Tam Minh
Tam Minh
Như vậy, này Asana lạc thọ sanh nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy. Ta dẫn tâm, hướng tâm đến Túc Mạng Minh, Ta nhớ đến các đời sống quá khứ như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và nhiều thành kiếp.
Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này”. Như vậy Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết.
.
Này Asana, đó là Minh thứ nhất, Ta đã chứng được trong đêm canh một, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần.
.
Như vậy, này Asana lạc thọ sanh nơi Ta được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm hướng tâm đến trí tuệ về sanh tử của chúng sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
Những chúng sanh là ác hạnh về thân và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến tạo các nghiệp theo tà kiến; những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ ác thú đọa xứ địa ngục. Còn những chúng sanh làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến tạo các nghiệp theo chánh kiến; những vị này sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên các thiện thú cõi Trời, trên đời này.
Như vậy Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Ta biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ.
.
Này Asana, đó là Minh thứ hai, Ta đã chứng được trong đêm canh giữa, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do ta sống không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần.
.
Như vậy này Asana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyễn, dễ sử dụng vững chắc, bình tĩnh như vậy, Ta dẫn tâm hướng tâm đến lậu tận trí. Ta biết như thật: “Ðây là khổ”, biết như thật: “Ðây là nguyên nhân của khổ”, biết như thật: “Ðây là sự diệt khổ”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến diệt khổ”, biết như thật: “Ðây là những lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là sự diệt trừ các lậu hoặc”, biết như thật: “Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc”, nhờ hiểu biết như vậy, nhận thức như vậy, tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát như vậy, Ta khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát”. Ta đã biết: “Sanh đã diệt, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa”.
.
Này Asana, đó là Minh thứ ba, mà Ta chứng được trong đêm canh cuối, vô minh diệt, minh sanh, ám diệt, ánh sáng sanh, do Ta không phóng dật, nhiệt tâm tinh cần. Như vậy, này Asana, lạc thọ sanh nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta”.
Kinh nghiệm quán sinh diệt tâm tham
hay nội tâm không có ái dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi không có ái dục".
Và với ái dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy;
và với ái dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy;
và với ái dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.
.
0. Do đối tượng khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái nên sinh ra [thọ lạc]
1. Do duyên [thọ lạc] sinh ra TÂM THAM ÁI.
2. [Thọ lạc] vô thường chuyển dần xuống [không khổ không lạc]
3. [Không khổ không lạc] sinh ra TÂM SI ÁI
Đến đây thì có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1:
-- 4.0 Đối tượng vô thường, thay đổi thành: bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, bất khả ái.
*(Hoặc biến mất hẳn.)
-- 4.1 [không khổ không lạc] chuyển thành [thọ KHỔ] sinh ra TÂM SÂN ÁI.
*(Đến đây sẽ sinh ra 1 trường hợp đó là: tâm khởi lên muốn tìm 1 thọ LẠC để thay thế thọ KHỔ hiện tại = [thọ lạc] sinh ra TÂM THAM ÁI.)
-- 4.2 [Thọ khổ] vô thường chuyển dần thành [không khổ không lạc].
-- 4.3 [Không khổ không lạc] lại tiếp tục sinh ra TÂM SI ÁI.
=> Cứ như vậy mà TÂM SI ÁI dần dần dày lên. Dính chặt vào đối tượng.
*Nếu đối tượng biến mất hẳn thì TÂM SI ÁI không thể sinh khởi.
Trường hợp 2:
-- 5.0 Tâm khởi ra đi tìm đối tượng mới bởi vì đối tượng mới khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái hơn đối tượng cũ.
([thọ lạc] nhiều hơn đối tượng cũ.)
-- 5.1 Quay lại "1. Do duyên [thọ lạc] sinh ra TÂM THAM ÁI."
.
Học duyên THỌ nâng cao - Khổ Thánh Đế cần phải "liễu tri"
Khi được nói đến "Ba mươi sáu loại hữu tình cần phải biết", do duyên gì, được nói đến như vậy?
a. Sáu hỷ liên hệ tại gia,b. sáu hỷ liên hệ xuất ly,
c. sáu ưu liên hệ tại gia,
d. sáu ưu liên hệ xuất ly,
e. sáu xả liên hệ tại gia,
f. sáu xả liên hệ xuất ly.
