Lượt xem: 517
(IX) (63) Một Pháp Môn Quyết Trạch
1. - Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy pháp môn thể nhập, pháp môn pháp. Hãy nghe và tác ý, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. - Và này các Tỳ-kheo, thế nào là pháp môn thể nhập (quyết trạch), pháp môn pháp?
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết duyên khởi các dục, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết cảm thọ, cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, cần phải biết các cảm thọ sai biệt, cần phải biết các cảm thọ dị thục, cần phải biết các cảm thọ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các tưởng, cần phải biết các tưởng duyên khởi, cần phải biết các tưởng sai biệt, cần phải biết các tưởng dị thục, cần phải biết các tưởng đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc, cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi, cần phải biết các lậu hoặc sai biệt, cần phải biết các lậu hoặc dị thục, cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết nghiệp, cần phải biết duyên khởi các nghiệp, cần phải biết các nghiệp sai biệt, cần phải biết các nghiệp dị thục, cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ duyên khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt.
3. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết các dục duyên khởi, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt, đã được nói như vậy. Và do duyên gì được nói như vậy?
Này các Tỳ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỳ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.
Các tư duy tham ái,
Là dục của con người,
Các hoa mỹ ở đời,
Chúng không phải là dục,
Các tư duy tham ái
Là dục của con người,
Các hoa mỹ an trú
Như vậy ở trên đời,
Ở đây những bậc Trí,
Nhiếp phục được lòng dục.
4. Này các Tỳ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? Xúc, này các Tỳ-kheo, là các dục duyên khởi.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các dục sai biệt? Này các Tỳ-kheo, dục trên các sắc là khác, dục trên các tiếng là khác, dục trên các hương là khác, dục trên các vị là khác, dục trên các xúc là khác. Này các Tỳ-kheo, đây là các dục sai biệt.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các dục dị thục? Này các Tỳ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức, Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các dục dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các dục đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỳ-kheo là dục đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các dục đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Khi nào, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các dục như vậy, rõ biết các dục sanh khởi như vậy, rõ biết các dục sai biệt như vậy, rõ biết các dục dị thục như vậy, rõ biết các dục đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các dục đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các dục... cần phải biết con đường đưa đến dục đoạn diệt, Ðoạn diệt đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
5. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
Này các Tỳ-kheo, có ba cảm thọ này: lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ.
6. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi? Xúc, này các Tỳ-kheo, là các cảm thọ sanh khởi. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt? Này các Tỳ-kheo, có các lạc thọ liên hệ đến vật chất, có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất; có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất; có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất, có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các cảm thọ sai biệt.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các cảm thọ dị thục? Này các Tỳ-kheo, khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các cảm thọ dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các cảm thọ đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỳ-kheo, là các cảm thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Và khi nào, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử đã biết các cảm thọ như vậy, rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, rõ biết các cảm thọ sai biệt như vậy, rõ biết các cảm thọ dị thục như vậy, rõ biết các cảm thọ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
7. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các tưởng...cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
Này các Tỳ-kheo, có sáu tưởng này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
8. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là tưởng sanh khởi? Này các Tỳ-kheo, xúc là các tưởng sanh khởi.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các tưởng sai biệt? Này các Tỳ-kheo, các tưởng trong các sắc là khác, các tưởng trong các thanh là khác, các tưởng trong các hương là khác, các tưởng trong các vị là khác, các tưởng trong các xúc là khác, các tưởng trong các pháp là khác. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các tưởng sai biệt.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các tưởng dị thục? Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng các tưởng là kết quả của thói quen, khi nào người ta biết sự vật như thế nào, như thế nào, người ta nói sự vật ấy như sau, như sau: "Như vậy tôi tưởng". Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các tưởng dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các tưởng đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỳ-kheo, là tưởng đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến các tưởng đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các tưởng như vậy, rõ biết các tưởng sanh khởi như vậy, rõ biết các tưởng sai biệt như vậy, rõ biết các tưởng dị thục như vậy, rõ biết các tưởng đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các tưởng đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các tưởng... cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
9. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc... cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên nào đã được nói như vậy? Này các Tỳ-kheo, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
10. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sanh khởi? Vô minh, này các Tỳ-kheo, là các lậu hoặc sanh khởi.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sai biệt? Này các Tỳ-kheo, có các lậu hoặc đưa đến địa ngục, có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh, có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ, có các lậu hoặc đưa đến thế giới loài người, có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc sai biệt.
