Phương pháp học hiệu quả
Đa số những người lớn lên không biết cách học một môn nào hoặc đề tài hoặc một ngành nào hoặc kinh cho có hiệu quả. Tác giả đã bắt đầu tự học một cách vô tình mà có hiệu quả tốt từ năm 1966 do tình cờ tác giả đã thấy một cuốn sách nói về 600 bài toán tính đố. Tác giả đã tự đọc cuốn sách đó, sau đó tác giả đã đi học một ông thầy giáo làng và thầy cho phép tác giả chỉ lại những đứa khác. Vì tác giả đã học và hiểu được 600 bài tính đố nên có thể hướng dẫn người khác học được. Tuy nhiên để trình bày một phương pháp học có hiệu quả thì phải đợi cho đến khi tác giả đã học và hiểu được 5 bộ Kinh Nikaya thì mới thật sự trình bày phương pháp học thật dễ hiểu mà ai cũng có thể áp dụng được.
Có ba giai đoạn học có kết quả tốt.
I-Giai đoạn Văn
Giai đoạn này thâu vào những thông tin từ bên ngoài rất quan trọng. Cuộc đời con người phiền não nhiều hay ít, sướng hay khổ tùy vào những gì mà chúng ta đã đọc và đã nghe. Nếu có cha mẹ có trình độ khá và có học vấn khá thường dạy những đứa con học (thâu vào qua mắt và qua tai) những gì hữu ích để lớn lên có một nghề vững chắc. Nếu cha mẹ dốt quá không biết thì để con cái tự động thâu vào những cái tốt và những cái xấu. Cuộc đời con người có thể sướng hay khổ tùy vào môi trường. Vì vậy môi trường con trẻ lớn lên rất quan trọng. Nếu môi trường gia đình xấu và môi trường xã hội xấu nữa thì đứa trẻ lớn lên thường sẽ khổ do họ nhập những thông tin xấu hoặc dữ kiện xấu vào tâm. Chính những thông tin này sẽ gây cho những đứa trẻ khổ khi trưởng thành.
Còn những nhà tu hành thì sao?
Tương tự cũng vậy. Nếu một người xuất gia theo một truyền thống mà từ nhỏ đến khi trưởng thành. Họ đã đọc những kinh sách truyền thống theo kiểu xưa bày nay theo mà không chứng nghiệm những gì Kinh viết có đúng hay không? Nếu không chứng nghiệm được mà đi rao giảng sẽ hại vô số người. Tội sẽ lớn vô cùng sẽ trả quả báo khổ ở địa ngục. Đa số họ tin vào những gì vào truyền thống mà không chứng nghiệm. Họ học kinh sách loại này lại rất nguy hiểm. Họ nghe những bài thuyết giảng trên mạng và tin vào những lời thuyết đó cũng nguy hiểm. Thông tin đưa vào tâm qua mắt, qua tai cần chọn lọc nếu nhập vào những thông tin sai sẽ khổ nhiều đời về sau.
Có hai nguồn thông tin đưa vào tâm.
A -Thông tin, tiểu thuyết, kinh sách do đọc qua mắt.
Những từ ngữ trong kinh sách biểu thị những gì có thực trong đời sống hằng ngày mà tự những từ ngữ trong kinh không phải là sự thật. Từ những từ ngữ trong kinh sách để kiểm chứng hay chứng nghiệm đúng hay không sẽ tốn nhiều thời gian. Vì vậy có nhiều người đọc và tin những lời trong kinh sách nhưng chẳng chứng nghiệm gì cả.
Trước khi thâu nhận kinh sách đưa vào tâm qua mắt, nên tham khảo những vị đã chứng nghiệm những từ ngữ trong kinh đã viết còn những vị chưa chứng nghiệm mà nói hay cỡ nào không vội tin mà nhập vào. Những người viết tiểu thuyết thường là hư cấu hay tưởng tượng viết như chuyện Tây du ký, không nên thâu vào vì nó sẽ làm cho bạn sống trong ảo tưởng nên tránh xa sách vở thế gian vì không lợi ích cho sự giải thoát.
Những kinh sách nào có những từ ngữ chỉ nói chung chung mà không có định nghĩa thì muôn đời cũng không kiểm chứng được. Nếu thâu vào tâm qua mắt sẽ hại quý vị rất nhiều.
