C7.5: Thọ do duyên Xúc sanh
Đại cương
Thông thường một cảm thọ lạc hay một cảm thọ khổ chỉ xảy ra khi tiếp xúc sắc mới, thanh mới, hương mới, vị mới, xúc mới, pháp mới. Nếu không có sáu cảnh mới có nghĩa là những cảnh cũ đang hiện hữu chỉ có cảm thọ không khổ không lạc.Người học Phật cần quan sát khi có duyên xúc mới sẽ phát sanh cảm thọ lạc hay cảm thọ khổ .Sau đó cảm thọ lạc hay cảm thọ khổ chuyển sang cảm thọ không khổ không lạc. Quan sát và ghi nhớ sẽ xảy ra như thế.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỳ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là thọ.
Nguyên văn kinh trích từ kinh Tăng chi 10 pháp.
Các Tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. - Này các Tỳ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo hỏi như sau: "Này chư Hiền, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khởi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ quy tụ? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả pháp lấy gì làm lõi cây? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ thể nhập? Tất cả pháp lấy gì làm cứu cánh? "
Ðược hỏi vậy, này các Tỳ-kheo, các Thầy có thể trả lời như sau: "Tất cả pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây. Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập. Tất cả pháp lấy Niết-bản làm cứu cánh."
Tác giả phân tích.
Đoạn kinh trên trích từ kinh tăng chi 10 pháp cho biết rằng tất cả các pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ. Như vậy duyên thọ là quả khổ/lạc thuộc một trong bốn quả khổ hiện tại rất quan trọng. Nó là chỗ hội tụ mà chúng sanh nào cũng ghi nhận và biết được những cảm thọ lạc hay những cảm thọ khổ. Nó cũng là cạm bẫy để chúng sanh bị sập vào để phải luân hồi. Những người học Phật cần chánh niệm duyên thọ để không sụp vào cái bẫy này vì đa số những hành giả Phật giáo ít nhận ra duyên thọ là cái bẫy sập.
Theo Lý duyên khởi duyên thọ là duyên thứ 7 trong 12 nhân duyên.
Lý duyên khởi theo chiều thuận có nghĩa là đi từ duyên Vô minh thuận chiều về duyên Thọ.
Vô minh ➱ Hành ➱Thức ➱ Danh sắc ➱ Lục nhập ➱ Xúc ➱ Thọ
Lý duyên khởi theo chiều ngược có nghĩa là đi từ duyên Thọ ngược về duyên Vô minh.
Vô minh ⇦ Hành ⇦Thức ⇦ Danh sắc ⇦ Lục Nhập⇦ Xúc ⇦ Thọ
Duyên thọ có nhân gần là duyên xúc, duyên lục nhập, duyên danh sắc và có nhân xa là duyên thức, duyên hành, duyên vô minh. Duyên Thọ gồm có nhãn thọ, nhĩ thọ, tỉ thọ, thiệt thọ, thân thọ, ý thọ. Mỗi thọ có ba thọ ; thọ lạc, thọ không khổ không lạc, thọ khổ. Như vậy có 18 thọ nhưng có 18 thọ liên hệ tại gia và có 18 thọ liên hệ xuất ly, có tổng cộng 36 thọ nhưng quá khứ 36 thọ, hiện tại 36 thọ, tương lai 36 thọ, tổng cộng 108 thọ. Những ai học Phật cần tìm hiểu rốt ráo về duyên thọ để không sụp hầm. (tham khảo kinh số 137 phân biệt sáu xứ kinh trung bộ).
C7.5.0: Vô minh hay Minh sanh.
Nếu duyên lục nhập được Tứ Thánh đế và có suy tư đến duyên thọ thì có minh sanh thì nghiệp mới (Ái) diệt thì thủ diệt, hữu diệt, sanh diệt.
Nếu duyên lục nhập mà nhập những kinh sách thuộc tà kiến thì vô minh tiếp tục sanh ra ái rồi sanh ra thủ sinh ra hữu sanh ra sanh, già chết. Hữu duyên cho ai sanh ra đời đã nhập được Tứ Thánh đế, 12 Nhân duyên, Bát Chánh đạo.
