2: Thế nào là Quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. (Thánh dự lưu)
C2.2: Quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. (Thánh dự lưu).
Trích từ Kinh Tương Ưng 5: Tương ưng dự lưu.
Bài kinh Thích Tử Mahanama
(V) (25) Thích Tử Mahanama
1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha. Rồi Thích tử Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Thích tử Mahànàma bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người nam cư sĩ?
- Này Mahànàma, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Mahànàma, là người nam cư sĩ.
2. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ giữ giới?
- Này, Mahànàma, khi nào người nam cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, cho đến như vậy, là người nam cư sĩ giữ giới.
3. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ thực hành, vì tư lợi chứ không vì lợi tha?
- Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ thành tựu lòng tin cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu lòng tin; thành tựu giữ giới cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu giữ giới, thành tựu bố thí cho mình, không khích lệ người khác thành tựu bố thí; muốn tự mình đi đến yết kiến các Tỳ-kheo, không có khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ kheo; chỉ tự mình muốn nghe diệu pháp, không khích lệ người khác nghe diệu pháp; tự mình thọ trì những pháp đã được nghe, không khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì, không khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp, không khích lệ người khác thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thực hành vì tự lợi, không phải vì lợi tha.
4. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là nam cư sĩ thực hành vừa tự lợi, vừa lợi tha?
- Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới; khi nào tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí; khi nào tự mình muốn đi đến yết kiến các Tỳ-kheo và khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỳ-kheo; khi nào tự mình muốn nghe diệu pháp và khích lệ người khác nghe diệu pháp; khi nào tự mình thọ trì những pháp đã được nghe và khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; khi nào tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì và khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp, khích lệ người khác sau khi biết nghĩa biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thực hành vì tự lợi và lợi tha.
Bài kinh trên cho biết tự mình thành tựu giới và niềm tin Tam Bảo rồi nên giúp người khác nữa cũng thành tựu như mình gọi là lợi mình lợi người.
Trích từ Kinh Tương Ưng 5: Tương ưng dự lưu.
Bài kinh Thích Tử Mahanama
(V) (25) Thích Tử Mahanama
1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha. Rồi Thích tử Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Thích tử Mahànàma bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là người nam cư sĩ?
- Này Mahànàma, khi nào quy y Phật, quy y Pháp, quy y chúng Tăng, cho đến như vậy, này Mahànàma, là người nam cư sĩ.
2. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ giữ giới?
- Này, Mahànàma, khi nào người nam cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, cho đến như vậy, là người nam cư sĩ giữ giới.
3. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người nam cư sĩ thực hành, vì tư lợi chứ không vì lợi tha?
- Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ thành tựu lòng tin cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu lòng tin; thành tựu giữ giới cho mình, không có khích lệ người khác thành tựu giữ giới, thành tựu bố thí cho mình, không khích lệ người khác thành tựu bố thí; muốn tự mình đi đến yết kiến các Tỳ-kheo, không có khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỷ kheo; chỉ tự mình muốn nghe diệu pháp, không khích lệ người khác nghe diệu pháp; tự mình thọ trì những pháp đã được nghe, không khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì, không khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp, không khích lệ người khác thực hiện tùy pháp, đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thực hành vì tự lợi, không phải vì lợi tha.
4. - Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là nam cư sĩ thực hành vừa tự lợi, vừa lợi tha?
- Này Mahànàma, khi nào nam cư sĩ tự mình thành tựu lòng tin và khích lệ người khác thành tựu lòng tin; khi nào tự mình giữ giới và khích lệ người khác giữ giới; khi nào tự mình bố thí và khích lệ người khác bố thí; khi nào tự mình muốn đi đến yết kiến các Tỳ-kheo và khích lệ người khác đi đến yết kiến các Tỳ-kheo; khi nào tự mình muốn nghe diệu pháp và khích lệ người khác nghe diệu pháp; khi nào tự mình thọ trì những pháp đã được nghe và khích lệ người khác thọ trì những pháp đã được nghe; khi nào tự mình suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì và khích lệ người khác suy nghĩ đến ý nghĩa các pháp đã thọ trì; sau khi tự mình biết nghĩa, biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp, khích lệ người khác sau khi biết nghĩa biết pháp, thực hiện pháp đúng Chánh pháp. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là nam cư sĩ thực hành vì tự lợi và lợi tha.
Bài kinh trên cho biết tự mình thành tựu giới và niềm tin Tam Bảo rồi nên giúp người khác nữa cũng thành tựu như mình gọi là lợi mình lợi người.
1: Thế nào là Năm giới?
