Tỷ-kheo nội tâm có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có ái dục";
hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ái dục".
Và với ái dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy;
và với ái dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy;
và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
.
0. Do đối tượng khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái nên sinh ra [thọ lạc]
1. Do duyên [thọ lạc] sinh ra TÂM THAM ÁI.
2. [Thọ lạc] vô thường chuyển dần xuống [không khổ không lạc]
3. [Không khổ không lạc] sinh ra TÂM SI ÁI
Đến đây thì có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1:
-- 4.0 Đối tượng vô thường, thay đổi thành: bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, bất khả ái.
*(Hoặc biến mất hẳn.)
-- 4.1 [không khổ không lạc] chuyển thành [thọ KHỔ] sinh ra TÂM SÂN ÁI.
*(Đến đây sẽ sinh ra 1 trường hợp đó là: tâm khởi lên muốn tìm 1 thọ LẠC để thay thế thọ KHỔ hiện tại = [thọ lạc] sinh ra TÂM THAM ÁI.)
-- 4.2 [Thọ khổ] vô thường chuyển dần thành [không khổ không lạc].
-- 4.3 [Không khổ không lạc] lại tiếp tục sinh ra TÂM SI ÁI.
=> Cứ như vậy mà TÂM SI ÁI dần dần dày lên. Dính chặt vào đối tượng.
*Nếu đối tượng biến mất hẳn thì TÂM SI ÁI không thể sinh khởi.
Trường hợp 2:
-- 5.0 Tâm khởi ra đi tìm đối tượng mới bởi vì đối tượng mới khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái hơn đối tượng cũ.
([thọ lạc] nhiều hơn đối tượng cũ.)
-- 5.1 Quay lại "1. Do duyên [thọ lạc] sinh ra TÂM THAM ÁI."
.
Kinh nghiệm 2:
Sinh ra đời hình ảnh (ảnh sắc, ảnh thanh,...) được thâu và lưu vào tâm. Hai ảnh gặp lại nhau sinh ra thức. lặp lại nhiều lần hình thành ý thức.
Ảnh cũ gặp ảnh mới sinh ra xúc, tức là có sự chênh lệch. xúc được lặp lại sinh ra cảm thọ về thân tâm.
=> các pháp do duyên sinh, không đứng độc lập 1 mình.
Thọ lạc được sinh ra dần chuyển thành ko khổ ko lạc, chuyển thành khổ rồi lại chuyển thành lạc và lặp lại.
Khi lạc não ghi nhớ và muốn thêm. khi khổ hoặc ko khổ ko lạc muốn tìm lạc để thay thế. từ đó hình thành thói quen, cố thủ trong suy nghĩ muốn lạc, ghét bỏ khổ. (hay phức tạp hơn là vừa muốn lạc khổ, vừa ghét lạc khổ.)
Thói quen tốt xấu dần hình thành trong lời nói, suy nghĩ, hành động và hình thành bản tính tạo các nghiệp thiện ác.
Nghiệp thiện sinh ra quả lạc. nghiệp ác sinh ra quả khổ. từ quả lạc, khổ tiếp tục tạo nghiệp mãi mãi về sau. Hình thành nên vòng luân hồi về sau.
và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa (giai đoạn này còn chưa thấy rõ)
Kinh nghiệm quán tâm tham đơn giản (quán giống bên trên)
Các ông nghĩ thế nào, này các Tỷ kheo, sắc là thường hay vô thường?- Vô thường, bạch Thế Tôn
- Những gì vô thường là khổ hay là lạc?
- Là khổ, bạch Thế Tôn
- Những gì vô thường, khổ, bị biến hoại, có hợp lý chăng khi xem: "Cái này của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta?"
-Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.