Ví dụ muốn bắt tướng cướp mà không cho chi tiết rõ ràng thì không thể bắt cướp được. Trước khi bắt cướp cần có chi tiết rõ ràng và dựa chi tiết này sẽ tìm ra thủ phạm dễ dàng để bắt. Tương tự kinh sách cần có những danh từ mà định nghĩa rõ ràng để người học có thể kiểm tra, kiểm chứng những thông tin trong kinh sách.
Hiện nay ở Việt nam có nhiều kinh sách, những từ ngữ không có định nghĩa rõ ràng thì làm sao kiểm chứng được mà thuần học thuộc rồi tin. Cứ như vậy mà tin từ đời này qua đời khác. Theo tác giả hiện tại Việt nam có 5 bộ kinh Nikaya, có những từ ngữ trong kinh có định nghĩa rõ ràng. Quý vị nên thâu vào rồi kiểm chứng nếu đúng thì theo. Nếu không đúng thì không theo. Bản thân tác giả đã kiểm chứng những từ ngữ trong kinh rất đúng.
Vấn đề thông tin đưa vào tâm qua kinh sách vở khá nguy hiểm vì chúng chỉ là ký hiệu, chỉ là văn tự chưa phải sự thật. Khi học cẩn thận khi nhập ít và kiểm chứng có đúng hay không chứ đừng ham nhập nhiều quá sẽ bội thực.
B-Thông tin Kinh Sách nhập vào tâm qua nghe bằng tai.
Ngày nay có những phương tiện như Youtube, Facebook, nhiều người có thể nghe những thông tin từ những kênh này. Thông tin này nếu nhập vào sẽ hại nhiều hơn là lợi. Vì những thông tin đó ít chính xác. Chính Youtube hay Facebook đã hại những người học Phật quá nhiều vì làm tâm trí quá thụ động không chịu suy tư và không ham muốn đọc kinh Nikaya nữa. Đây là vấn đề thời kỳ dục quá thịnh và không giúp ích cho những người học Phật, khó giải thoát và chứng Thánh.
C-Thuộc lòng những gì đã học và đã nghe.
Đọc một câu kinh hay một bài kinh nào nên thuộc đoạn kinh đó. Nếu không thuộc thì chuyện học Phật chấm dứt. Thuộc kinh là bước đầu để tiến xa hơn nhưng học thuộc kinh cũng không dễ. Quý vị cần kiên nhẫn học thuộc và nên đọc phương pháp học thuộc kinh do tác giả viết và sẽ bỏ vào Phụ lục tập sách này.
II- Giai đoạn Suy Tư
Sau khi đã thuộc đoạn kinh đó rồi. Tiếp đến đặt câu hỏi thứ nhất là từ ngữ này có nghĩa là gì tiếng anh là (what ).
Ví dụ học từ ngữ "Kiết sử" tự người học đặt câu hỏi kiết sử là gì. Quý vị sẽ tự có câu trả lời. Câu hỏi thứ hai mà người học tự mình đặt câu hỏi là Tại sao nó hiện hữu? Tự mình tìm câu trả lời và không dựa vào câu trả lời của người khác.
Kết hợp từ ngữ đó là gì (what) và tại sao nó có mặt (why) sẽ hiểu đoạn kinh đó sẽ rõ ràng. Còn thực hành bằng cách nào (How) và thời gian nào xảy ra tiếng Anh là When.
Hai từ How (cách nào) và When (khi nào) chưa quan trọng bằng từ What (cái gì) và why (tại sao). Cách nào hay phương pháp nào trong kinh thường gọi là Bát Chánh đạo.
Suy tư trong tất cả uy nghi khi đi, khi ngồi, khi nằm, khi đứng chứ không phải thế ngồi mới suy tư thì không đúng. Suy tư là nghiệp nếu suy tư về Tứ Thánh đế sẽ có quả giải thoát. Nếu suy tư về tham, sân, si thì luân hồi đau khổ. Do đó hằng giờ, hàng ngày, hằng năm nên suy tư về Tứ Thánh đế sẽ giúp quý vị giác ngộ. Bản thân tác giả đã suy tư về Tứ Thánh đế mà khổ Tập là 12 nhân duyên và Khổ diệt Đạo là Bát chánh suốt hơn 11 năm.
III-Giai đoạn Tu hay Thực hành.
Sau khi đã hiểu xong và cố gắng chứng nghiệm những gì đã hiểu. Cứ Tư và Thực hành cho đến khi đã trải nghiệm những từ ngữ đã học. Thời gian không xác định được.
