Lượt xem: 417
Có những bài kinh Tăng chi 4 pháp được trích ra đây sẽ giúp cho những ai mà muốn giúp người khác giống như mình gọi là lợi mình và lợi người nên suy tư những lời dạy trong bài kinh sau đây:
C1.3.1: Nhiếp phục Tham, Sân, Si.
Bài kinh Lợi Mình (1)
1. - Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người; hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình; hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người; hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
2. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham, hướng đến nhiếp phục sân cho mình... nhiếp phục si cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.
3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, khích lệ nhiếp phục tham cho người, không hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình... không hướng đến nhiếp phục si cho tự mình, khích lệ nhiếp phục si cho người. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.
4. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham, không nhiếp phục sân cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục sân... không nhiếp phục si cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người.
5. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, và khích lệ người khác nhiếp phục tham, hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình... hướng đến nhiếp phục si cho tự mình và khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi ích cho mình và cho người.
Này các Tỳ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
C1.3.2: Lợi ích cho mình
Bài kinh - Lợi Ích Cho Mình (2)
1. (Như kinh (96), đoạn đầu)
2. - Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người, mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, thọ trì các pháp đã được nghe, suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; nhưng không phải là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; không phải là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không có lợi người.
3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, không thọ trì các pháp đã được nghe, không suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp tùy pháp; là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình.
4. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người, không hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không có mau mắn nhận xét trong các thiện pháp... không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; không phải là người thiện ngôn, khéo nói... làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy này các Tỳ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình và lợi người.
5. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người mau mắn nhận xét trong các thiện pháp... sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp. Là người thiện ngôn, khéo nói... làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời.
C1.3.3: Lợi cho mình - Những Học Pháp
Bài kinh - Những Học Pháp
IX) (99) Những Học Pháp
1. - Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hướng đến lợi mình, không lợi người; hướng đến lợi người, không lợi mình; không hướng đến lợi mình, lợi người; hướng đến lợi mình, lợi người.
2. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình từ bỏ sát sanh, không khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, không khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, không khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục;... tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; nhưng không khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.
3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình không từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình không từ bỏ lấy của không cho;... tự mình không bỏ tà hạnh trong các dục;... tự mình không từ bỏ nói láo... tự mình không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.
4. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình không từ bỏ sát sanh, không khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình không từ bỏ lấy của không cho;... tự mình không từ bỏ tà hạnh trong các dục;... tự mình không từ bỏ nói láo... tự mình không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; không khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, lợi người.
5. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho... tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục... tự mình từ bỏ nói láo... tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
Tác giả nhận xét.
Còn nhiều bài kinh khác nữa nhưng vài bài kinh đã nêu trên vừa đủ có thể giúp những Phật Tử biết bố thí đem lại lợi ích cho mình và cho người.
Bố thí Pháp cao hơn bố thí vật chất vì chỉ giúp con người ấm no nhất thời còn bố thí Pháp sẽ giúp con người có hạnh phúc lâu dài hoặc có thể giúp con người chấm dứt khổ đau vĩnh viễn. Ví dụ giúp cho một người một bữa ăn thì chỉ no ngày hôm đó, nhưng ngày mai có thể đói tiếp nên giúp họ học một nghề thì tự họ có thể nuôi thân suốt đời được. Tương tự như vậy một người không biết giữ 5 giới hay 8 giới sẽ tạo vô số ác nghiệp sẽ sanh ra quả khổ dài lâu nhưng nhờ một người thiện trí thức dạy mình học 5 giới hay học 8 giới, học bố thí sẽ sanh ra quả tốt đến với mình và đồng thời không có quả khổ. Khi giúp một người biết giữ giới, biết hành thiện là bố thí Pháp, còn khi giúp một người có thức ăn, thức uống hay có quần áo hay có thuốc men hay có tiền bạc gọi là bố thí vật chất.