C2.1: Năm giới
Người cư sĩ cần thực hành hằng ngày năm giới này sẽ không rơi vào ba đường ác: Ngạ quỷ, bàng sanh, địa ngục. Bài kinh sau đây trích từ Kinh Tương 5: Tương ưng Dự lưu.
Bài kinh - Mahànàma
37. VII. Mahànàma (S.v,395)
1) Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, trong khu vườn cây bàng.
2) Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến... ngồi xuống một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:
3) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ?
-- Ai quy y Phật, này Mahànàma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ.
4) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ giới?
-- Này Mahànàma, người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ giới.
5) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ tín?
-- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn". Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ tín.
6) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn là người cư sĩ đầy đủ lòng bố thí?
-- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia sẻ vật bố thí. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ bố thí.
7) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ?
-- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ.
Tác giả phân tích.
Người cư sĩ có trí tuệ sanh diệt tức là trí tuệ về Tứ Thánh đế. Như vậy bài kinh này cho biết học và thực hành bài kinh trên có bậc Thánh dự lưu.
Người cư sĩ cần thực hành hằng ngày năm giới này sẽ không rơi vào ba đường ác: Ngạ quỷ, bàng sanh, địa ngục. Bài kinh sau đây trích từ Kinh Tương 5: Tương ưng Dự lưu.
Bài kinh - Mahànàma
37. VII. Mahànàma (S.v,395)
1) Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, trong khu vườn cây bàng.
2) Rồi họ Thích Mahànàma đi đến Thế Tôn, sau khi đến... ngồi xuống một bên, họ Thích Mahànàma bạch Thế Tôn:
3) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ?
-- Ai quy y Phật, này Mahànàma, quy y Pháp, quy y chúng Tăng. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ.
4) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ giới?
-- Này Mahànàma, người cư sĩ từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ giới.
5) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ tín?
-- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có lòng tin, tin tưởng ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn". Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ tín.
6) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn là người cư sĩ đầy đủ lòng bố thí?
-- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ trú ở gia đình, tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia sẻ vật bố thí. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ bố thí.
7) -- Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ?
-- Ở đây, này Mahànàma, người cư sĩ có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Cho đến như vậy, này Mahànàma, là người cư sĩ đầy đủ trí tuệ.
Tác giả phân tích.
Người cư sĩ có trí tuệ sanh diệt tức là trí tuệ về Tứ Thánh đế. Như vậy bài kinh này cho biết học và thực hành bài kinh trên có bậc Thánh dự lưu.
II. Vì sao phải Trì giới?
Tại sao phải trì giới?
Trì giới sẽ giảm khổ nhiều hơn nữa so với bố thí vì nhờ có giới không rơi vào ba đường ác và được sanh làm người hay chư thiên hưởng lạc không còn đau khổ nhiều. Vì vậy cần trì giới để hưởng thiên lạc.
Trì giới sẽ dẫn đến con đường giải thoát sau này. Nếu giới không thành tựu thì không thể nào chấm dứt khổ trong tương lai. Vì vậy Phật tử cần trì giới để hạnh phúc lâu dài khi sanh vào các cõi trời. Giới ví như là hàng rào để bảo vệ Phật tử không rơi vào những đường ác. Dù chưa chứng Thánh nhưng giới sẽ giúp cho con người được sanh lại làm người hay sanh làm loài trời hưởng phước lâu dài. Sau đây là những bài kinh nói về giới giúp những người học Phật Pháp biết để tạo nguồn công đức lớn.
Dù năm giới, tám giới, 10 giới hay hằng trăm giới đều thâu tóm trong ba giới: ý hành, khẩu hành, thân hành. Vì vậy Phật tử tìm hiểu ba hành này cho kỹ trong cuốn sách "Tứ Thánh đế là tối thượng". Trong kinh có một vị tỳ kheo học trên hai trăm giới không thuộc muốn hoàn tục nhưng tiếng đồn đến bậc Đạo sư. Đức Phật nói cho ông ta ba giới và đã hỏi vị Tỳ kheo có thuộc không? Vị Tỳ kheo trả lời thuộc. Vậy ba giới ấy là gì? Chính là ý hành giới, khẩu hành giới, thân hành giới. Sau đó không bao lâu thì vị này chứng Thánh A la hán (kinh Tiểu bộ).
Trì giới sẽ giảm khổ nhiều hơn nữa so với bố thí vì nhờ có giới không rơi vào ba đường ác và được sanh làm người hay chư thiên hưởng lạc không còn đau khổ nhiều. Vì vậy cần trì giới để hưởng thiên lạc.
