1. Rồi Thế Tôn gọi tôn giả Ananda: "Này Ananda, chúng ta hãy đi đến Kotigàma"
- "Xin vâng, bạch Thế Tôn". Tôn giả Ananda đáp ứng Thế Tôn. Rồi Thế Tôn cùng với đại chúng Tỳ-kheo đi đến Kotigàma. Tại đây, Thế Tôn ở tại Kotigàma.
2. Thế Tôn nói với các vị Tỳ-kheo:
- Này các Tỳ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Bốn Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi. Bốn Thánh đế ấy là gì?
Này các Tỳ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.
Này các Tỳ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Tập Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.
Này các Tỳ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm, Ta và các Ngươi.
Này các Tỳ-kheo, chính vì không giác ngộ, không thông hiểu Khổ Diệt Ðạo Thánh đế mà chúng ta phải lưu chuyển luân hồi lâu năm,
Ta và các Ngươi. Này các Tỳ-kheo khi Khổ Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Tập Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Diệt Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu; khi Khổ Diệt Ðạo Thánh đế này được giác ngộ, được thông hiểu, thời hữu ái được diệt trừ, sự dắt dẫn đến một đời sống được đoạn tuyệt, nay không còn hậu hữu nữa.
3. Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ lại nói thêm:
- Chính vì không thấy như thật Bốn Thánh đế nên có sự luân chuyển lâu ngày trong nhiều đời. Khi những sự thực này được nhận thức, nguyên nhân của một đời sống khác được trừ diệt, khi khổ căn được đoạn trừ, sẽ không còn một đời sống khác nữa.
Đoạn kinh này cũng lại khẳng định rằng nếu không giác ngộ, không thông hiểu Tứ Thánh đế thì luân hồi dài dài và không có Niết Bàn. Quý vị nghĩ sao bậc Đạo sư đã nói như vậy mà chúng sanh không nghe lời dạy của Ngài thì đau khổ triền miên. Do không nghe lời mà bày vẻ ra nhiều pháp môn khác nhau để tu tập mà gạt bỏ Bát Thánh đạo.
Có một bài kinh nữa mà Đức Phật đã dạy cho người xuất gia cần ghi nhớ Tứ Thánh đế suốt đời đã nói lên sự quan trọng Tứ Thánh đế như thế nào, được viết trong kinh tăng chi ba pháp như sau:
"Này các Tỳ-kheo, có ba pháp này, một Tỳ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ. Thế nào là ba?
Tại chỗ nào, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa; xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; đây là pháp thứ nhất, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, tại chỗ nào, Tỳ-kheo như thật biết rõ: "Ðây là khổ", như thật rõ biết: "Ðây là khổ tập", như thật rõ biết: "Ðây là khổ diệt", như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt"; đây là pháp thứ hai, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, tại chỗ nào, môt Tỳ-kheo, sau khi đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; đây là pháp thứ ba, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo cần phải trọn đời ghi nhớ."
Tại sao người xuất gia cần phải trọn đời ghi nhớ Tứ Thánh đế? là vì sẽ giúp những người xuất gia sẽ chấm dứt sanh tử. Nếu ghi nhớ những gì khác Tứ Thánh đế thì không hết khổ đau. Thử hỏi có bao nhiêu thầy tu ngày nay ghi nhớ ba điều này?
Có một con đường xưa cũ mà những bậc Chánh Đẳng Giác quá khứ, hiện tại, tương lai đều phải đi qua. Bài kinh này được trích từ Kinh Tương ưng 2 - Nhân duyên như sau:
http://tuthanhdelatoithuong.org/bai-kinh-thu-ba-con-duong-xua-cu-c3892.html