Nếu ai sanh ra đời biết bố thí giúp người là do kiếp trước đã từng làm rồi nên tiếp tục làm nữa. Nếu ai sanh ra đời biết bố thí pháp cho người khác, biết rằng kiếp trước đã từng làm việc đó rồi và tiếp tục làm nữa kiếp này. Người sống tại gia có thể vừa bố thí vật chất và bố thí pháp. Người xuất gia không có tiền nên thường là bố thí pháp là chính. Tuy nhiên trong kinh có vị xuất gia rồi nhưng hay tin cha mẹ mình già yếu, nghèo khổ. Ngài đi khất thực rồi chia phần ăn cho cha mẹ mình chứ không phải tu hành đi quyên tiền phật tử để giúp đỡ người nghèo không đúng vì nhiệm vụ bố thí vật chất dành cho người tại gia. Người xuất gia lo tu thoát khỏi tam giới như vậy người tu hành sẽ là ruộng phước vô thượng ở đời cho ai cúng dường.
C1.3.4 Kết luận về bố thí
Có hai loại bố thí: Bố thí vật chất sẽ giúp cho bớt khổ trong vòng luân hồi, nhưng quả trổ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào thửa ruộng tốt như những thầy tu theo bát Thánh đạo hoặc thửa ruộng xấu như những thầy tu không thực hành bát Thánh đạo thì quả trổ rất nhỏ. Quả trổ tốt mà hưởng trọn vẹn lại hay không hưởng được lại lệ thuộc tâm khi bố thí như thế nào như bài kinh Căn bản bố thí cho biết khi bố thí cách thứ 7, cách thứ 8 là tốt nhất vì khi trổ quả ít phiền não còn sáu cách bố thí kia khi trổ ra quả vẫn có nhiều phiền toái sanh khởi. Tuy nhiên bố thí là bước đầu đi trên con đường chấm dứt khổ vĩnh viễn trong vị lai. Bố thí pháp thì cao thượng hơn giúp chúng sanh tránh khỏi cái khổ như sanh vào ba đường ác: Bàng sanh, địa ngục, ngạ quỷ nên được chư Phật giảng dạy cho chúng sanh biết và thực hành sẽ có hạnh phúc ở các cõi trời dục giới mặc dù con đường luân hồi còn dài nhưng ít ra cũng một khoảng thời gian hưởng lạc cõi người và cõi trời. Bài kinh Trung bộ số 142 - khuyến khích nên giúp đỡ những người thân mình nên thành tựu năm giới, tin Tam bảo bất động và không nghi ngờ về Tứ Thánh đế vì khổ đau chỉ còn bảy kiếp.
C1.3: Bố thí Pháp.
Có những bài kinh Tăng chi 4 pháp được trích ra đây sẽ giúp cho những ai mà muốn giúp người khác giống như mình gọi là lợi mình và lợi người nên suy tư những lời dạy trong bài kinh sau đây:
C1.3.1: Nhiếp phục Tham, Sân, Si.
Bài kinh Lợi Mình (1)
1. - Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người; hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình; hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người; hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
2. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham, hướng đến nhiếp phục sân cho mình... nhiếp phục si cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.
3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, khích lệ nhiếp phục tham cho người, không hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình... không hướng đến nhiếp phục si cho tự mình, khích lệ nhiếp phục si cho người. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.
4. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham, không nhiếp phục sân cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục sân... không nhiếp phục si cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người.
5. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, và khích lệ người khác nhiếp phục tham, hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình... hướng đến nhiếp phục si cho tự mình và khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi ích cho mình và cho người.
Này các Tỳ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
C1.3.2: Lợi ích cho mình
Bài kinh - Lợi Ích Cho Mình (2)
1. (Như kinh (96), đoạn đầu)
2. - Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người, mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, thọ trì các pháp đã được nghe, suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; nhưng không phải là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; không phải là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không có lợi người.
3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, không thọ trì các pháp đã được nghe, không suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp tùy pháp; là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình.
4. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người, không hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không có mau mắn nhận xét trong các thiện pháp... không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; không phải là người thiện ngôn, khéo nói... làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy này các Tỳ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình và lợi người.
5. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người mau mắn nhận xét trong các thiện pháp... sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp. Là người thiện ngôn, khéo nói... làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời.
C1.3.3: Lợi cho mình - Những Học Pháp
Bài kinh - Những Học Pháp
IX) (99) Những Học Pháp
1. - Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hướng đến lợi mình, không lợi người; hướng đến lợi người, không lợi mình; không hướng đến lợi mình, lợi người; hướng đến lợi mình, lợi người.
2. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình từ bỏ sát sanh, không khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, không khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, không khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục;... tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; nhưng không khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.