Và này các Tỷ Kheo, thế nào là các lậu hoặc dị thục? Này các Tỷ kheo, khi nào vì vô minh cái gì sanh khởi, một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là các lậu hoặc dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các lậu hoặc đoạn diệt? Vô minh đoạn diệt, này các Tỳ-kheo, là các lậu đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các lậu hoặc là như vậy, rõ biết các lậu hoặc sanh khởi như vậy, rõ biết các lậu hoặc sai biệt như vậy, rõ biết các lậu hoặc dị thục như vậy, rõ biết các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các lậu hoặc đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc... cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
11. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các nghiệp... cần phải biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt được nói như vậy. Do duyên gì được nói như vậy?
Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý.
12. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các nghiệp sanh khởi? Này các Tỳ-kheo, xúc là các nghiệp sanh khởi.
- Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các nghiệp sai biệt? Này các Tỳ-kheo, có nghiệp đưa đến cảm thọ ở địa ngục, có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, có nghiệp đưa đến cảm thọ cõi ngạ quỷ, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài Người, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới chư Thiên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các nghiệp sai biệt. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các nghiệp dị thục? Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng có ba loại nghiệp dị thục: Ở ngay đời hiện tại, hay ở đời sau, hay ở một đời sau nữa. Này các Tỳ-kheo, đây là các nghiệp dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỳ-kheo, là nghiệp đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt. Ðó là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các nghiệp như vậy, rõ biết các nghiệp sanh khởi như vậy, rõ biết các nghiệp sai biệt như vậy, rõ biết các nghiệp dị thục như vậy, rõ biết các nghiệp đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các nghiệp đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các nghiệp... cần phải rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
13. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên gì đã được nói như vậy?
Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ.
14. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khổ sanh khởi? Ái, này các Tỳ-kheo, là khổ sanh khởi.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khổ sai biệt? Này các Tỳ-kheo có khổ lớn, có khổ nhỏ, có khổ chậm biến, có khổ mau biến. Này các Tỳ-kheo, đây là khổ sai biệt.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khổ dị thục? Này các Tỳ-kheo, ở đây có hạng người bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc lóc, đi đến bất tỉnh; do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú đề đoạn diệt khổ này.
Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng khổ đem lại kết quả mê loạn, đem lại kết quả tìm kiếm. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là khổ dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?
Ái đoạn diệt, này các Tỳ-kheo, là khổ đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến khổ đoạn diệt. Ðó là chánh kiến... chánh định. Này các Tỳ-kheo, khi nào Thánh đệ tử rõ biết khổ như vậy, rõ biết khổ sanh khởi như vậy, rõ biết khổ sai biệt như vậy, rõ biết khổ dị thục như vậy, rõ biết khổ đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là khổ đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
Này các Tỳ-kheo, đây là thể nhập pháp môn, pháp pháp môn.
Tương tự cho Thọ, cho Tưởng, cho Lậu hoặc, cho Nghiệp, cho Khổ. Những câu trả lời về sáu trí cho sáu đối tượng. Qúy vị tự điền sáu câu trả lời và cố gắng suy tư và hiểu chúng sẽ giúp quý vị sẽ giác ngộ dễ dàng.
Khi áp dụng tứ đế vào 11 duyên trong 12 duyên cho biết rằng diệt quả là diệt điểm đầu (nhân) còn điểm cuối (kết quả) sẽ mất.
Điểm bắt đầu khởi ra là Vô minh đã sinh ra Hành rồi Thức tái sanh đến quả hiện tại là Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ (Lạc hay Khổ), nếu điểm khởi đầu Vô minh không có thì bây giờ làm gì có hạnh phúc hay đau khổ. Nhưng hạnh phúc hay đau khổ đã trổ ra rồi, chúng ta không thể diệt được vì đó là quả báo.