Kinh Nhiều cảm thọ
Một thời, Thế Tôn ở tại Savatthi (Xá vệ), Jetavana (Rừng Kỳ đà), tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi người thợ mộc Pancakanga (Ngũ Phần) đến Tôn giả Udayi (Ưu đà di), sau khi đến, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, người thợ mộc Pancakanga thưa Tôn giả Udayi:
-- Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn thuyết có bao nhiêu thọ?
-- Này Gia chủ, Thế Tôn thuyết có ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.
-- Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.
Lần thứ hai, Tôn giả Udayi nói với người thợ mộc Pancakanga:
-- Này Gia chủ, Thế Tôn không thuyết hai thọ. Thế Tôn thuyết ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.
Lần thứ hai, người thợ mộc Pancakanga thưa Tôn giả Udayi:
-- Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.
Lần thứ ba, Tôn giả Udayi nói với người thợ mộc Pancakanga:
-- Này Gia chủ, Thế Tôn không thuyết hai thọ. Thế Tôn thuyết ba thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Gia chủ, ba thọ này được Thế Tôn nói đến.
Lần thứ ba, người thợ mộc Pancakanga thưa Tôn giả Udayi:
-- Thưa Tôn giả Udayi, Thế Tôn không thuyết ba thọ. Thế Tôn chỉ thuyết hai thọ: lạc thọ, khổ thọ. Thưa Tôn giả, bất khổ bất lạc thọ này, Thế Tôn thuyết là tối thắng lạc đối với vị đã chứng được tịch tịnh.
Như vậy, Tôn giả Udayi không thể thuyết phục được thợ mộc Pancakanga. Và thợ mộc Pancakanga cũng không thể thuyết phục được Tôn giả Udayi.
Tôn giả Ananda nghe được cuộc đàm thoại này giữa Tôn giả Udayi với thợ mộc Panacakanga. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, sau khi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda thuật lại Thế Tôn rõ toàn diện cuộc đàm thoại giữa Tôn giả Udayi và thợ mộc Pancakanga. Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:
-- Này Ananda, dầu cho pháp môn của Udayi là đúng, nhưng thợ mộc Pancakanga không chấp nhận. Dầu cho pháp môn của người thợ mộc Pancakanga là đúng, nhưng Udayi không chấp nhận. Này Ananda, hai thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; ba thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; năm thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; sáu thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; mười tám thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; ba mươi sáu thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn; một trăm lẻ tám thọ được Ta nói đến tùy theo một pháp môn. Như vậy, này Ananda, pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn.
Này Ananda, vì pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn như vậy, nên đối với những ai không chấp nhận, không tán đồng, không tùy hỷ những điều được khéo nói, khéo thuyết, khéo trình bày cùng nhau, thời sự kiện này sẽ xẩy ra: họ sẽ sống đấu tranh, khẩu tranh, luận tranh, đả thương nhau với những binh khí miệng lưỡi. Như vậy, này Ananda pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn. Này Ananda, vì pháp được Ta thuyết giảng tùy theo pháp môn như vậy, nên đối với những ai chấp nhận, tán đồng, tùy hỷ những điều được khéo nói, khéo thuyết, khéo trình bày cùng nhau, thời sự kiện này sẽ xẩy ra: họ sẽ sống hòa hợp, tán đồng, tùy hỷ với nhau, như nước với sữa, và nhìn nhau với cặp mắt tương ái.
Này Ananda, có năm dục trưởng dưỡng này. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn, các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân cảm xúc, khả ái, khả lạc, khả ý, khả hỷ, tương ứng với dục, hấp dẫn. Này Ananda, như vậy là năm dục trưởng dưỡng. Này Ananda, duyên năm dục trưởng dưỡng này khởi lên lạc và hỷ, như vậy gọi là dục lạc.
Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng mà các chúng sanh có thể cảm thọ", Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng mà chúng sanh có thể cảm thọ", Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc thọ khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỳ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và an trú Thiền thứ ba. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện sắc tưởng, diệt trừ hữu đối tưởng, không tư niệm sai biệt tưởng, nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Hư không vô biên xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Hư không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên," chứng và trú Thức vô biên xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Thức vô biên xứ, nghĩ rằng không có vật gì, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng...",... vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Này Ananda, ai nói như sau: "Lạc và hỷ này là tối thượng mà chúng sanh có thể cảm thọ", Ta không thể chấp nhận như vậy. Vì sao vậy? Vì có một lạc thọ khác với lạc thọ kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn. Và này Ananda, lạc ấy khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn là gì? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo vượt qua toàn diện Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng định. Này Ananda, lạc này khác với lạc kia, vi diệu hơn và thù thắng hơn.
Sự kiện này xẩy ra, này Ananda, những du sĩ ngoại đạo có thể nói như sau: "Sa-môn Gotama nói đến Diệt thọ tưởng định, và chủ trương định ấy thuộc về lạc thọ. Như vậy là gì, như vậy là thế nào? Này Ananda, được nói vậy, các du sĩ ngoại đạo cần phải được trả lời như sau: "Này chư Hiền, Thế Tôn không chủ trương rằng chỉ có những gì tùy thuộc lạc thọ là thuộc về lạc; vì rằng, chư Hiền, Thế Tôn chủ trương rằng chỗ nào, chỗ nào có được lạc thọ, như vậy chỗ ấy, chỗ ấy thuộc về lạc".
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
48 câu hỏi
THÔNG BÁO
Tất cả các học viên suy tư và tự mình giải đáp các câu hỏi sau đây và trả lời vào chủ nhật hằng tuần, thầy không có đáp án cho đến cuối tháng 5/2022.
-
Nguyên nhân nào mà chúng ta có sáu xứ hay lục nhập hiện tại?
-
Điều kiện nào diệt thì lục nhập hiện tại sẽ diệt ?
-
Nguyên nhân nào mà chúng ta phải đi luân hồi tiếp ?
-
Khi nào quả khổ tương lai sẽ sanh khởi ?
-
Trong bốn Thánh đế , Thánh đê nào nếu chúng ta không biết rõ ràng thì chấm dứt khổ được không ?
-
Trong bốn Thánh đế , Thánh đế nào mà không diệt nó, khổ đau không hết ?
-
Trong bốn đế , đế nào sẽ giúp chúng ta chấm dứt hoàn toàn ?
-
Trong bốn đế có hai đế rất quan trọng , nếu không biết thì chấm dứt khổ được không ?
-
Phân tích từng Đế một trong bốn đế
-
Tìm hiểu ý nghĩa từng từ sắc ái là gì, thanh ái là gì, hương ái là gì, vị ái là gì, xúc ái là gì , pháp ái là gì và làm thế nào diệt sáu ái này.
-
Nội dung chính bài kinh đoạn tận ái kinh trung bộ số 38 và kinh trung bộ số 148
-
Tìm hiểu nhãn xúc là gì, nhĩ xúc là gì, tỷ xúc là gì, thiệt xúc là gì, thân xúc là gì, ý xúc là gì
-
Tìm hiểu nhãn thức là gì, nhĩ thức là gì, tỷ thức là gì,thiệt thức là gì, thân thức là gì, ý thức là gì
-
Điều kiện nào thì nhãn thức sanh khởi, điều kiện nào nhĩ thức không sanh khởi.
-
Điều kiện nào thì duyên nhãn xúc sanh khởi ? , điều kiện nào thì duyên nhĩ xúc không sanh khởi?
-
Điều kiện nào để biết một người là vô minh ?
-
Điều kiện nào thì tham sanh khởi ? Điều kiện nào thì sân sanh khởi ?
-
Giải thích rõ ràng về sáu nội xứ và sáu ngoại xứ,
-
Duyên gì diệt thì không sanh lại nữa ?
-
Trong 12 nhân duyên có hai phần mà ý nghĩa giống nhau nhưng danh từ có khác nhau , làm ơn chỉ ra hai phần đó
-
Tại sao khi ngủ , nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức , thân thức không sanh khởi, giải thích tạo sao ?
-
Giải thích tại sao không biết rõ Tứ Thánh đế thì không chấm dứt sanh tử luân hồi hay không thoát ra tam giới được.
