Khổ Thánh Đế cần phải liễu tri ---- Khổ Tập Thánh Đế cần phải đoạn tận ---- Khổ Diệt Thánh Đế cần phải chứng ngộ ---- Khổ Diệt Đạo Thánh Đế cần phải tu tập.

Lượt xem: 379

Nguyên văn kinh Pali - Việt.
II. Phân Biệt -
"1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).
2) -- Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
4) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Ðây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Ðây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là già, chết.
5) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là sanh? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là sanh.
6) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hữu? Này các Tỳ-kheo, có ba hữu này: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là hữu.
7) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là thủ? Này các Tỳ-kheo, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Này các Tỳ- kheo, đây gọi là thủ.
8) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là ái? Này các Tỳ-kheo, có sáu ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỳ- kheo, đây gọi là ái.
9) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỳ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là thọ.
10) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là xúc? Này các Tỳ-kheo, có sáu xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là xúc.
11) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là sáu xứ.
12) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.
13) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỳ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là thức.
14) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hành? Này các Tỳ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là hành.
15) Này các Tỳ-kheo, thế nào là vô minh? Này các Tỳ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là vô minh.
Tác giả phân tích.
Phần tổng thuyết và biệt thuyết về Lý Duyên khởi đã được trình bày ở trên. Làm sao người Phật tử hiểu được Lý Duyên khởi là điều quan trọng. Theo Tác giả đã trải qua trên 10 năm tìm hiểu 12 Nhân duyên, xin trình bày ra đây cách hiểu của tác giả như sau:
Lý Duyên Khỏi được biểu thị bằng sơ đồ sau.
Vô minh ➤ Hành ➤ Thức ➤ Danh Sắc ➤ lục nhập ➤ Xúc ➤ Thọ ➤ Ái ➤Thủ ➤ Hữu ➤ Sanh ➤Già chết, sầu bi, khổ ưu não.
Lý Duyên Khởi biểu thị hai đế là Khổ đế và Khổ Tập đế trong Tứ Thánh đế.
Sự sắp xếp Lý Duyên khởi theo Khổ đế và Khổ tập đế sẽ thành bốn nhóm như sau.

Nhóm 1: Vô minh ➤ Hành ➤ Thức

Có thể gọi chung là Nghiệp cũ hay Khổ tập tiêu biểu là nghiệp quá khứ đã tạo ra quả khổ hiện tại.

Nhóm 2: Danh Sắc ➤ Lục nhập ➤ Xúc ➤ Thọ

Có thể gọi chung bốn duyên này là quả Khổ hiện tại hay Khổ đế tiêu biểu những gì đang xảy ra mà nổi bật nhất là duyên Thọ.

Nhóm 3: Ái ➤Thủ ➤ Hữu.

Có thể gọi chung ba duyên này là Nghiệp mới hình thành tiêu biểu những quả khổ trong tương lai có nghĩa là có thể xảy ra trong kiếp sống hiện tại hoặc sau khi chết.

Nhóm 4: Sanh ➤Già chết, sầu bi, khổ ưu não.

Có thể gọi chung hai duyên này là quả khổ tương lai đáng nói sau khi chết.
Cụ thể hơn khi áp dụng Lý duyên khởi vào đời sống con người qua ba thời thì việc hiểu Lý Duyên khởi dễ dàng hơn. Do có quá khứ thì có hiện tại và do có hiện tại sẽ có tương lai.
Quá khứ chúng ta đã từng có 5 uẩn hay lục nhập vì vô minh đã tạo nghiệp để tái sanh vào kiếp sống hiện tại. Do có sáu giác quan phát sanh ra những cảm thọ vui buồn của kiếp người. Từ kiếp hiện tại mà vô minh nữa sẽ tạo nghiệp mới để tái tạo lại sáu giác quan cho tương lai và cũng sẽ có những cảm thọ vui buồn tùy sanh vào ba đường ác hay cõi người, cõi trời.
Lý do đó nên đã sắp xếp 12 Nhân Duyên theo kiếp luân hồi của chúng sanh như sau:
Nghiệp cũ đã sinh ra quả khổ hiện tại và từ kiếp sống hiện tại tạo nghiệp mới sẽ sanh lại quả khổ trong tương lai.
Dù Đức Phật có xuất hiện ở đời hay không, định lý duyên khởi này: "Do cái này sanh, cái kia sanh" luôn luôn là chân lý. Có điều là Đức Phật đã khám ra chỉ dạy cho chúng ta biết và sẽ tránh nhiều đau khổ trong cuộc đời này.
Quý vị hằng ngày suy tư và chiêm nghiệm chân lý này "Do cái này sanh, cái kia sanh." đúng rồi. Điều này giúp chúng ta biết rằng tất cả những biến cố đến với ta đều có lý do hết, không có vấn đề ngẫu nhiên. Thấy được vậy tâm chúng ta sẽ an nhiên tự tại trước những vấn đề hạnh phúc và đau khổ.
Tóm lại Lý duyên khởi biểu thị theo Khổ và Khổ tập thành bốn chương: Chương sáu, Chương bảy, Chương tám và Chương chín.

Đây là sơ đồ Lý Duyên khởi có thêm Thức hiện tại sanh khởi bởi duyên sáu nội xứ và sáu ngoại xứ còn gọi là lục nhập. Thức hiện tại sanh khởi duyên Xúc. Vẽ đồ hình như thế để dễ hiểu không có mục đích gì khác. Chi tiết 12 nhân duyên vào đọc Chương sáu, Chương bảy, Chương tám, Chương chín sẽ hiểu rõ ràng về từng duyên trong 12 nhân duyên


XEM THÊM

Thông tin liên hệ

Website này do nhóm học trò cư sĩ Võ Thế Hòa quản lý và biên tập để chia sẻ giáo pháp và những lời dạy của thầy, dựa trên nền tảng là 5 bộ kinh Nikaya. hochoinghiencuunikaya@gmail.com

Thống kế số lượt truy cập

Thỉnh sách

Bạn đọc muốn thỉnh sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng hoặc tham gia lớp học, Xin vui lòng liên hệ facebook

Tải sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng

Tải xuống: 
 
Copyright © 2021 — msvietnam. All Rights Reserved