C7.5.1: Nhãn thọ do nhãn xúc sanh.
Có ba cảm thọ nhưng khi có nhãn xúc sẽ chỉ có lạc thọ hoặc khổ thọ.Còn thọ không khổ không lạc là chuyển tiếp, là trung gian khi sáu cảnh vô thường thì chuyển sang thọ trung gian tức là thọ không khổ không lạc.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Này các Tỳ-kheo, có ba thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Ðây, này các Tỳ-kheo, là ba thọ.
Tác giả phân tích.
★ Lạc thọ
Nhãn xúc sanh ra lạc thọ có nghĩa là gì?
Nhãn xúc là sự xúc chạm giữa ảnh cũ cảnh sắc và ảnh mới cảnh sắc vừa đưa vào tâm qua mắt. Lạc thọ do sự chênh lệch giữa ảnh cũ và ảnh mới tức là ảnh mới - ảnh cũ >> 0. Ảnh mới lạ khác nhiều ảnh cũ nên sanh ra cảm thọ lạc. Có sự khác nhau giữa ảnh cũ và ảnh mới sanh ra khả ái, khả lạc gọi là thọ lạc. Thọ lạc là bẫy sập đưa chúng sanh luân hồi dài lâu.
Ví dụ. Một người đã có một chiếc xe cũ rồi muốn mua một chiếc xe mới, khi thấy một chiếc xe khả ái khả lạc rồi mua về.
★ Khổ thọ
Nhãn xúc sanh ra khổ thọ có nghĩa là gì?
Nhãn xúc là sự xúc chạm giữa ảnh cũ cảnh sắc và ảnh mới cảnh sắc vừa đưa vào tâm qua mắt. Khổ thọ do sự chênh lệch giữa ảnh cũ và ảnh mới, ảnh mới - ảnh cũ < 0. Ảnh mới thường là thua sút ảnh cũ như hình ảnh già nua hoặc ảnh mới thay đổi đột ngột mất sanh ra cảm thọ khổ. Thọ khổ là bẫy sập đưa chúng sanh luân hồi dài lâu.
Ví dụ. Một người có vợ hay có chồng khi một trong hai người mất thì sự chênh lệch giữa ảnh cũ và ảnh mới rất lớn tức là < 0 phát sanh ra một cảm thọ khổ vô cùng.
★ Không khổ không lạc thọ
Nhãn xúc sanh ra cảm thọ không khổ không lạc có nghĩa là gì?
Nhãn xúc là sự xúc chạm giữa ảnh cũ cảnh sắc và ảnh mới cảnh sắc vừa đưa vào tâm qua mắt. Cảm thọ không khổ không lạc do sự chênh lệch giữa ảnh cũ và ảnh mới, ảnh mới - ảnh cũ = 0. Không có sự khác nhau giữa ảnh mới và ảnh cũ nên sanh ra cảm thọ không khổ không lạc. Nhãn thọ sanh khởi tức thì khi có duyên nhãn xúc sanh khởi. Nếu duyên xúc sanh khởi cảm thọ lạc trước, khi duyên xúc thay đổi thì cảm thọ lạc sẽ chuyển sang cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ lạc diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc chuyển đổi qua cảm thọ khổ thì thọ không khổ không lạc diệt. Nếu duyên xúc sanh ra là cảm thọ khổ vì duyên xúc biến đổi thì cảm thọ khổ chuyển đổi qua cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ khổ diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc biến đổi qua cảm thọ lạc thì cảm thọ không khổ không lạc diệt. Như vậy khi có duyên xúc sanh khởi thì chỉ có cảm thọ lạc hoặc cảm thọ khổ hoặc cảm thọ không khổ không lạc chứ không phải cùng một lúc có cả ba cảm thọ. Hành giả cần phải quan sát và trải nghiệm hằng ngày, mỗi một thời điểm chỉ có một cảm thọ. Cảm thọ không khổ không lạc là cảm thọ trung gian giữa cảm thọ lạc và cảm thọ khổ nên những hành giả không nhận ra tưởng mình có tâm xả. Cảm thọ này cũng là bẫy sập dẫn đến luân hồi dài lâu.
