Quá trình đi tìm hiểu về đạo Phật, tác giả chưa nghe những vị sư nào, những vị thầy nào nói về bốn mươi bốn căn bản trí. Tác giả có nhận xét rằng nếu không biết 44 căn bản trí thì khó hiểu và diệt được 12 Nhân duyên. Hơn nữa Đức Phật đã xác quyết ở cuối bài kinh "vị ấy được gọi là Thánh đệ tử đạt tri kiến, (dithisampanno) đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã thấy diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ (nibbedhi kapanno), đã đứng gõ vào cửa bất tử. "
Như vậy bài kinh này rất quan trọng vì đức Phật đã áp dụng Tứ đế vào 11 duyên trong 12 duyên để biết nó là gì, vì sao nó tồn tại, vì sao nó diệt và có cách nào để diệt nó. Nếu không áp dụng Tứ đế thì sẽ không thể nào diệt toàn bộ 12 tên tướng này. Qúy vị tự mình suy tư và áp dụng Tứ đế vào 11 duyên để tạo 44 căn bản trí.
Nguyên văn kinh trích từ Tương ưng 2 - Nhân duyên.
1)... Ở Sàvatthi.
2). .. Này các Tỳ-kheo. Ta sẽ thuyết về bốn mươi bốn căn bản của trí cho các Ông. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Và này các Tỳ-kheo, thế nào là bốn mươi bốn căn bản của trí?
4) Già chết trí, già chết tập trí, già chết diệt trí, trí về con đường đưa đến già chết diệt.
5) Sanh trí, sanh tập trí, sanh diệt trí, trí về con đường đưa đến sanh diệt.
6) Hữu trí, hữu tập trí, hữu diệt trí, trí về con đường đưa đến hữu diệt.
7) Thủ trí, thủ tập trí, thủ diệt trí, trí về con đường đưa đến thủ diệt.
8) Ái trí, ái tập trí, ái diệt trí, trí về con đường đưa đến ái diệt.
9) Thọ trí, thọ tập trí, thọ diệt trí, trí về con đường đưa đến thọ diệt.
10) Xúc trí...
11) Sáu xứ trí...
12) Danh sắc trí...
13) Thức trí...
14) Hành trí, hành tập trí, hành diệt trí, trí về con đường đưa đến hành diệt.
Này các Tỳ-kheo, đây gọi là bốn mươi bốn căn bản của trí. (Trích từ kinh tương ưng 2 nhân duyên).
15) Này các Tỳ-kheo, thế nào là già chết? Cái gì thuộc về chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị một diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vất bỏ; đây gọi là chết. Như vậy là già, đây là chết. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là già chết.
16) Do sanh tập khởi nên già chết tập khởi. Do sanh diệt nên già chết diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến già chết diệt; tức là chánh tri kiến... chánh định.
17) Này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử biết già chết như vậy, biết già chết tập khởi như vậy, biết già chết diệt như vậy, biết con đường đưa đến già chết diệt như vậy.
18) Ðây là pháp trí của vị ấy. Vị ấy với pháp này được thấy, được biết, được quả tức thời, được đạt đến, được thể nhập (pariyogathena) hướng dẫn thái độ (nayam) của mình đối với quá khứ và tương lai.
19) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong quá khứ đã hiểu rõ già chết, đã hiểu rõ già chết tập khởi, đã hiểu rõ già chết diệt, đã hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy đều hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy.
20) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ hiểu rõ (abhijanissanti) già chết, sẽ hiểu rõ già chết tập khởi, sẽ hiểu rõ già chết diệt, sẽ hiểu rõ con đường đưa đến già chết diệt, tất cả những vị ấy sẽ hiểu biết như vậy, như vậy; như hiện nay Ta vậy. Ðây tức là tùy trí (anvaye nànam) của vị ấy.
21) Này các Tỳ-kheo, vì rằng vị Thánh đệ tử được thanh tịnh và thuần tịnh hai loại trí, pháp trí và tùy trí; này các Tỳ-kheo, vị ấy được gọi là Thánh đệ tử đạt tri kiến, (dithisampanno) đạt kiến, đã đi đến diệu pháp này, đã thấy diệu pháp này, đã đầy đủ hữu học trí, đã đầy đủ hữu học minh, đã nhập được pháp lưu, là bậc Thánh minh đạt tuệ (nibbedhi kapanno), đã đứng gõ vào cửa bất tử. (trích từ kinh tương ưng 2).