Áp dụng Tứ đế vào năm uẩn. Sự việc chấm dứt năm uẩn rất dễ dàng chỉ cần diệt nguyên nhân sanh chúng thì 5 uẩn không còn tồn tại, rất đơn giản chứ không phải thọ là không, thọ không khác không. Vì không biết Tứ đế nên dẫn đến những suy nghĩ sai lầm. Ngoài tứ đế trí còn có thêm hai trí nữa: Sai biệt trí và Dị thục trí nữa được áp dụng vào sau đối tượng: Dục, Thọ, Tưởng, Lậu hoặc, Nghiệp, Khổ sẽ giúp quý vị năm vững tứ đế vào những đối tượng khác nữa.Nhât là dị thục trí là loại hiểu biết về sự chín muồi về thọ hay về tưởng v.v.. rất hay và sai biệt trí là sự hiểu biết sai khác về nghiệp, về lậu hoặc để giúp quý vị hiểu sự khác về lậu hoặc và nghiệp.
Làm sao hết quả khổ hay quả lạc, Đức Phật dạy Vô minh diệt thì hành diệt thì khổ sẽ diệt nhưng hành chính là ái. Tại duyên thọ (lạc hay khổ) mà có Minh sanh thì ái diệt thì dẫn đến thủ diệt, hữu diệt, sanh diệt thì khổ diệt.
Thế nào là Minh? Rõ biết khổ, rõ biết nguyên nhân khổ, rõ biết diệt khổ, rõ biết con đường diệt khổ thì sanh tử hay khổ đau sẽ chấm dứt vĩnh viễn.
Để phá tan vòng kim cô 12 Nhân duyên cần biết áp dụng Tứ đế vào 11 nhân trong 12 nhân duyên thì sẽ phá vỡ vòng kim cô này. Do vậy chương mười bàn về bốn mươi bốn căn bản trí để phá tan mắc xích 12 nhân duyên. Quý vị nên chứng nghiệm thì sẽ thoát khổ.
Người nào học Phật Pháp mà không tìm hiểu rốt ráo về Lý Duyên khởi thì không thể nào diệt khổ được. Đây là những tên tướng cướp giấu mặt và che kín mà không lật mặt nạ ra thì không thể nào bắt được chúng. Có những hành giả Phật giáo ít nhận biết khổ tập là Lý Duyên khởi nên đã uổng phí một kiếp làm người mà không giác ngộ 12 nhân duyên.
Hành giả Phật giáo nên biết áp dụng Tứ đế vào tất cả mọi trường hợp trên thế gian này. Tuy nhiên Đức Phật chỉ áp dụng Tứ đế về Khổ hoặc về Năm uẩn và vào 11 Duyên trong 12 Duyên để phá vòng khép kín gây cho chúng sanh luân hồi.
Lý duyên khởi là cực kỳ quan trọng, quý vị hãy cố gắng tìm hiểu cho tận cùng kỳ lý để thấu đáo sẽ có quả Thánh dự lưu đời này.
Trong kinh Tăng chi sáu pháp, có một bài kinh tên là Một Pháp Môn Quyết Trạch rất hay bàn về áp dụng tứ đế trí và thêm sai biệt trí, dị thục trí vào các đối tượng như: Dục, Thọ, Tưởng, Lậu hoặc, Nghiệp, Khổ. Như vậy có sáu trí áp dụng vào 6 đối tượng tạo thành 36 trí.
1- Bài kinh một Pháp Quyết Trạch
Nguyên văn Pali - Việt như sau:(IX) (63) Một Pháp Môn Quyết Trạch
1. - Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy pháp môn thể nhập, pháp môn pháp. Hãy nghe và tác ý, Ta sẽ giảng.
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. - Và này các Tỳ-kheo, thế nào là pháp môn thể nhập (quyết trạch), pháp môn pháp?