Ví dụ như tác giả khi trải nghiệm một lệnh (command) trong phần mềm (software) của ngành công chánh mất vài ngày mới thành công.
Ví dụ tác giả chứng nghiệm Tứ Thánh đế vừa Văn, Tư, Tu đã trải hơn 10 năm. Nhờ kiên trì chứ trên đời không có gì dễ dàng đâu.
Cách học thuộc kinh.
A-Cách học bằng mắt.
Mắt có nhiệm vụ đưa các ảnh của các sắc vào tâm chỉ lưu trữ tạm thời, nếu các ảnh của các sắc không lưu trữ vào ý thì không nhớ vì vậy khi chúng ta học kinh cần cố gắng nhớ lại cái gì vừa thu vào mắt khi câu kinh không có trước mắt, nếu không nhớ câu kinh hết thì mở mắt cho câu kinh lưu lại xong nhắm mắt lại cố gắng nhớ lại câu kinh, cứ mở mắt nhìn câu kinh rồi nhắm mắt cố gắng nhớ lại, cứ mở mắt thì lưu lại ảnh xong nhắm mắt còn nhớ không, lập lại nhiều lần thì cả câu kinh sẽ ghi nhớ.
Ví dụ: Học thuộc câu kinh "Thế nào là vô minh? không rõ biết khổ, không rõ biết khổ tập, không rõ biết khổ diệt, không rõ biết con đường dẫn đến khổ diệt".
1-Mở mắt nhìn thấy câu kinh trên khoảng vài phút để hình ảnh câu kinh đưa vào tâm qua mắt, xong nhắm mắt lại nhớ lại phần nào câu kinh, không nhớ phần nào câu kinh.
2- Lần đầu nhớ một ít, không nhớ một ít xong rồi mở mắt nhìn xem phần câu kinh không nhớ vài phút rồi nhắm mắt lại cố gắng nhớ đoạn kinh vừa xem.
3- Cứ lập lại phần 2 trên cho đến khi nhớ hết câu kinh.
4- Sau khi nhớ hết câu kinh rồi xong rồi ngồi một mình cố gắng nhớ lại câu kinh trên, nếu quên mở mắt xem lại, cứ lập lại vài lần như vậy, sẽ nhớ lâu lắm.
Tóm lại phương pháp học bằng mắt, cần có kinh để xem, sau khi xem thì nhắm mắt lại thì nhớ phần nào và không nhớ phần nào, nếu phần nào chưa nhớ thì mở mắt nhìn xem lại, nếu phần nào chưa nhớ thì mở mắt nhìn lại, cứ lập lại cho đến khi thuộc hết bài kinh hay câu kinh.
Nên nhớ rằng khi học kinh bằng con mắt, chỉ mới có trí nhớ tạm thời khi nhìn xem, nếu không có bài kinh thì quên. Vì vậy muốn nhớ lâu dài khi vừa nhìn xong rồi chuyển qua ý thì mới nhớ lâu.
Đa số chúng ta không biết mắt chỉ ghi ảnh sắc tạm thời cho nên khi không có cuốn kinh thì chúng ta không nhớ gì cả, chỉ là trí nhớ tạm thời khi nhìn thấy kinh. Sau khi xem kinh xong phải chuyển qua ý thì dù không có cuốn kinh chúng ta vẫn nhớ.
Muốn có trí tuệ rộng lớn khi xem kinh xong phải chuyển qua ý khi đi đâu chúng ta vẫn nhớ mà không cần cuốn kinh theo.
B- Cách học bằng tai.
Tai có nhiệm vụ đưa ảnh thanh của âm thanh vào tâm. Khi Quý vị nghe câu kinh xong và cố gắng nhớ lại được gì không. Nếu phần nào câu kinh chưa nhớ thì mở nghe lại, rồi cố gắng nhớ lại được gì vừa nghe và không nhớ được gì vừa nghe và tiếp tục nghe tiếp phần nào chưa nhớ cứ như vậy lập lại: nghe xong cố gắng nhớ phần nào và không nhớ phần nào.
Cứ lặp lại nhiều lần thì câu kinh sẽ thuộc. Khi không còn nghe âm thanh nữa và cố gắng nhớ lại tức là đã chuyển ảnh Thanh đưa vào ý thì mới nhớ lâu.
Nếu chúng ta vừa nghe kinh, chỉ bắt đầu chứa ảnh Thanh tạm thời thôi vì vậy chúng ta cần đưa ảnh Thanh tạm thời vào ý tức thời thì nhớ. Nếu nghe xong bài kinh mà không tác ý ghi nhớ thì vài tiếng đồng sau quên hết gọi là trí tuệ bắp vế.