Tác giả phần tích.
Trong các bài kinh khác, Đức Phật đã áp dụng Tứ đế vào 5 uẩn, dục,.v.v.. nhưng trong 11 nhân trong 12 nhân duyên, Tứ đế đã được áp dụng vào từng duyên trong 12 duyên để biết cách phá vỡ từng duyên một.
Công thức Tứ Đế là 1-Khổ đế, 2-Khổ tập đế, 3- Khổ diệt đế, 4-Khổ diệt đạo đế.
là quả khổ, biểu thị cái gì đang hiện hữu, cái gì đang tồn tại, là các hiện tượng đang tồn tại mà 6 giác quan nhận biết được. Thông thường cái quả đã sanh ra rồi, thông thường chúng ta không biết tại sao quả có mặt.
là nguyên nhân sanh khổ hiện tại hay quả khổ trong tương lai. Thấy và biết nguyên nhân sanh ra khổ là việc rất khó. Đa số người học Phật không nhận ra được cái nhân nên đã cầu xin Bồ tát hay Phật cho hết khổ. Tất cả phải nhận ra khổ Tập bước thứ 2 sau khi đã biết quả khổ.
là diệt cái nhân sanh khổ chứ không phải diệt quả khổ. Có nhiều người học Phật hiểu lầm do không nghiên cứu về Lý Duyên diệt và các bài kinh có ví dụ về Niết Bàn. Kinh viết Lý Duyên diệt như sau:
"Một thời Thế Tôn ở Uruvelà, trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Bồ-đề, khi mới chứng Chánh Ðẳng Giác. Lúc bấy giờ Thế Tôn trong bảy ngày, ngồi trong một thế ngồi Kiết-già, thọ hưởng lạc giải thoát. Rồi Thế Tôn, sau bảy ngày, ra khỏi định ấy, trong đêm canh cuối cùng, khéo thuận chiều và nghịch chiều tác ý lý duyên khởi: "Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu. Do cái này diệt, cái kia diệt". Tức là duyên vô minh có các hành. Duyên các hành có thức... Duyên sanh, có già chết, sầu bi khổ ưu não. Như vậy là tập khởi của khổ uẩn này. Do đoạn diệt, ly tham, vô minh không có dư tàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt, nên thức diệt... Như vậy là đoạn diệt của khổ uẩn này".
Điểm bắt đầu gọi là cái này chính là nguyên nhân sanh ra khổ. Điểm cuối gọi là cái kia chính là cái quả. Cái này không có thì cái kia không có, nếu nhân không có thì quả không có. Diệt khổ có nghĩa là khi nhân không có thì quả khổ không có.
Là công cụ, hay phương pháp hay con đường dẫn đến chấm dứt khổ.
Thông thường trong bài kinh này là con đường Bát Chánh đạo. Như vậy phải hiểu 8 ngành và mỗi ngành trừ diệt nhân gì. Ví dụ tà ngữ cần có ngành chánh ngữ để tiêu diệt, có nhiều dục lạc tức là tà tư duy phải cần có chánh tư duy. Tương tự cho các ngành khác.
Áp dụng bốn đế trên vào duyên già chết, sanh, hữu ... cho đến duyên hành sẽ giúp người học Phật biết cách diệt từng duyên.
C10.1: Già chết trí, già chết tập trí, già chết diệt trí, già chết diệt đạo trí.
Già chết trí là cái biết về già chết tức là biết già là gì, biết chết là gì như đã định nghĩa trong 12 nhân duyên ở phần trên.
Già chết tập trí là biết nhân sanh già chết chính là duyên sanh. Theo Lý duyên khởi, duyên sanh đứng trước duyên già chết là nhân sanh nó.
Già chết diệt trí là biết diệt nhân sanh già chết chính là diệt cái nhân sanh.
Già chết diệt đạo trí là biết con đường bát chánh để diệt duyên sanh chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
C10.2: Sanh trí, Sanh tập trí, Sanh diệt trí, Sanh diệt đạo trí.
Sanh trí là cái biết sanh theo định nghĩa ở trên.
Sanh tập trí là cái biết nhân sanh khởi sanh là duyên hữu.
Sanh diệt trí là cái biết diệt sanh chính là diệt nhân hữu.
Sanh diệt trí là diệt cái nhân khởi ra sanh chính diệt hữu.
Sanh diệt đạo trí là cái biết bát thánh đạo để diệt hữu .