Trì giới sẽ dẫn đến con đường giải thoát sau này. Nếu giới không thành tựu thì không thể nào chấm dứt khổ trong tương lai. Vì vậy Phật tử cần trì giới để hạnh phúc lâu dài khi sanh vào các cõi trời. Giới ví như là hàng rào để bảo vệ Phật tử không rơi vào những đường ác. Dù chưa chứng Thánh nhưng giới sẽ giúp cho con người được sanh lại làm người hay sanh làm loài trời hưởng phước lâu dài. Sau đây là những bài kinh nói về giới giúp những người học Phật Pháp biết để tạo nguồn công đức lớn.
Dù năm giới, tám giới, 10 giới hay hằng trăm giới đều thâu tóm trong ba giới: ý hành, khẩu hành, thân hành. Vì vậy Phật tử tìm hiểu ba hành này cho kỹ trong cuốn sách "Tứ Thánh đế là tối thượng". Trong kinh có một vị tỳ kheo học trên hai trăm giới không thuộc muốn hoàn tục nhưng tiếng đồn đến bậc Đạo sư. Đức Phật nói cho ông ta ba giới và đã hỏi vị Tỳ kheo có thuộc không? Vị Tỳ kheo trả lời thuộc. Vậy ba giới ấy là gì? Chính là ý hành giới, khẩu hành giới, thân hành giới. Sau đó không bao lâu thì vị này chứng Thánh A la hán (kinh Tiểu bộ).
Thế nào là Bố thí pháp?
C1.3: Bố thí Pháp.
Có những bài kinh Tăng chi 4 pháp được trích ra đây sẽ giúp cho những ai mà muốn giúp người khác giống như mình gọi là lợi mình và lợi người nên suy tư những lời dạy trong bài kinh sau đây:
C1.3.1: Nhiếp phục Tham, Sân, Si.
Bài kinh Lợi Mình (1)
1. - Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người; hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình; hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người; hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
2. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham, hướng đến nhiếp phục sân cho mình... nhiếp phục si cho mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.
3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, khích lệ nhiếp phục tham cho người, không hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình... không hướng đến nhiếp phục si cho tự mình, khích lệ nhiếp phục si cho người. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.
4. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục tham, không nhiếp phục sân cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục sân... không nhiếp phục si cho tự mình, không khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, không hướng đến lợi người.
5. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người hướng đến nhiếp phục tham cho tự mình, và khích lệ người khác nhiếp phục tham, hướng đến nhiếp phục sân cho tự mình... hướng đến nhiếp phục si cho tự mình và khích lệ người khác nhiếp phục si. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi ích cho mình và cho người.
Này các Tỳ-kheo, bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
C1.3.2: Lợi ích cho mình
Bài kinh - Lợi Ích Cho Mình (2)
1. (Như kinh (96), đoạn đầu)
2. - Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người, mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, thọ trì các pháp đã được nghe, suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; nhưng không phải là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác, rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; không phải là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không có lợi người.
3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không mau mắn nhận xét trong các thiện pháp, không thọ trì các pháp đã được nghe, không suy tư ý nghĩa các pháp đã được thọ trì, không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp tùy pháp; là người thiện ngôn, khéo nói, dùng những lời tao nhã, phát âm chính xác rõ ràng, khiến cho nghĩa lý được minh bạch; là người thuyết giảng, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không có lợi mình.
4. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người, không hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người không có mau mắn nhận xét trong các thiện pháp... không có sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp; không phải là người thiện ngôn, khéo nói... làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy này các Tỳ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình và lợi người.
5. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người mau mắn nhận xét trong các thiện pháp... sau khi hiểu nghĩa, hiểu pháp, thực hành pháp, tùy pháp. Là người thiện ngôn, khéo nói... làm cho hoan hỷ các vị đồng Phạm hạnh. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời.
C1.3.3: Lợi cho mình - Những Học Pháp
Bài kinh - Những Học Pháp
IX) (99) Những Học Pháp
1. - Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Hướng đến lợi mình, không lợi người; hướng đến lợi người, không lợi mình; không hướng đến lợi mình, lợi người; hướng đến lợi mình, lợi người.
2. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình từ bỏ sát sanh, không khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho, không khích lệ người khác từ bỏ lấy của không cho; tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục, không khích lệ người khác từ bỏ tà hạnh trong các dục;... tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; nhưng không khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình, không lợi người.
3. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình không từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình không từ bỏ lấy của không cho;... tự mình không bỏ tà hạnh trong các dục;... tự mình không từ bỏ nói láo... tự mình không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi người, không lợi mình.
4. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người không hướng đến lợi mình, lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình không từ bỏ sát sanh, không khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình không từ bỏ lấy của không cho;... tự mình không từ bỏ tà hạnh trong các dục;... tự mình không từ bỏ nói láo... tự mình không từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu; không khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người không hướng đến lợi mình, lợi người.
5. Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hạng người hướng đến lợi mình, lợi người?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh; tự mình từ bỏ lấy của không cho... tự mình từ bỏ tà hạnh trong các dục... tự mình từ bỏ nói láo... tự mình từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu, khích lệ người khác từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Như vậy, này các Tỳ-kheo, là hạng người hướng đến lợi mình và lợi người.
Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
Tác giả nhận xét.
Còn nhiều bài kinh khác nữa nhưng vài bài kinh đã nêu trên vừa đủ có thể giúp những Phật Tử biết bố thí đem lại lợi ích cho mình và cho người.
Bố thí Pháp cao hơn bố thí vật chất vì chỉ giúp con người ấm no nhất thời còn bố thí Pháp sẽ giúp con người có hạnh phúc lâu dài hoặc có thể giúp con người chấm dứt khổ đau vĩnh viễn. Ví dụ giúp cho một người một bữa ăn thì chỉ no ngày hôm đó, nhưng ngày mai có thể đói tiếp nên giúp họ học một nghề thì tự họ có thể nuôi thân suốt đời được. Tương tự như vậy một người không biết giữ 5 giới hay 8 giới sẽ tạo vô số ác nghiệp sẽ sanh ra quả khổ dài lâu nhưng nhờ một người thiện trí thức dạy mình học 5 giới hay học 8 giới, học bố thí sẽ sanh ra quả tốt đến với mình và đồng thời không có quả khổ. Khi giúp một người biết giữ giới, biết hành thiện là bố thí Pháp, còn khi giúp một người có thức ăn, thức uống hay có quần áo hay có thuốc men hay có tiền bạc gọi là bố thí vật chất.
Nếu ai sanh ra đời biết bố thí giúp người là do kiếp trước đã từng làm rồi nên tiếp tục làm nữa. Nếu ai sanh ra đời biết bố thí pháp cho người khác, biết rằng kiếp trước đã từng làm việc đó rồi và tiếp tục làm nữa kiếp này. Người sống tại gia có thể vừa bố thí vật chất và bố thí pháp. Người xuất gia không có tiền nên thường là bố thí pháp là chính. Tuy nhiên trong kinh có vị xuất gia rồi nhưng hay tin cha mẹ mình già yếu, nghèo khổ. Ngài đi khất thực rồi chia phần ăn cho cha mẹ mình chứ không phải tu hành đi quyên tiền phật tử để giúp đỡ người nghèo không đúng vì nhiệm vụ bố thí vật chất dành cho người tại gia. Người xuất gia lo tu thoát khỏi tam giới như vậy người tu hành sẽ là ruộng phước vô thượng ở đời cho ai cúng dường.
C1.3.4 Kết luận về bố thí
Có hai loại bố thí: Bố thí vật chất sẽ giúp cho bớt khổ trong vòng luân hồi, nhưng quả trổ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào thửa ruộng tốt như những thầy tu theo bát Thánh đạo hoặc thửa ruộng xấu như những thầy tu không thực hành bát Thánh đạo thì quả trổ rất nhỏ. Quả trổ tốt mà hưởng trọn vẹn lại hay không hưởng được lại lệ thuộc tâm khi bố thí như thế nào như bài kinh Căn bản bố thí cho biết khi bố thí cách thứ 7, cách thứ 8 là tốt nhất vì khi trổ quả ít phiền não còn sáu cách bố thí kia khi trổ ra quả vẫn có nhiều phiền toái sanh khởi. Tuy nhiên bố thí là bước đầu đi trên con đường chấm dứt khổ vĩnh viễn trong vị lai. Bố thí pháp thì cao thượng hơn giúp chúng sanh tránh khỏi cái khổ như sanh vào ba đường ác: Bàng sanh, địa ngục, ngạ quỷ nên được chư Phật giảng dạy cho chúng sanh biết và thực hành sẽ có hạnh phúc ở các cõi trời dục giới mặc dù con đường luân hồi còn dài nhưng ít ra cũng một khoảng thời gian hưởng lạc cõi người và cõi trời. Bài kinh Trung bộ số 142 - khuyến khích nên giúp đỡ những người thân mình nên thành tựu năm giới, tin Tam bảo bất động và không nghi ngờ về Tứ Thánh đế vì khổ đau chỉ còn bảy kiếp.
Tại sao Người nhận được cúng dường như thửa ruộng?