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết duyên khởi các dục, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết cảm thọ, cần phải biết các cảm thọ duyên khởi, cần phải biết các cảm thọ sai biệt, cần phải biết các cảm thọ dị thục, cần phải biết các cảm thọ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các tưởng, cần phải biết các tưởng duyên khởi, cần phải biết các tưởng sai biệt, cần phải biết các tưởng dị thục, cần phải biết các tưởng đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc, cần phải biết các lậu hoặc duyên khởi, cần phải biết các lậu hoặc sai biệt, cần phải biết các lậu hoặc dị thục, cần phải biết các lậu hoặc đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết nghiệp, cần phải biết duyên khởi các nghiệp, cần phải biết các nghiệp sai biệt, cần phải biết các nghiệp dị thục, cần phải biết các nghiệp đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến nghiệp đoạn diệt. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ duyên khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt.
3. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các dục, cần phải biết các dục duyên khởi, cần phải biết các dục sai biệt, cần phải biết các dục dị thục, cần phải biết các dục đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt, đã được nói như vậy. Và do duyên gì được nói như vậy?
Này các Tỳ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng này: Các sắc do mắt nhận thức, khả lạc, khả ý, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân nhận thức... khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỳ-kheo, dầu chúng không phải dục, chúng được gọi là dục trưởng dưỡng trong giới luật của bậc Thánh.
Các tư duy tham ái,
Là dục của con người,
Các hoa mỹ ở đời,
Chúng không phải là dục,
Các tư duy tham ái
Là dục của con người,
Các hoa mỹ an trú
Như vậy ở trên đời,
Ở đây những bậc Trí,
Nhiếp phục được lòng dục.
4. Này các Tỳ-kheo, thế nào là các dục duyên khởi? Xúc, này các Tỳ-kheo, là các dục duyên khởi.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các dục sai biệt? Này các Tỳ-kheo, dục trên các sắc là khác, dục trên các tiếng là khác, dục trên các hương là khác, dục trên các vị là khác, dục trên các xúc là khác. Này các Tỳ-kheo, đây là các dục sai biệt.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các dục dị thục? Này các Tỳ-kheo, khi muốn một cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức, Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các dục dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các dục đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỳ-kheo là dục đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các dục đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Khi nào, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các dục như vậy, rõ biết các dục sanh khởi như vậy, rõ biết các dục sai biệt như vậy, rõ biết các dục dị thục như vậy, rõ biết các dục đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các dục đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các dục đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các dục... cần phải biết con đường đưa đến dục đoạn diệt, Ðoạn diệt đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
5. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
Này các Tỳ-kheo, có ba cảm thọ này: lạc thọ, khổ thọ, phi khổ phi lạc thọ.
6. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các cảm thọ sanh khởi? Xúc, này các Tỳ-kheo, là các cảm thọ sanh khởi. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các cảm thọ sai biệt? Này các Tỳ-kheo, có các lạc thọ liên hệ đến vật chất, có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất; có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất; có các cảm thọ không khổ không lạc liên hệ đến vật chất, có các cảm thọ không khổ không lạc không liên hệ đến vật chất. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các cảm thọ sai biệt.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các cảm thọ dị thục? Này các Tỳ-kheo, khi nào cảm thọ cái gì, sanh khởi một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các cảm thọ dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các cảm thọ đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỳ-kheo, là các cảm thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các cảm thọ đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Và khi nào, này các Tỷ kheo, vị Thánh đệ tử đã biết các cảm thọ như vậy, rõ biết các cảm thọ sanh khởi như vậy, rõ biết các cảm thọ sai biệt như vậy, rõ biết các cảm thọ dị thục như vậy, rõ biết các cảm thọ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các cảm thọ đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các cảm thọ... cần phải biết con đường đưa đến các cảm thọ đoạn diệt, đã nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
7. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các tưởng...cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Do duyên gì đã được nói như vậy?
Này các Tỳ-kheo, có sáu tưởng này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng.
8. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là tưởng sanh khởi? Này các Tỳ-kheo, xúc là các tưởng sanh khởi.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các tưởng sai biệt? Này các Tỳ-kheo, các tưởng trong các sắc là khác, các tưởng trong các thanh là khác, các tưởng trong các hương là khác, các tưởng trong các vị là khác, các tưởng trong các xúc là khác, các tưởng trong các pháp là khác. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các tưởng sai biệt.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các tưởng dị thục? Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng các tưởng là kết quả của thói quen, khi nào người ta biết sự vật như thế nào, như thế nào, người ta nói sự vật ấy như sau, như sau: "Như vậy tôi tưởng". Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các tưởng dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các tưởng đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỳ-kheo, là tưởng đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến các tưởng đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các tưởng như vậy, rõ biết các tưởng sanh khởi như vậy, rõ biết các tưởng sai biệt như vậy, rõ biết các tưởng dị thục như vậy, rõ biết các tưởng đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các tưởng đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các tưởng... cần phải biết con đường đưa đến các tưởng đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
9. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc... cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên nào đã được nói như vậy? Này các Tỳ-kheo, có ba lậu hoặc này: dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu.
10. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sanh khởi? Vô minh, này các Tỳ-kheo, là các lậu hoặc sanh khởi.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các lậu hoặc sai biệt? Này các Tỳ-kheo, có các lậu hoặc đưa đến địa ngục, có các lậu hoặc đưa đến bàng sanh, có các lậu hoặc đưa đến ngạ quỷ, có các lậu hoặc đưa đến thế giới loài người, có các lậu hoặc đưa đến thế giới chư Thiên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các lậu hoặc sai biệt.
Và này các Tỷ Kheo, thế nào là các lậu hoặc dị thục? Này các Tỷ kheo, khi nào vì vô minh cái gì sanh khởi, một tự ngã khởi lên từ vật ấy, từ vật ấy, để dự phần phước đức, hay để dự phần không phước đức. Này các Tỷ kheo, đây gọi là các lậu hoặc dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các lậu hoặc đoạn diệt? Vô minh đoạn diệt, này các Tỳ-kheo, là các lậu đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo tám ngành đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt. Tức là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các lậu hoặc là như vậy, rõ biết các lậu hoặc sanh khởi như vậy, rõ biết các lậu hoặc sai biệt như vậy, rõ biết các lậu hoặc dị thục như vậy, rõ biết các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các lậu hoặc đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các lậu hoặc... cần phải biết con đường đưa đến các lậu hoặc đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
11. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các nghiệp... cần phải biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt được nói như vậy. Do duyên gì được nói như vậy?
Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng suy tư là nghiệp; sau khi suy tư, tạo nghiệp về thân, về lời, về ý.
12. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các nghiệp sanh khởi? Này các Tỳ-kheo, xúc là các nghiệp sanh khởi.
- Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các nghiệp sai biệt? Này các Tỳ-kheo, có nghiệp đưa đến cảm thọ ở địa ngục, có nghiệp đưa đến cảm thọ loài bàng sanh, có nghiệp đưa đến cảm thọ cõi ngạ quỷ, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới loài Người, có nghiệp đưa đến cảm thọ thế giới chư Thiên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là các nghiệp sai biệt. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là các nghiệp dị thục? Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng có ba loại nghiệp dị thục: Ở ngay đời hiện tại, hay ở đời sau, hay ở một đời sau nữa. Này các Tỳ-kheo, đây là các nghiệp dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là nghiệp đoạn diệt? Xúc đoạn diệt, này các Tỳ-kheo, là nghiệp đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành, con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt. Ðó là chánh tri kiến... chánh định. Khi nào, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử rõ biết các nghiệp như vậy, rõ biết các nghiệp sanh khởi như vậy, rõ biết các nghiệp sai biệt như vậy, rõ biết các nghiệp dị thục như vậy, rõ biết các nghiệp đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là các nghiệp đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết các nghiệp... cần phải rõ biết con đường đưa đến các nghiệp đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này đã được nói như vậy.
13. Này các Tỳ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên gì đã được nói như vậy?
Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi khổ não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại năm thủ uẩn là khổ.
14. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khổ sanh khởi? Ái, này các Tỳ-kheo, là khổ sanh khởi.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khổ sai biệt? Này các Tỳ-kheo có khổ lớn, có khổ nhỏ, có khổ chậm biến, có khổ mau biến. Này các Tỳ-kheo, đây là khổ sai biệt.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khổ dị thục? Này các Tỳ-kheo, ở đây có hạng người bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, ưu sầu, bi thảm, than van, đập ngực, khóc lóc, đi đến bất tỉnh; do bị khổ chinh phục, tâm bị trói buộc, nên đi tìm phía bên ngoài xem có ai biết được một câu, hai câu thần chú đề đoạn diệt khổ này.
Này các Tỳ-kheo, Ta tuyên bố rằng khổ đem lại kết quả mê loạn, đem lại kết quả tìm kiếm. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là khổ dị thục.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là khổ đoạn diệt?
Ái đoạn diệt, này các Tỳ-kheo, là khổ đoạn diệt. Ðây là Thánh đạo tám ngành đưa đến khổ đoạn diệt. Ðó là chánh kiến... chánh định. Này các Tỳ-kheo, khi nào Thánh đệ tử rõ biết khổ như vậy, rõ biết khổ sanh khởi như vậy, rõ biết khổ sai biệt như vậy, rõ biết khổ dị thục như vậy, rõ biết khổ đoạn diệt như vậy, rõ biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt như vậy, khi ấy, vị ấy được rõ biết Phạm hạnh thể nhập này như là khổ đoạn diệt.
Này các Tỳ-kheo, cần phải biết khổ, cần phải biết khổ sanh khởi, cần phải biết khổ sai biệt, cần phải biết khổ dị thục, cần phải biết khổ đoạn diệt, cần phải biết con đường đưa đến khổ đoạn diệt, đã được nói như vậy. Chính do duyên này, đã được nói như vậy.
Này các Tỳ-kheo, đây là thể nhập pháp môn, pháp pháp môn.
2-Tóm lược bài kinh.
Dục trí là sự hiểu về dục. Dục Tập trí là sự hiểu biết về nguyên sanh dục là Xúc. Dục diệt trí là sự hiểu biết về Dục là diệt nguyên nhân sanh dục là diệt Xúc. Dục diệt đạo trí là sự hiểu biết về con đường dẫn đến diệt Dục là bát Chánh đạo. Dục sai biệt trí là sự hiểu biết về sự sai biệt về dục. Dục dị thục trí là sự hiểu biết dục dị thục .Tương tự cho Thọ, cho Tưởng, cho Lậu hoặc, cho Nghiệp, cho Khổ. Những câu trả lời về sáu trí cho sáu đối tượng. Qúy vị tự điền sáu câu trả lời và cố gắng suy tư và hiểu chúng sẽ giúp quý vị sẽ giác ngộ dễ dàng.
Kết luận chương mười.
Tác giả kết luận.Khi áp dụng tứ đế vào 11 duyên trong 12 duyên cho biết rằng diệt quả là diệt điểm đầu (nhân) còn điểm cuối (kết quả) sẽ mất.
Điểm bắt đầu khởi ra là Vô minh đã sinh ra Hành rồi Thức tái sanh đến quả hiện tại là Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ (Lạc hay Khổ), nếu điểm khởi đầu Vô minh không có thì bây giờ làm gì có hạnh phúc hay đau khổ. Nhưng hạnh phúc hay đau khổ đã trổ ra rồi, chúng ta không thể diệt được vì đó là quả báo.
Áp dụng Tứ đế vào năm uẩn. Sự việc chấm dứt năm uẩn rất dễ dàng chỉ cần diệt nguyên nhân sanh chúng thì 5 uẩn không còn tồn tại, rất đơn giản chứ không phải thọ là không, thọ không khác không. Vì không biết Tứ đế nên dẫn đến những suy nghĩ sai lầm. Ngoài tứ đế trí còn có thêm hai trí nữa: Sai biệt trí và Dị thục trí nữa được áp dụng vào sau đối tượng: Dục, Thọ, Tưởng, Lậu hoặc, Nghiệp, Khổ sẽ giúp quý vị năm vững tứ đế vào những đối tượng khác nữa.Nhât là dị thục trí là loại hiểu biết về sự chín muồi về thọ hay về tưởng v.v.. rất hay và sai biệt trí là sự hiểu biết sai khác về nghiệp, về lậu hoặc để giúp quý vị hiểu sự khác về lậu hoặc và nghiệp.