Ví dụ. Một người đi du lịch một nơi nào đó xúc cảnh mới lạ nên sanh ra cảm thọ lạc nhưng nếu người đó ở đó một thời gian ngắn sẽ không còn sự chênh lệch giữa ảnh cũ và ảnh mới gọi là cân bằng gọi là cảm thọ không khổ không lạc.
Tóm lại là nhãn thọ do nhãn xúc sanh khởi có ba cảm thọ: lạc, khổ, không khổ không lạc nhưng không cùng một lúc có cả ba cảm thọ mà có lạc chuyển qua không khổ, không lạc rồi chuyển đổi qua khổ. Nếu hành giả nào giác ngộ sự biến đổi các cảm thọ, hành giả có trí tuệ không còn kiết sử vào bất cứ cái gì. Hành giả cần chứng nghiện có đúng hay không.
C7.5.2: Nhĩ thọ do nhĩ xúc sanh.
Có duyên xúc xảy ra chỉ có một là lạc thọ hoặc hai là khổ thọ, chứ không phải một lúc có ba cảm thọ. Thọ không khổ không lạc chỉ là thọ chuyển tiếp từ thọ lạc hoặc từ thọ khổ chuyển qua vì sự vật vô thường nên có thọ không khổ không lạc là trung gian cho hai cảm thọ kia.
Tác giả phân tích.
Tương tự như nhãn thọ ở trên, cũng theo tiến trình có ba cảm thọ: cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ không khổ không lạc.
Nhĩ thọ sanh khởi tức thì khi có duyên nhĩ xúc sanh khởi. Tại một thời điểm nhĩ thọ nếu là cảm thọ lạc, do sự biến đổi duyên xúc, từ cảm thọ lạc sẽ chuyển sang cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ lạc diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc chuyển đổi qua cảm thọ khổ thì thọ không khổ không lạc diệt. Nếu duyên xúc sanh ra cảm thọ khổ vì sự biến đổi duyên xúc thì cảm thọ khổ chuyển đổi qua cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ khổ diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc biến đổi qua cảm thọ lạc thì cảm thọ không khổ không lạc diệt. Như vậy khi có duyên xúc sanh khởi thì chỉ có cảm thọ lạc hoặc cảm thọ khổ hoặc cảm thọ không khổ không lạc chứ không phải cùng một lúc có cả ba cảm thọ. Hành giả cần phải quan sát và trải nghiệm hằng ngày, mỗi một thời điểm chỉ có một cảm thọ. Nhĩ thọ là bẫy sập đưa chúng sanh vào luân hồi dài dài.
C7.5.3: Tỷ thọ do tỷ xúc sanh.
Tương tự như Nhãn thọ, Nhĩ thọ.
Tác giả phân tích.
Tương tự như nhãn thọ ở trên, cũng theo tiến trình ba cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc.
Tỷ thọ sanh khởi tức thì khi có duyên tỷ xúc sanh khởi. Tại một thời điểm tỷ thọ nếu là cảm thọ lạc, do sự biến đổi duyên xúc, từ cảm thọ lạc sẽ chuyển sang cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ lạc diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc chuyển đổi qua cảm thọ khổ thì thọ không khổ không lạc diệt. Nếu duyên xúc sanh ra là cảm thọ khổ vì sự biến đổi duyên xúc thì cảm thọ khổ chuyển đổi qua cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ khổ diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc biến đổi qua cảm thọ lạc thì cảm thọ không khổ không lạc diệt. Như vậy khi có duyên xúc sanh khởi thì chỉ có cảm thọ lạc hoặc cảm thọ khổ hoặc cảm thọ không khổ không lạc chứ không phải cùng một lúc có cả ba cảm thọ. Hành giả cần phải quan sát và trải nghiệm hằng ngày, mỗi một thời điểm chỉ có một cảm thọ thôi. Tỷ thọ là bẫy sập đưa chúng sinh vào luân hồi dài lâu. Hành giả cần chứng nghiệm có đúng hay không.
C7.5.4: Thiệt thọ do thiệt xúc sanh.