C1.2 Người được nhận cúng dường như thửa ruộng.
Có bài kinh sau đây cho biết người tu hành được ví như đám ruộng tốt hay xấu, nếu ruộng xấu thì trồng lúa sanh ra quả nhỏ, nếu ruộng tốt khi trồng sẽ có quả lớn.Tương tự người tu thực hành Bát Chánh đạo là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Đây là người nên được cúng dường sẽ có quả rất lớn. Vì người thực hành bát Thánh đạo sẽ chứng một trong tám bậc Thánh nên đọc thêm bài kinh Phân biệt cúng dường sẽ cho biết tám bậc Thánh.
Nguyên văn kinh Pali - Việt. Kinh Thửa Ruộng
1.- Này các Tỳ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu tám chi phần được xem là không quả lớn, không vị ngọt lớn, không phải địa điểm tăng thịnh. Thế nào là thành tựu tám chi phần?
2. Này các Tỳ-kheo, ở đây thửa ruộng lồi lên lõm xuống, đầy đá và sạn, đất mặn, không có bề sâu, không có chỗ nước chảy ra, không có chỗ nước chảy vào, không có nước chảy, không có bờ đê. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu được tám chi phần được xem là không quả lớn, không vị ngọt lớn, không phải địa điểm tăng thịnh. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, không có quả lớn, không lợi ích lớn, không có rung cảm lớn. Thế nào là thành tựu tám chi phần?
3. Ở đây, này các Tỳ-kheo, các Sa-môn, các Bà-la-môn có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Như vậy, này các Tỳ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, không có quả lớn, không lợi ích lớn, không có rung cảm lớn.
4. Này các Tỳ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu tám chi phần được xem là có quả lớn, có vị ngọt lớn, là địa điểm tăng thịnh. Thế nào là thành tựu tám chi phần?
5. Này các Tỳ-kheo, ở đây thửa ruộng không lồi lên lõm xuống, không có đầy đá và sạn, không có đất mặn, có bề sâu, có chỗ nước chảy ra, có chỗ nước chảy vào, có nước chảy, có bờ đê. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu tám chi phần được xem là có quả lớn, có vị ngọt lớn, là địa điểm tăng thịnh. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, có quả lớn, lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có rung cảm lớn. Thế nào là thành tựu tám chi phần?
6. Ở đây, này các Tỳ-kheo, các Sa-môn, các Bà-la-môn có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Như vậy, này các Tỳ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, có quả lớn, lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có rung cảm lớn.
Khi ruộng được đầy đủ
Hột giống gieo đầy đủ
Khi mưa xuống đầy đủ
Lúa gặt được đầy đủ
Tai họa không có mặt
Tăng trưởng được đầy đủ
Rộng lớn được đầy đủ
Kết quả được đầy đủ
Cũng vậy, sự bố thí
Giữa những người đủ giới
Và vật liệu bố thí
Cũng được sắm đầy đủ
Ðưa đến sự đầy đủ
Vì sở hành đầy đủ
Vậy ai muốn đầy đủ
Phải tự mình đầy đủ
Phục vụ người đủ tuệ
Như vậy thành công đủ
Ðầy đủ trí và đức
Với tâm được đầy đủ
Làm nghiệp được đầy đủ
Lợi ích được đầy đủ
Như thật biết cuộc đời
Ðạt được kiến đầy đủ
Ðường đầy đủ đi đến
Tiến đến ý đầy đủ
Vứt bỏ mọi cấu uế
Ðạt Niết-bàn cụ túc
Giải thoát mọi khổ đau
Tức đầy đủ vẹn toàn.
Tác giả phân tích.
Dựa bài kinh trên những hành động cho vật chất đến người khác được ví như một hạt giống và thửa ruộng được ví như người nhận vật đã cho. Như vậy bố thí có quả lớn hay quả nhỏ tùy vào người nhận có tu tập nhiều hay không. Hãy tham khảo bài kinh số 142 Phân biệt cúng dường thuộc kinh Trung bộ sẽ biết ai sẽ cho ra quả lớn nhất trên thế gian này.
Bố thí là bước đầu tiên sẽ giúp con người bớt khổ về thân vì nhờ có tài sản do nhân bố thí sanh ra. Đây là quy luật nhân quả vận hành trong thiên nhiên còn quy luật nhân quả vận hành trên con người chỉ có Đức Phật biết và nói lại cho chúng ta biết. Vì vậy khi một người Quy y Phật là phải tin tuyệt đối về 10 ân đức của Đức Phật (xem phần phụ chú trong tập sách này). Nếu chúng ta nghèo phải biết do không biết bố thí. Nếu chúng ta giàu phải biết rằng do kiếp trước hay kiếp này có bố thí.