-
Do duyên nào trong quả hiện tại sanh ra bốn thủ : dục thủ, kiến thủ, ngã luận thủ, giới cấm thủ ?
-
Duyên nào là điểm đầu tiên mà không biết sẽ sanh ra đau khổ về sau ?
-
Giải thích tại sao duyên lục nhập và duyên xúc rất quan trọng ?
-
Có những duyên nào cần chánh niệm để giác ngộ tham , sân được ?
-
Giải thích ý nghĩa sâu xa “cái này sanh , cái kia sanh “ và cho ví dụ cụ thể.
-
Giải thích ý nghĩa sâu xa “ cái này không có , cái kia không có “ cho ví dụ cụ thể.
-
Tại sao không Chánh niệm không thể diệt tham được ?
-
Tại sao Đức Phật dạy như lý tư duy từ duyên già chết , sanh ,hữu …hành , vô minh ?
-
Giải thích tại sao từ thọ lạc chuyển sang thọ bất khổ bất lạc rồi biến đổi qua thọ khổ ?
-
Giải thích tại sao thọ khổ chuyển sang thọ bất khổ bất lạc rồi chuyển qua thọ lạc rồi cuối cùng chuyển sang thọ khổ ?
-
Giải thích tại sao nhãn thọ có lúc thọ lạc, có lúc thọ bất khổ bất lạc, có lúc thọ khổ ?
-
“ Rồi Thế Tôn sau bảy ngày ấy, ra khỏi định ấy, trong đêm canh thứ nhứt, khéo thuận chiều tác ý lý Duyên khởi: "Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh. Tức là duyên vô minh, có các hành; duyên các hành, có thức; duyên thức, có danh sắc; duyên danh sắc, có sáu xứ; duyên sáu xứ, có xúc; duyên xúc, có thọ; duyên thọ, có ái; duyên ái, có thủ; duyên thủ, có hữu; duyên hữu, có sanh; duyên sanh, có già, chết, sầu bi khổ ưu não. Như vậy là sự tập khởi của khổ uẩn này". Giải thích sự liên hệ “ Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh” xong dẫn chứng 12 nhân duyên.
-
Trong 12 nhân duyên xuyên suốt từ duyên vô minh cho đến duyên sanh , duyên già chết. Duyên nào có thể giúp chúng sanh thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử ?
-
Trong sáu ngoại xứ : sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp . Duyên nào cho biết tà kiến hay chánh kiến ?
-
Giải thích ý nghĩa cầu “ Thức do duyên mà sanh, không có duyên thì thức không hiện hữu”
-
Giải thích tại sao gọi nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức mà không gọi sắc thức, thanh thức, hương thức, vị thức , xúc thức , pháp thức.
-
Giải thích tại sao gọi sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng , pháp tưởng mà không gọi mắt tưởng, tai tưởng … ý tưởng.
-
Trong 12 nhân duyên là 12 mắc xích liên tục , có duyên nào mà cắt được 12 nhân duyên và giải thích tại sao ?
-
Nhân và quả là hai hay là một , giải thích tại sao là 2 và tại sao là 1, kết luận là 2 hay là 1
-
Lý duyên khởi viết “ do cái này sanh nên cái kia sanh “ giải thích cái nào là nhân, cái nào là quả
-
Giải thích sự khác nhau giữa nhân( khổ tập) và quả ( khổ)
-
Làm sao để nhận ra khổ tập ( nhân ) ?
-
Giải thích sự khác nhau giữa khổ và khổ tập
-
Giải thích sự khác nhau giữa khổ tập và khổ diệt
-
Giải thích sự khác nhau giữa khổ diệt và khổ diệt đạo
-
Giải thích sự khác nhau giữa khổ tập và khổ diệt đạo
Qúy vị tự suy tư và tự trả lời những câu hỏi trên bằng cách tham khảo cuốn sách “ Tứ Thánh đế là tối thượng “
Qúy vị mở google docs xong lưu trữ tên qúy vị rồi trả lời những câu hỏi cần trả lời và guì qua cho thầy qua zalo hoặc vào lớp trả lời . Suy tư về những gì thầy viết trong sách Tứ Thánh đế là tối thượng sẽ trả lời được