Tương tư như Nhãn thọ, Nhĩ thọ.
Tác giả phân tích.
Tương tự như nhãn thọ ở trên, cũng theo tiến trình ba cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc.
Thiệt thọ sanh khởi tức thì khi có duyên thiệt xúc sanh khởi. Tại một thời điểm thiệt thọ nếu là cảm thọ lạc, do sự biến đổi duyên xúc, từ cảm thọ lạc sẽ chuyển sang cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ lạc diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc chuyển đổi qua cảm thọ khổ thì thọ không khổ không lạc diệt. Nếu duyên xúc sanh ra cảm thọ khổ vì sự biến đổi duyên xúc thì cảm thọ khổ chuyển đổi qua cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ khổ diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc biến đổi qua cảm thọ lạc thì cảm thọ không khổ không lạc diệt. Thiệt thọ là bẫy sập đưa chúng sanh luân hồi dài lâu.
Như vậy khi có duyên xúc sanh khởi thì chỉ có cảm thọ lạc hoặc cảm thọ khổ hoặc cảm thọ không khổ không lạc chứ không phải cùng một lúc có cả ba cảm thọ. Người tu cần phải quan sát và trải nghiệm hằng ngày, mỗi một thời điểm chỉ có một cảm thọ. Hành giả cần chứng nghiệm có đúng hay không.
C7.5.5: Thân thọ do thân xúc sanh.
Tương tự như Nhãn thọ, Nhĩ thọ.
Tác giả phân tích.
Tương tự như nhãn thọ ở trên, cũng theo tiến trình ba cảm thọ: thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc.
Thân thọ sanh khởi tức thì khi có duyên thân xúc sanh khởi. Tại một thời điểm thân thọ nếu là cảm thọ lạc, do sự biến đổi duyên xúc, từ cảm thọ lạc sẽ chuyển sang cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ lạc diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc chuyển đổi qua cảm thọ khổ thì thọ không khổ không lạc diệt. Nếu duyên xúc sanh ra là cảm thọ khổ vì sự biến đổi duyên xúc thì cảm thọ khổ chuyển đổi qua cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ khổ diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc biến đổi qua cảm thọ lạc thì cảm thọ không khổ không lạc diệt. Như vậy khi có duyên xúc sanh khởi thì chỉ có cảm thọ lạc hoặc cảm thọ khổ hoặc cảm thọ không khổ không lạc chứ không phải cùng một lúc có cả ba cảm thọ. Hành giả cần phải quan sát và trải nghiệm hằng ngày, mỗi một thời điểm chỉ có một cảm thọ.Thân thọ là bẫy sập đưa chúng sanh luân hồi dài lâu. Hành giả cần chứng nghiệm ba cảm thọ.
C7.5.6: Ý thọ do ý xúc sanh.
Tương tự như Nhãn thọ, Nhĩ thọ.
Tác giả phân tích.
● Lạc thọ
Ý xúc sanh ra lạc thọ có nghĩa là gì?
Ý xúc là sự xúc chạm giữa ảnh cảnh pháp cũ và ảnh mới cảnh pháp vừa đưa vào tâm qua ý. Lạc thọ do sự chênh lệch giữa ảnh cũ và ảnh mới tức là ảnh mới - ảnh cũ 0 . Ảnh mới lạ khác nhiều ảnh cũ nên sanh ra cảm thọ lạc .
Ví dụ. Trước đây đã lưu một hình ảnh một chiếc xe cũ qua ý và ngày hôm nay đi vào tiệm xe thấy một chiếc xe mới vừa đưa vào tâm qua ý xong đi về nhà ngồi có ý xúc pháp sanh ra vui do sự chênh lệch giữa ảnh cũ cảnh pháp và ảnh mới của cảnh pháp.
● Khổ thọ
Ý xúc sanh ra khổ thọ có nghĩa là gì?
Ý xúc là sự xúc chạm giữa ảnh cũ cảnh pháp và ảnh mới cảnh pháp vừa đưa vào tâm qua ý.
