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là chánh đạo? Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là chánh đạo.
Xem hình minh hoạ: Hình 4 trang 484.
Tác giả phân tích.
Như vậy Tập đế nói đơn giản là Tham, Sân, Si hoặc Dục ái, Hữu ái, Phi hữu ái hoặc Sắc ái, Thanh ái, Hương ái, Vị ái, Xúc ái, Pháp ái hoặc nói rộng hơn là 10 kiết sử hoặc chi tiết hơn là 12 Nhân duyên. Tuy nhiên quy Tập đế về Bát Tà là Tà kiến, Tà tư duy, Tà ngữ, Tà nghiệp, Tà mạng, Tà tinh tấn, Tà niệm, Tà định gọi chung là Âm và đối nghịch là Bát Chánh là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định gọi chung là Dương.
Nếu hằng ngày mà thực hành Bát Tà sẽ dẫn đến luân hồi. Đa số chúng sanh thực hành tà đạo suốt ngày, năm này qua năm nọ. Nhưng không hề hay biết có một con đường chánh trừ diệt con đường tà để chấm dứt khổ đau. Thực hành Bát chánh nhiều sẽ thắng Bát tà. Nếu thực hành bát chánh quá ít thì bát tà sẽ thắng.
Nếu tâm chúng ta hằng ngày thực hành bát chánh viên mãn thì bát tà không sanh khởi nữa. Đây là bậc Thánh thứ nhất hoặc bậc Thánh thứ hai hoặc bậc Thánh thứ ba hoặc bậc Thánh thứ tư. Ngược lại hằng ngày theo Bát tà là phàm phu nên phải khổ đau.
Cần phải tu tập con đường dẫn đến diệt khổ.
Kinh Chuyển Pháp Luân đã viết: "Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến khổ diệt, này các Tỳ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt cần phải tu tập, này các Tỳ-kheo, đối với các pháp... quang sanh. Ðây là Thánh đế về Con Ðường đưa đến Khổ diệt đã được tu tập, này các Tỳ-kheo, đối với các pháp từ trước Ta chưa từng được nghe, nhãn sanh, trí sanh, tuệ sanh, minh sanh, quang sanh."
Đức Phật đã khuyến giáo cần phải tu tập con đường đưa đến khổ diệt. Quan trọng hơn nữa là những hành giả đã tu tập đồng nghĩa những kiết sử không còn nữa. Đức Phật đã khuyến giáo tu tập như vậy nhưng chúng ta chẳng thực hành gì hết thì kiết sử vẫn còn. Con đường tà đạo sẽ dẫn đến luân hồi lâu dài.
Bài kinh sau đây được trích từ kinh tương ưng 5 - Tương ưng Đạo.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
7.VII. Một Tỷ Kheo Khác (2) (S.iv,8)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi một Tỳ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến...
3) Ngồi một bên, Tỳ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
--"Nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si", bạch Thế Tôn, được gọi là như vậy. Ðồng nghĩa với gì, bạch Thế Tôn, là nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si?
-- Ðồng nghĩa với Niết-bàn giới là nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si, cũng được gọi là đoạn tận các lậu hoặc.
4) Khi được nói vậy, Tỳ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- "Bất tử, bất tử", bạch Thế Tôn, được gọi là như vậy. Thế nào là bất tử, bạch Thế Tôn? Thế nào là con đường đưa đến bất tử?
-- Ðoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, này Tỳ-kheo, được gọi là bất tử. Con đường Thánh đạo Tám ngành này là con đường đưa đến bất tử, tức là chánh tri kiến... chánh định.
Tác giả phân tích.
Mục đích thực hành Thánh đạo tám ngành có mục đích duy nhất đoạn tận tham, sân, si.
Thông dụng nhất là Bát Thánh đạo được nói nhiều nhứt trong 5 bộ kinh Nikaya. Tại sao?
Những nguyên nhân khổ có thể tóm lại là Tham, sân, si hoặc 10 kiết sử hoặc 12 Nhân duyên. Có con đường nào sẽ đoạn tận tất cả nguyên nhân khổ có thể xảy ra. Con đường duy nhất là Bát chánh sẽ đoạn tất cả Kiết sử có thể xảy ra. Đây là lý do chính mà Đức Phật đã giới thiệu Thánh đạo Tám ngành trong bài kinh Chuyển Pháp Luân và cũng đã nhắc lại vào giờ cuối cuộc đời của Ngài trong bài kinh Đại Bát Niết Bàn. Như vậy Bát Thánh đạo sẽ diệt được tất cả những kiết sử có thể. Còn những con đường khác chỉ trừ diệt một số nguyên nhân hoặc một số kiết sử chứ không thể trừ được tất cả kiết sử. Thế Tôn có tha tâm thông biết Tỳ Kheo nào có kiết sử gì và không có kiết sử gì. Ngài thuyết con đường khác đơn giản để trừ kiết sử mà vị Tỳ kheo đó có thôi.
Nếu ai học Toán biết phương trình bậc hai có phương trình tổng quát là Y=ax2 +bx +c nhưng có phương trình đặc biệt có thể xảy ra là b=0 hay c=0 hoặc cả b=0 và c=0.
Tương tự Bát Thánh đạo giống như là một phương trình có đầy đủ các hằng số a, b, c còn những con đường đặc biệt khác giống như phương trình đặc biệt khi b=0 hay c=0.
Tập sách này chỉ bàn thảo chi tiết về con đường bát Thánh đạo là chính và con đường đặc biệt là Tứ Niệm xứ. Những con đường đặc biệt khác như Ngũ căn, Ngũ lực, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc, Thất giác chi dành cho những vị Tỳ kheo đặc biệt.
Người học Phật có thể chọn một trong bảy con đường vừa nêu trên để tu tập với mục đích duy nhất là diệt nhân sanh quả khổ trong tương lai. Trong tập sách này chọn Thánh đạo tám ngành là con đường thực hành hằng ngày nên người học Phật cần tìm hiểu cho tường tận Thánh đạo với Tám ngành.
Những ai bước đi trên con đường Bát chánh chắc chắn sẽ đoạn tận 10 kết sử hoặc đoạn tận tham, sân, si hoặc diệt 12 nhân duyên sẽ hết khổ đau.