Có bài kinh sau đây cho biết người tu hành được ví như đám ruộng tốt hay xấu, nếu ruộng xấu thì trồng lúa sanh ra quả nhỏ, nếu ruộng tốt khi trồng sẽ có quả lớn.Tương tự người tu thực hành Bát Chánh đạo là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Đây là người nên được cúng dường sẽ có quả rất lớn. Vì người thực hành bát Thánh đạo sẽ chứng một trong tám bậc Thánh nên đọc thêm bài kinh Phân biệt cúng dường sẽ cho biết tám bậc Thánh.
Nguyên văn kinh Pali - Việt. Kinh Thửa Ruộng
1.- Này các Tỳ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu tám chi phần được xem là không quả lớn, không vị ngọt lớn, không phải địa điểm tăng thịnh. Thế nào là thành tựu tám chi phần?
2. Này các Tỳ-kheo, ở đây thửa ruộng lồi lên lõm xuống, đầy đá và sạn, đất mặn, không có bề sâu, không có chỗ nước chảy ra, không có chỗ nước chảy vào, không có nước chảy, không có bờ đê. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu được tám chi phần được xem là không quả lớn, không vị ngọt lớn, không phải địa điểm tăng thịnh. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, không có quả lớn, không lợi ích lớn, không có rung cảm lớn. Thế nào là thành tựu tám chi phần?
3. Ở đây, này các Tỳ-kheo, các Sa-môn, các Bà-la-môn có tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Như vậy, này các Tỳ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, không có quả lớn, không lợi ích lớn, không có rung cảm lớn.
4. Này các Tỳ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu tám chi phần được xem là có quả lớn, có vị ngọt lớn, là địa điểm tăng thịnh. Thế nào là thành tựu tám chi phần?
5. Này các Tỳ-kheo, ở đây thửa ruộng không lồi lên lõm xuống, không có đầy đá và sạn, không có đất mặn, có bề sâu, có chỗ nước chảy ra, có chỗ nước chảy vào, có nước chảy, có bờ đê. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hột giống được gieo vào thửa ruộng thành tựu tám chi phần được xem là có quả lớn, có vị ngọt lớn, là địa điểm tăng thịnh. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, có quả lớn, lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có rung cảm lớn. Thế nào là thành tựu tám chi phần?
6. Ở đây, này các Tỳ-kheo, các Sa-môn, các Bà-la-môn có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Như vậy, này các Tỳ-kheo, bố thí giữa những Sa-môn, Bà-la-môn thành tựu tám chi phần, có quả lớn, lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có rung cảm lớn.
Khi ruộng được đầy đủ
Hột giống gieo đầy đủ
Khi mưa xuống đầy đủ
Lúa gặt được đầy đủ
Tai họa không có mặt
Tăng trưởng được đầy đủ
Rộng lớn được đầy đủ
Kết quả được đầy đủ
Cũng vậy, sự bố thí
Giữa những người đủ giới
Và vật liệu bố thí
Cũng được sắm đầy đủ
Ðưa đến sự đầy đủ
Vì sở hành đầy đủ
Vậy ai muốn đầy đủ
Phải tự mình đầy đủ
Phục vụ người đủ tuệ
Như vậy thành công đủ
Ðầy đủ trí và đức
Với tâm được đầy đủ
Làm nghiệp được đầy đủ
Lợi ích được đầy đủ
Như thật biết cuộc đời
Ðạt được kiến đầy đủ
Ðường đầy đủ đi đến
Tiến đến ý đầy đủ
Vứt bỏ mọi cấu uế
Ðạt Niết-bàn cụ túc
Giải thoát mọi khổ đau
Tức đầy đủ vẹn toàn.
Tác giả phân tích.
Dựa bài kinh trên những hành động cho vật chất đến người khác được ví như một hạt giống và thửa ruộng được ví như người nhận vật đã cho. Như vậy bố thí có quả lớn hay quả nhỏ tùy vào người nhận có tu tập nhiều hay không. Hãy tham khảo bài kinh số 142 Phân biệt cúng dường thuộc kinh Trung bộ sẽ biết ai sẽ cho ra quả lớn nhất trên thế gian này.
Bố thí là bước đầu tiên sẽ giúp con người bớt khổ về thân vì nhờ có tài sản do nhân bố thí sanh ra. Đây là quy luật nhân quả vận hành trong thiên nhiên còn quy luật nhân quả vận hành trên con người chỉ có Đức Phật biết và nói lại cho chúng ta biết. Vì vậy khi một người Quy y Phật là phải tin tuyệt đối về 10 ân đức của Đức Phật (xem phần phụ chú trong tập sách này). Nếu chúng ta nghèo phải biết do không biết bố thí. Nếu chúng ta giàu phải biết rằng do kiếp trước hay kiếp này có bố thí.