Khổ thọ do sự chênh lệch giữa ảnh cũ và ảnh mới, ảnh mới - ảnh cũ 0. Ảnh mới thường là thua sút ảnh cũ như hình ảnh già nua hoặc ảnh mới thay đổi đột ngột mất sanh ra cảm thọ khổ.
Ví dụ ngày xưa có người yêu đã lưu trữ ảnh cũ cảnh pháp, sau một thời gian gặp lại hình ảnh người yêu cũ đưa vào tâm qua ý, có sự khác nhau giữa hình ảnh cũ và hình ảnh mới phát sinh ra một cảm thọ buồn. Những hành giả nên quan sát để kiểm chứng.
● Không khổ không lạc thọ
Ý xúc sanh ra cảm thọ không khổ không lạc có nghĩa là gì?
Ý xúc là sự xúc chạm giữa ảnh cũ cảnh pháp và ảnh mới cảnh pháp vừa đưa vào tâm qua ý. Cảm thọ không khổ không lạc do sự chênh lệch giữa ảnh cũ và ảnh mới, ảnh mới - ảnh cũ = 0. Không có sự khác nhau giữa ảnh mới và ảnh cũ nên sanh ra cảm thọ không khổ không lạc.
Ví dụ. bỏ quê đi xa rồi một thời gian rồi về quê lại nhìn cảnh vật thay đổi đưa qua ý, ảnh cảnh pháp mới, phát sanh cảm thọ vui, rồi hằng ngày đưa cảnh pháp qua ý, không còn có sự khác nhau giữa ảnh cũ cảnh pháp và ảnh mới cảnh pháp phát ra cảm thọ không vui không buồn.
Ý thọ sanh khởi tức thì khi có duyên ý xúc sanh khởi. Tại một thời điểm ý thọ nếu là cảm thọ lạc, do sự biến đổi duyên xúc, từ cảm thọ lạc sẽ chuyển sang cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ lạc diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc chuyển đổi qua cảm thọ khổ thì thọ không khổ không lạc diệt. Nếu duyên xúc sanh ra là cảm thọ khổ vì sự biến đổi duyên xúc thì cảm thọ khổ chuyển đổi qua cảm thọ không khổ không lạc thì cảm thọ khổ diệt. Từ cảm thọ không khổ không lạc biến đổi qua cảm thọ lạc thì cảm thọ không khổ không lạc diệt. Như vậy khi có duyên xúc sanh khởi thì chỉ có cảm thọ lạc hoặc cảm thọ khổ hoặc cảm thọ không khổ không lạc chứ không phải cùng một lúc có cả ba cảm thọ. Hành giả cần phải quan sát và trải nghiệm hằng ngày, mỗi một thời điểm chỉ có một cảm thọ thôi. Ý thọ là bẫy sập dẫn chúng sanh luân hồi dài lâu. Hành giả cần chứng nghiệm ba cảm thọ.
C7.5.7 Kết luận về duyên Thọ
Tác giả đúc kết duyên Thọ.
Từ duyên Danh sắc ⇦ Lục Nhập⇦ Xúc ⇦ Thọ
Theo lý duyên khởi "Do cái này sanh, cái kia sanh"
Thọ là quả hiện tại, dựa vào lý duyên khởi như sau:
Xúc sanh ra thọ, Lục nhập sanh ra Xúc, Danh sắc sanh ra Lục nhập.
Như vậy 4 duyên quả hiện tại là Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ.
Danh sắc là bắt đầu có mặt trong cuộc sống, chỉ tâm và vật rất vi tế mắt thường không thấy. Từ sự vi tế của Danh sắc từ từ biến đổi vi tế thành to lớn và lọt ra một đứa bé có 6 giác quan có trọng lượng khoảng từ 3kg đến 4kg, gọi là sáu nội xứ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Từ sáu nội xứ này, đứa bé tự động thâu vào sáu ảnh của ngoại xứ (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) qua sáu nội xứ và lưu giữ trong tâm rồi duyên lại với sáu ngoại xứ sanh ra 6 thức hay 6 cái biết. Từ sáu thức này hay 6 ảnh cũ đã lưu giữ trong tâm xúc chạm với 6 ảnh mới của sáu ngoại xứ vừa đưa vào tâm qua sáu cửa sổ sanh khởi sáu xúc. Từ duyên xúc sanh khởi sáu thọ tức thì. Tiến trình từ danh sắc đến thọ là tự động. Danh sắc là bào thai rất vi tế chưa có hiểu biết nhiều, không có gì phải quan sát. .