3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình không từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình không từ bỏ lấy của không cho;... tự mình không bỏ tà hạnh trong các dục;... tự mình không từ bỏ nói láo... tự mình không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.
4. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình không từ bỏ sát sanh, không khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình không từ bỏ lấy của không cho;... tự mình không từ bỏ tà hạnh trong các dục;... tự mình không từ bỏ nói láo... tự mình không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; không khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, lợi người.
5. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho... tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục... tự mình từ bỏ nói láo... tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
Tác giả nhận xét.
Còn nhiều bài kinh khác nữa nhưng vài bài kinh đã nêu trên vừa đủ có thể giúp những Phật Tử biết bố thí đem lại lợi ích cho mình và cho người.
Bố thí Pháp cao hơn bố thí vật chất vì chỉ giúp con người ấm no nhất thời còn bố thí Pháp sẽ giúp con người có hạnh phúc lâu dài hoặc có thể giúp con người chấm dứt khổ đau vĩnh viễn. Ví dụ giúp cho một người một bữa ăn thì chỉ no ngày hôm đó, nhưng ngày mai có thể đói tiếp nên giúp họ học một nghề thì tự họ có thể nuôi thân suốt đời được. Tương tự như vậy một người không biết giữ 5 giới hay 8 giới sẽ tạo vô số ác nghiệp sẽ sanh ra quả khổ dài lâu nhưng nhờ một người thiện trí thức dạy mình học 5 giới hay học 8 giới, học bố thí sẽ sanh ra quả tốt đến với mình và đồng thời không có quả khổ. Khi giúp một người biết giữ giới, biết hành thiện là bố thí Pháp, còn khi giúp một người có thức ăn, thức uống hay có quần áo hay có thuốc men hay có tiền bạc gọi là bố thí vật chất.
Nếu ai sanh ra đời biết bố thí giúp người là do kiếp trước đã từng làm rồi nên tiếp tục làm nữa. Nếu ai sanh ra đời biết bố thí pháp cho người khác, biết rằng kiếp trước đã từng làm việc đó rồi và tiếp tục làm nữa kiếp này. Người sống tại gia có thể vừa bố thí vật chất và bố thí pháp. Người xuất gia không có tiền nên thường là bố thí pháp là chính. Tuy nhiên trong kinh có vị xuất gia rồi nhưng hay tin cha mẹ mình già yếu, nghèo khổ. Ngài đi khất thực rồi chia phần ăn cho cha mẹ mình chứ không phải tu hành đi quyên tiền phật tử để giúp đỡ người nghèo không đúng vì nhiệm vụ bố thí vật chất dành cho người tại gia. Người xuất gia lo tu thoát khỏi tam giới như vậy người tu hành sẽ là ruộng phước vô thượng ở đời cho ai cúng dường.
C1.3.4 Kết luận về bố thí
Có hai loại bố thí: Bố thí vật chất sẽ giúp cho bớt khổ trong vòng luân hồi, nhưng quả trổ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào thửa ruộng tốt như những thầy tu theo bát Thánh đạo hoặc thửa ruộng xấu như những thầy tu không thực hành bát Thánh đạo thì quả trổ rất nhỏ. Quả trổ tốt mà hưởng trọn vẹn lại hay không hưởng được lại lệ thuộc tâm khi bố thí như thế nào như bài kinh Căn bản bố thí cho biết khi bố thí cách thứ 7, cách thứ 8 là tốt nhất vì khi trổ quả ít phiền não còn sáu cách bố thí kia khi trổ ra quả vẫn có nhiều phiền toái sanh khởi. Tuy nhiên bố thí là bước đầu đi trên con đường chấm dứt khổ vĩnh viễn trong vị lai. Bố thí pháp thì cao thượng hơn giúp chúng sanh tránh khỏi cái khổ như sanh vào ba đường ác: Bàng sanh, địa ngục, ngạ quỷ nên được chư Phật giảng dạy cho chúng sanh biết và thực hành sẽ có hạnh phúc ở các cõi trời dục giới mặc dù con đường luân hồi còn dài nhưng ít ra cũng một khoảng thời gian hưởng lạc cõi người và cõi trời. Bài kinh Trung bộ số 142 - khuyến khích nên giúp đỡ những người thân mình nên thành tựu năm giới, tin Tam bảo bất động và không nghi ngờ về Tứ Thánh đế vì khổ đau chỉ còn bảy kiếp.