Căn bản bố thí
C1.1: Căn bản bố thí
Bố thí là ý hành nên có tám cách bố thí chỉ có cách thứ 7 và thứ 8 là tốt nhất còn bố thí do tâm tham, tâm sân, tâm si thường không tốt lắm.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
1. - Này các Tỳ-kheo, có tám căn bản để bố thí. Thế nào là tám?
2. Vì lòng dục nên bố thí; vì sân hận nên bố thí; vì ngu si nên bố thí; vì sợ hãi nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Trước tổ tiên đã bố thí, trước đã làm. Ta không xứng đáng là người để truyền thống này bị bỏ phế" nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Sau khi cho bố thí này, khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này" nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Khi ta bố thí này, tâm được tịnh tín, do hân hoan, hỷ được sanh" nên bố thí; để trang nghiêm tâm, trang bị tâm, nên bố thí.
Này các Tỳ-kheo, có tám căn bản để bố thí này.
Bố thí là ý hành nên có tám cách bố thí chỉ có cách thứ 7 và thứ 8 là tốt nhất còn bố thí do tâm tham, tâm sân, tâm si thường không tốt lắm.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
1. - Này các Tỳ-kheo, có tám căn bản để bố thí. Thế nào là tám?
2. Vì lòng dục nên bố thí; vì sân hận nên bố thí; vì ngu si nên bố thí; vì sợ hãi nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Trước tổ tiên đã bố thí, trước đã làm. Ta không xứng đáng là người để truyền thống này bị bỏ phế" nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Sau khi cho bố thí này, khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này" nên bố thí; vì nghĩ rằng: "Khi ta bố thí này, tâm được tịnh tín, do hân hoan, hỷ được sanh" nên bố thí; để trang nghiêm tâm, trang bị tâm, nên bố thí.
Này các Tỳ-kheo, có tám căn bản để bố thí này.
Tại sao cần phải bố thí?
Đây là bước đầu giảm bớt khổ, là đang đi trên con đường dẫn đến hạnh phúc, nếu không biết bố thí sẽ khổ rất nhiều ví dụ một người biết trồng lúa sẽ sanh ra nhiều lúa sau một thời gian đã gieo. Tương tự khi bố thí sẽ sanh ra nhiều của cải, vật chất, sẽ không vất vả phải đi kiếm tiền. Ngược lại phải vất vả để có tiền. Hành động bố thí thuộc về ý hành thiện.
Bố thí là cho một người khác một cái gì đó như tiền bạc, thức ăn uống, sàng toạ, thuốc men v.v.., nếu cho cha mẹ hay các vị tu hành thường gọi là "Cúng dường" để tỏ sự cung kính chứ không dùng chữ "Cho" thông thường. Có hai loại bố thí thông thường nói nhiều trong kinh Nikaya là bố thí vật chất và bố thí Pháp nhưng bố thí Pháp cao thượng nhất vì sao vậy Pháp giúp chúng sanh biết thế nào là thiện, biết thế nào là ác để tránh ác làm lành được quả an lành trong đời này và đời sau. Khi bố thí vật chất có thể giúp chúng sanh được ấm no nhất thời nhưng không biết vì sao mình nghèo khổ nên cứ làm những điều ác mà không làm điều thiện nên tiếp tục khổ nữa trong hiện tại và trong tương lai.
Hành động con người gồm có ý hành, khẩu hành và thân hành. Sau đây là bài kinh cho biết vì sao giàu có, chết yểu hay sống lâu v.v.. trích từ kinh Trung bộ số 135.
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?
Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn; chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn; chúng tôi thấy có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý; chúng tôi thấy có người trí tuệ yếu kém, có người có đầy đủ trí tuệ.
Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?
-- Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy.. đọa xứ... tài sản nhỏ. Con đường đưa đến tài sản nhỏ, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho Bà-la-môn các đồ ăn uống... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy... thiện thú... nhiều tài sản. Con đường đưa đến nhiều tài sản nhỏ... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.
Tác giả phân tích.
Để hiểu bố thí cho rõ ràng, cần quan sát những hiện tượng trong thiên nhiên.
Bố thí là hạt giống sẽ có những quả tốt đẹp thuộc về vật chất như nhà cửa, xe hơi, có nhiều tài sản khác v.v.. do bố thí hay cúng dường mà trổ ra chứ không phải ngẫu nhiên mà có nhưng đa số loài người không có thiên nhãn minh nên nói do mình tài giỏi hay may mắn.