Từ khi có sáu nội xứ (lục nhập) bắt đầu thâu vào các ảnh của sáu ngoại xứ rất quan trọng. Vì các ảnh đó được lưu giữ trong tâm. Chúng (các ảnh) là những dữ liệu cho chúng ta tạo nghiệp mới trong kiếp sống này. Như vậy mắt nhập ảnh cảnh sắc và lưu giữ trong tâm qua cửa sổ mắt. Thông tin cảnh sắc có trong tâm rồi sẽ sanh ra khổ lạc về sau. Do đó thông tin cảnh sắc rất nguy hiểm, không nên thâu vào thông tin cảnh sắc nhiều, chỉ cho vào thông tin cảnh sắc để duy trì sự sống chúng ta và để chấm dứt khổ hay chấm dứt sự luân hồi. Thông thường thông tin về cảnh sắc là những Kinh do các nhà hiền triết viết để lại hay kinh truyền tụng rồi về sau viết xuống thành kinh nên cẩn thận nếu không thì tâm chúng ta chỉ lưu giữ kinh toàn là văn tự không kiểm chứng được rất nguy hiểm. Còn sách do người thế gian viết và lưu truyền lại không nên đọc vì chúng không đưa đến chấm dứt khổ.
Thông tin về 5 bộ kinh Nikaya có thể thâu vào tâm qua cửa sổ mắt. Nhưng ảnh văn tự kinh lưu giữ trong tâm chỉ là văn tự thôi chưa phải là sự thật. Đa số chúng ta đọc và suy diễn văn tự không chứng nghiệm gì cả thì rất nguy hiểm. Học kinh nên học ít, học từ từ và cần chứng nghiệm những gì trong kinh diễn đạt chứ không phải ngồi lý luận theo tưởng tri của mình. Tai nhập ảnh cảnh thanh và lưu giữ trong tâm qua cửa sổ tai. Thông tin cảnh thanh cũng sẽ sanh ra phiền não về sau. Thông tin này rất nguy hiểm. Thời Đức Phật thông tin về cảnh thanh từ Đức Phật, các thầy tu nhớ và chứng nghiệm dễ dàng. Ngày nay thông tin về cảnh thanh do phàm phu nói không đúng chân lý nếu chúng ta nhập vào mà không tiêu hoá sẽ có phiền não nhiều nên tránh nhập thông tin từ phàm phu. Về học hỏi Phật pháp cần đưa vào tâm qua cửa sổ mắt hay cửa số tai là quan trọng nhất còn những cửa số khác như lưỡi, thân, mũi chủ về dục là chính. Nếu mắt hay tai nhập những thông tin về Tứ Thánh Đế, 12 Nhân Duyên, Bát Thánh Đạo đưa vào tâm và không nhập những thông tin khác. Đó là phước của quý vị trong quá khứ có chánh kiến. Nếu mắt hay tai nhập những thông tin khác với Tứ Thánh Đế, 12 Nhân Duyên, Bát Thánh Đạo. Đó là quý vị thiếu phước vì kiếp quá khứ đã có tà kiến.
Nói chung chúng ta có sáu cửa sổ nhập những thông tin của sắc, của thanh, của hương, của vị, của xúc, của pháp rất thận trọng. Sáu thọ cũng là sáu cái bẫy sập sẽ dẫn chúng ta luân hồi mãi mãi và đau khổ triền miên.
Trong 12 Nhân duyên là một vòng khép kín nên những hành giả nào muốn thoát khỏi vòng kim cô này rất khó. Đa số những người học Phật không chịu học đầy đủ năm bộ kinh Nikaya rất khó mà khám phá khe hở nào trong 12 nhân để thoát ra. Tác giả có duyên học hỏi nên biết được duyên Thọ là khe hở giúp hành giả thoát được vòng kim cô.