Làm sao hết quả khổ hay quả lạc, Đức Phật dạy Vô minh diệt thì hành diệt thì khổ sẽ diệt nhưng hành chính là ái. Tại duyên thọ (lạc hay khổ) mà có Minh sanh thì ái diệt thì dẫn đến thủ diệt, hữu diệt, sanh diệt thì khổ diệt.
Thế nào là Minh? Rõ biết khổ, rõ biết nguyên nhân khổ, rõ biết diệt khổ, rõ biết con đường diệt khổ thì sanh tử hay khổ đau sẽ chấm dứt vĩnh viễn.
Kết Luận phần III.
Lý Duyên khởi chia làm hai phần ; Nghiệp cũ chính là khổ Tập sanh ra quả khổ hiện tại. Tại sao không gọi là lạc/khổ tập mà chỉ là khổ Tập vì tất cả sự vật vô thường (diệt) nên dù lạc đi nữa cuối cùng vẫn là khổ. Nếu không nhận ra những quả khổ hay quả lạc đang có hiện tại do nghiệp cũ sanh khởi thì chúng sanh tiếp tục Vô minh trong đời sống hiện tại và tiếp tục tạo nghiệp mới nữa. Như vậy nghiệp cũ sanh ra quả khổ hiện tại tức là duyên Thọ lạc/khổ. Nếu ngay duyên Thọ mà không có giác ngộ thì Ái sanh ra tức thì mà không có thời gian. Đây là lý do tại sao mà những người sống tại gia và xuất gia không thể nào thoát khỏi tham, sân, si được. Khi có Ái sanh khởi thì tiếp tục sanh ra Thủ rồi tiếp tục sanh ra Hữu và tiếp tục sanh ra Sanh, Già chết. Như vậy muốn thoát được vòng kim cô 12 Nhân duyên thì phải diệt Vô minh thì cần Minh sanh tức là biết rõ khổ, biết rõ nguyên nhân khổ, biết rõ diệt khổ, biết rõ con đường dẫn đến diệt khổ. Nhưng đa số chúng sanh không tin tuyệt đối vào Tứ Thánh đế nên không lo tìm hiểu rốt ráo. Chúng sanh cứ lo chạy theo những thứ khác mà chỉ học sơ sài về Tứ Thánh đế nên không có Minh sanh nên luân hồi mãi mãi là vậy.Để phá tan vòng kim cô 12 Nhân duyên cần biết áp dụng Tứ đế vào 11 nhân trong 12 nhân duyên thì sẽ phá vỡ vòng kim cô này. Do vậy chương mười bàn về bốn mươi bốn căn bản trí để phá tan mắc xích 12 nhân duyên. Quý vị nên chứng nghiệm thì sẽ thoát khổ.
Người nào học Phật Pháp mà không tìm hiểu rốt ráo về Lý Duyên khởi thì không thể nào diệt khổ được. Đây là những tên tướng cướp giấu mặt và che kín mà không lật mặt nạ ra thì không thể nào bắt được chúng. Có những hành giả Phật giáo ít nhận biết khổ tập là Lý Duyên khởi nên đã uổng phí một kiếp làm người mà không giác ngộ 12 nhân duyên.
Hành giả Phật giáo nên biết áp dụng Tứ đế vào tất cả mọi trường hợp trên thế gian này. Tuy nhiên Đức Phật chỉ áp dụng Tứ đế về Khổ hoặc về Năm uẩn và vào 11 Duyên trong 12 Duyên để phá vòng khép kín gây cho chúng sanh luân hồi.
Lý duyên khởi là cực kỳ quan trọng, quý vị hãy cố gắng tìm hiểu cho tận cùng kỳ lý để thấu đáo sẽ có quả Thánh dự lưu đời này.