C10.3: Hữu trí, Hữu tập trí, Hữu diệt trí, Hữu diệt đạo trí.
Hữu trí là cái biết hữu là gì như đã định nghĩa phần trên.
Hữu tập trí là cái biết nhân sanh hữu là duyên thủ.
Hữu diệt trí là cái biết diệt nhân sanh hữu chính là diệt duyên thủ.
Hữu diệt đạo trí là cái biết con đường diệt nhân thủ là bát chánh đạo.
C10.4 Thủ trí, Thủ tập trí, Thủ diệt trí, Thủ diệt đạo trí.
Thủ trí là cái biết thủ là gì như đã định nghĩa ở phần trên.
Thủ tập trí là cái biết nhân sanh thủ chính là duyên ái.
Thủ diệt trí là cái biết diệt nhân sanh thủ chính là diệt duyên ái.
Thủ diệt đạo trí là cái biết con đường diệt nhân sanh thủ chính là bát chánh đạo.
C10.5: Ái trí, Ái tập trí, Ái diệt trí, Ái diệt đạo trí.
Ái trí là cái biết ái là gì như đã định nghĩa ở phần trên.
Ái tập trí là cái biết nhân sanh ái chính là duyên thọ.
Ái diệt trí là cái biết diệt nhân ái là diệt duyên thọ.
Ái diệt đạo trí là cái biết con đường bát chánh diệt thọ.
C10.6: Thọ trí, Thọ tập trí, Thọ diệt trí, Thọ diệt đạo trí.
Thọ trí là cái biết thọ là gì như đã định nghĩa ở phần trên.
Thọ tập trí là cái biết nhân sanh thọ chính là duyên xúc.
Thọ diệt trí là cái biết diệt nhân sanh thọ là diệt duyên xúc.
Thọ diệt đạo trí là cái biết con đường diệt duyên xúc chính là bát chánh.
C10.7: Xúc trí, Xúc tập trí, Xúc diệt trí, Xúc diệt đạo trí.
Xúc trí là cái biết xúc là gì như đã định nghĩa ở phía trên.
Xúc tập trí là cái biết nhân sanh xúc chính là duyên lục nhập.
Xúc diệt trí là cái biết diệt nhân sanh xúc chính là diệt duyên lục nhập.
Xúc diệt đạo trí là cái biết con đường diệt nhân sanh xúc chính là bát chánh.
C10.8: Lục nhập trí, Lục nhập tập trí, Lục nhập diệt trí, Lục nhập diệt đạo trí.
Lục nhập trí là cái biết lục nhập (sáu nội xứ) là gì như đã định nghĩa ở phần trên.
Lục nhập tập trí là cái biết nhân sanh lục nhập chính là duyên danh sắc.
Lục nhập diệt trí là cái biết diệt nhân sanh lục nhập chính là diệt duyên danh sắc.
Lục nhập diệt đạo trí là cái biết về con đường diệt nhân sanh lục nhập chính là bát chánh đạo.
C10.9: Danh sắc trí, Danh sắc tập trí, Danh sắc diệt trí, Danh sắc diệt đạo trí.
Danh sắc trí là cái biết danh sắc là gì như đã định nghĩa ở phần trên.
Danh sắc tập trí là cái biết nhân sanh danh sắc chính là duyên thức.
Danh sắc diệt trí là cái biết diệt nhân sanh danh sắc chính là diệt duyên thức.
Danh sắc diệt đạo trí là cái biết con đường diệt nhân thức chính là bát chánh đạo.
C10.10: Thức trí, Thức tập trí, Thức diệt trí, Thức diệt đạo trí.
Thức trí là cái biết thức là gì như định nghĩa ở phần trên.
Thức tập trí là cái biết sanh thức chính là duyên hành.
Thức diệt trí là cái biết diệt nhân sanh thức chính là diệt duyên hành.
Thức diệt đạo trí là cái biết con đường diệt nhân hành chính là con đường bát chánh.
C10.11: Hành trí, Hành tập trí, Hành diệt trí, Hành diệt đạo trí.
Hành trí là cái biết hành là gì? là ý hành, khẩu hành, thân hành.
Hành tập trí là cái biết sanh ra hành là duyên vô minh.
Hành diệt trí là cái biết diệt nhân sanh hành là diệt vô minh.
Hành diệt đạo trí là cái biết con đường diệt nhân vô minh chính là bát chánh đạo.