Duyên Thọ có ba cảm thọ: Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ không lạc không khổ. Khe hở từ lạc qua khổ hoặc từ lạc qua không lạc không khổ, hoặc từ khổ qua lạc. Chính khe hở này giúp hành giả nào giác ngộ rằng khi nào có lạc sẽ có khổ hoặc có khổ sẽ có lạc. Tâm giác ngộ không dính mắc vào cảm thọ thì Ái diệt. Nếu không dính mắc vào cảm thọ lạc hoặc cảm thọ khổ hoặc cảm thọ không lạc không khổ gọi là diệt. Tuy nhiên cần tìm hiểu thêm duyên Xúc. Thêm duyên Thức hiện tại, thêm duyên Lục nhập nữa.
Để nhận biết duyên Thọ cần quan sát từ duyên Lục nhập sanh ra thức rồi quan sát duyên Thức sanh ra, xong sẽ thấy duyên Thọ từ duyên Xúc sanh ra.
Sau đây có một bài kinh trong kinh tương ưng 1 nói về chư thiên. Tác giả suy tư mãi và có lúc hiểu sai. Bây giờ có duyên tìm hiểu về duyên thọ xin giải thích cho những ai muốn hiểu Phật pháp.
Nguyên văn kinh Pali - Việt trích từ kinh Tương ưng một..
C7.5.8 Vượt khỏi bộc lưu.
I: Bộc Lưu (S.I,1)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?
-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?
-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.
(Vị Thiên):
Từ lâu, tôi mới thấy
Bà-la-môn tịch tịnh.
Không đứng, không bước tới,
Vượt chấp trước ở đời.
Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.
Tác giả phân tích.
"khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống."
Từ duyên Thọ không khổ không lạc mà không biết rồi dính vào cảm thọ này tức là có tâm Si sẽ luân hồi mà không thoát khỏi bộc lưu.
"khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt;"
Từ duyên Thọ khổ hoặc Thọ lạc mà chạy theo tức là trôi giạt tức là tâm phóng dật vào trần cảnh thuộc về tâm tham và tâm sân thì phải luân hồi nhưng không phóng dật thì không dính mắc sẽ thoát khỏi bộc lưu.
Kết luận Chương bảy.
Chương bảy bàn về Quả khổ hiện tại thì rất quan trọng vì từ quả khổ này sẽ sinh ra nguyên nhân khổ. Người học Phật cần tìm hiểu rốt ráo về duyên Lục nhập, về duyên Xúc, về duyên Thọ còn duyên Danh sắc rất vi tế trong bụng mẹ không quan trọng bằng ba duyên vừa kể. Đa số những người học Phật không biết duyên Lục nhập cực kỳ quan trọng. Từ khi chúng ta ra khỏi bụng mẹ đã có sáu giác quan và đã tự động thâu sáu ngoại xứ: Sắc, Thanh, Hương,Vị, Xúc, Pháp vào tâm để phát sanh sáu thức. Từ duyên sáu Thức sanh ra duyên sáu Xúc rồi sanh ra duyên Thọ. Như vậy duyên Thọ là chỗ hội tụ để chúng sanh nhận ra có cảm thọ hạnh phúc hay cảm thọ khổ. Từ duyên Thọ sanh ra duyên Ái tức thì không có thời gian. Từ duyên Ái sanh ra duyên Thủ tức thì. Do vậy chúng sanh khó thoát ra cái vòng luân hồi này được. Để thoát được vòng khép kín này. Hành giả cần quan sát và chiêm nghiệm sáu cửa sổ. Nếu hành giả không quan sát được tiến trình nhập sáu cảnh bên ngoài để tạo thành sáu cái biết thì chuyện học Phật Pháp chấm dứt ở đây và phải luân hồi.
Sáu giác quan (sáu cửa sổ) là nút mở hay nút đóng sáu cảnh bên ngoài. Hành giả nào không nhận ra điều này mà cứ mở sáu cửa sổ chào đón sáu tên phá làng thì phiền não liên tục.