Có một bài kinh Trung bộ số 142 sẽ giải thích có 14 ruộng phước để biết cúng dường, quý vị nên tham khảo trước khi bố thí, cúng dường. Bố thí không phải là chuyện dễ cần phải tập lâu ngày sẽ quen và sẽ bố thí dễ dàng.
.
Xem thêm:
Bố thí là cho một người khác một cái gì đó như tiền bạc, thức ăn uống, sàng toạ, thuốc men v.v.., nếu cho cha mẹ hay các vị tu hành thường gọi là "Cúng dường" để tỏ sự cung kính chứ không dùng chữ "Cho" thông thường. Có hai loại bố thí thông thường nói nhiều trong kinh Nikaya là bố thí vật chất và bố thí Pháp nhưng bố thí Pháp cao thượng nhất vì sao vậy Pháp giúp chúng sanh biết thế nào là thiện, biết thế nào là ác để tránh ác làm lành được quả an lành trong đời này và đời sau. Khi bố thí vật chất có thể giúp chúng sanh được ấm no nhất thời nhưng không biết vì sao mình nghèo khổ nên cứ làm những điều ác mà không làm điều thiện nên tiếp tục khổ nữa trong hiện tại và trong tương lai.
Hành động con người gồm có ý hành, khẩu hành và thân hành. Sau đây là bài kinh cho biết vì sao giàu có, chết yểu hay sống lâu v.v.. trích từ kinh Trung bộ số 135.
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).
Rồi thanh niên Subha Todeyyaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, thanh niên Subha Todeyyaputta bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?
Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi thấy có người đoản thọ, có người trường thọ; chúng tôi thấy có người nhiều bệnh, có người ít bệnh; chúng tôi thấy có người xấu sắc, có người đẹp sắc; chúng tôi thấy có người quyền thế nhỏ, có người quyền thế lớn; chúng tôi thấy có người tài sản nhỏ, có người tài sản lớn; chúng tôi thấy có người thuộc gia đình hạ liệt, có người thuộc gia đình cao quý; chúng tôi thấy có người trí tuệ yếu kém, có người có đầy đủ trí tuệ.
Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài Người với nhau, khi họ là loài Người, lại thấy có người liệt, có người ưu?
-- Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa, nghiệp phân chia các loài hữu tình; nghĩa là có liệt, có ưu.
Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông, không bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, đồ ăn uống, y phục, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy.. đọa xứ... tài sản nhỏ. Con đường đưa đến tài sản nhỏ, ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.
Nhưng ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay người đàn ông có bố thí cho Sa-môn hay cho Bà-la-môn các đồ ăn uống... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc. Do nghiệp ấy... thiện thú... nhiều tài sản. Con đường đưa đến nhiều tài sản nhỏ... ngọa cụ, nhà cửa, đèn đuốc.
Tác giả phân tích.
Để hiểu bố thí cho rõ ràng, cần quan sát những hiện tượng trong thiên nhiên.
Bố thí là hạt giống sẽ có những quả tốt đẹp thuộc về vật chất như nhà cửa, xe hơi, có nhiều tài sản khác v.v.. do bố thí hay cúng dường mà trổ ra chứ không phải ngẫu nhiên mà có nhưng đa số loài người không có thiên nhãn minh nên nói do mình tài giỏi hay may mắn.
Có một bài kinh Trung bộ số 142 sẽ giải thích có 14 ruộng phước để biết cúng dường, quý vị nên tham khảo trước khi bố thí, cúng dường. Bố thí không phải là chuyện dễ cần phải tập lâu ngày sẽ quen và sẽ bố thí dễ dàng.
.
Xem thêm:
Bài 4 - Một Trăm Lẻ Tám
Một Trăm Lẻ Tám (S.iv,231)
1) ...2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông pháp môn về pháp theo 108 pháp môn. Hãy lắng nghe.
Bài 3 - Kinh Không uế nhiễm
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo. "Chư Hiền Tỷ-kheo". --"Thưa Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
-- Này chư Hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn?
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở tại đây, Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất) gọi các Tỷ-kheo. "Chư Hiền Tỷ-kheo". --"Thưa Hiền giả", các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sariputta. Tôn giả Sariputta nói như sau:
-- Này chư Hiền, ở đời có bốn hạng người. Thế nào là bốn?
Bài 2 - Đinh nghĩa 12 nhân duyên ( BIỆT THUYẾT)
I. Phân Biệt -- (Tạp 12.16, Ðại 2,85a) (S.ii,2)
1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.