Từ sáu nội xứ sẽ sanh ra Ái, Thủ (dục thủ, kiến thủ, ngã luận thủ, giới cấm thủ). Giai đoạn này chúng sanh đã chấp chặt vào những gì đã thâu sáu ngoại xứ vào tâm qua sáu giác quan.
Để diệt duyên Thủ cần không nhập những kinh sách do truyền thống để lại nếu không chứng nghiệm được những gì kinh ghi chép lại nên bỏ đi. Tương tự những giác quan khác khi nhập vào Thanh,... nhập vào Pháp sanh ra phiền não, đau khổ thì dừng lại ngay thì phiền não sẽ hết liền. Tác giả nhờ open mind, khi học gì không chứng nghiệm được thì liền bỏ đi nhưng trả một giá khá đắt vì nhập sai thông tin.
Hành giả nào giác ngộ duyên lục nhập sẽ buông được Thân kiến và biết được duyên Thủ hình thành. Vì duyên sáu nội xứ để nhập sáu ngoại xứ để đi luân hồi từ đời này qua đời nọ. Nếu chúng sanh nào sanh ra đời nhập được thông tin Tứ Thánh đế, 12 Nhân duyên, Bát Thánh đạo thì cửa giải thoát được mở ra. Nếu nhập những thông tin khác sẽ dẫn vào con đường luân hồi lâu dài.
Hơn nữa những gì đã được nhập vào tâm qua sáu giác quan sẽ biến thành Thức mà Đức Phật gọi Thức là hạt giống. Như vậy càng nhập nhiều thông tin trong đó có kinh sách sẽ là những hạt giống trổ ra nhiều quả đồng nghĩa là chúng sanh sẽ sanh ra nhiều đau khổ theo Lý Duyên khởi. Thời đại văn minh này có quá nhiều thông tin nên chúng sanh không thể nào tu theo những gì mà Đức Phật đã dạy mặc dù năm bộ kinh Nikaya đã có mặt.
Sáu nội xứ cần phòng hộ tối đa, nếu không thì sẽ sanh ra duyên Thọ khổ. Vì lý do này những hành giả không phòng hộ nên đã nhập quá nhiều thông tin phát sanh vô số phiền não. Tuy nhiên để nuôi cái thân tứ đại này cũng nhập thức ăn, thức uống tối thiểu thôi chứ ăn một ngày ba bữa thì con đường luân hồi dài vô tận. Một thầy tu đúng chánh pháp chỉ cần tối thiểu ba y, bình bát, sàng toạ, thuốc men. Nếu nhiều sẽ sanh ra nhiều phiền não thì không giải thoát.
Nuôi thân cần nhập tối thiểu còn Tâm cũng nhập tối thiểu như bài kinh Lá rừng Simsapa vừa đủ để giúp chúng sanh thoát khỏi sanh tử chứ không phải nhập quá nhiều kinh sách như những nhà tu ngày nay chỉ làm phiền não và đau khổ.
Theo lý thuyết kinh dịch vũ trụ đi từ vô cực sanh ra lưỡng nghi, sanh ra tứ tượng, sanh ra bát quái, sanh ra tất cả hiện tượng. Để tu cần quay về cái ban đầu đơn giản chứ không phải phóng dật vào lưỡng nghi ( nhị nguyên) ...vô số hiện tượng. Chính nơi sáu giác quan phóng dật vào sáu cảnh bên ngoài sanh ra đủ thứ phiền não. Trong bài kinh Trung bộ số 2 có trình bày là có những lậu hoặc do phòng hộ đoạn tận. Chính là phòng hộ sáu nội xứ nghiêm mật, nếu không biết nhập đủ thứ trên đời này chỉ đưa đến rắc rối, phức tạp. Tu là sống đơn giản tối thiểu.
Điểm bắt đầu là duyên Lục nhập tức là nơi sẽ nhập thông tin sẽ sanh ra duyên Thọ tức là khổ hay phiền não. Giác ngộ tiến trình đi từ Danh sắc, Duyên Lục nhập dẫn đến Duyên Thức dẫn đến Duyên Xúc sanh ra Duyên Thọ thì hành giả cần nhận biết vì sao có bốn thủ thành hình và biết vì sao bốn thủ sẽ diệt.