Nếu nghe xong bài kinh xong tác ý để nhớ thì chúng ta đang chuyển câu kinh từ tai qua ý thì nhớ lâu dài và suy tư sẽ có trí tuệ rộng lớn.
Xem thêm 3 loại trí tuệ: http://tuthanhdelatoithuong.org/ba-loai-tri-tue-cua-nguoi-hoc-phat-c4088.html
III. Tại sao phải biết các cõi trời?
Chương ba: Các cõi trời
Đại cương
Thế Tôn Gotama với Thiên Nhãn Minh siêu nhân thấy các cõi trời nói cho chúng ta biết chứ phàm nhân không thấy các cõi trời được. Những ai đã thành tựu 5 giới hoặc 8 giới hoặc 10 giới sẽ sanh vào một trong sáu cõi trời dục giới hưởng phước. Người thành tựu giới ví như công lao học tập vất vả bao nhiêu năm bây giờ lãnh cái bằng tốt nghiệp vậy. Nếu những ai không tin có các cõi trời thì việc thành tựu giới không có. Người học Phật Pháp biết rằng đức Phật có một ân đức Minh Hạnh túc tức Ngài có tam minh: Túc mạng minh - Ngài có thể nhớ vô số kiếp quá khứ của Ngài. Thiên nhãn minh hay Sanh tử minh - Ngài thấy chúng sanh khi chết sanh vào địa ngục do ác nghiệp. Thấy chúng sanh làm thiện nghiệp sanh vào các cõi trời. Phật tử phải tin tuyệt đối Đức Phật có tam minh nên cố gắng thành tựu giới để sanh Thiên.
Bài kinh sau đây trích từ Kinh Tăng chi 8 pháp - Phẩm Ngày Trai giới nói về các cõi trời dục giới do thành tựu 8 giới mà được tái sanh hưởng phước lâu dài. Tuổi thọ rất lâu vì vậy đời người ở thế gian này khoảng 80 năm so với tuổi thọ các cõi trời. Vì vậy hãy cố gắng thực hành trai giới hằng ngày.
Này các Tỳ-kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Ðến như thế nào là quả lớn? Ðến như thế nào là lợi ích lớn? Ðến như thế nào là rực rỡ lớn? Ðến như thế nào là biến mãn lớn?
4. Ví như, này các Tỳ-kheo, có người áp đặt chủ quyền cai trị trên mười sáu quốc độ lớn này tràn đầy bảy báu, như Anga, Magadha, Kàsìkosala, Vajjì, Cetì, Vamsà, Kurù, Pancàlà, Macchà, Sùrasenà, Asska, Avantì, Gandhàrà, Kambojà. Nhưng chủ quyền ấy không bằng một phần mười sáu của một ngày trai giới thành tựu tám chi phần. Vì cớ sao? Nhỏ nhoi, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên.
C3.1: Cõi trời Tứ Thiên Vương
5. Năm mươi năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên Bốn thiên vương. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Năm trăm năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên Bốn thiên vương. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên Bốn thiên vương". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".
Quy ra tuổi của loài người là 500 x 50 x 360 = 9.000.000 năm nhân gian.
C3.2: Cõi trời Ba mươi ba
6. Một trăm năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Một ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Ba mươi ba". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".
Quy ra tuổi của loài người là 1000 x 100 x 360 = 36.000.000 năm nhân gian.
C3.3: Cõi trời Dạ ma
7. Hai trăm năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Yàma. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Hai ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Yàma. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Yàma". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên".
Quy ra tuổi của loài người là 2000 x 200 x 360 = 144.000.000 năm nhân gian.
C3.4: Cõi trời Đâu-Xuất
Bốn trăm năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Tusità (Ðâu-Xuất). Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Bốn ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tusità. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Tusità". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".
Quy ra tuổi của loài người là 4000 x 400 x 360 = 576.000.000 năm nhân gian.
C3.5: Cõi trời Hoá lạc
Tám trăm năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Hóa lạc. Tám ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Hóa lạc. Sự kiện này có xảy ra, ... với hạnh phúc chư Thiên ".
Quy ra tuổi của loài người là 8000 x 800 x 360 = 2.304.000.000 năm nhân gian.
C3.6: Cõi trời Tha hoá Tự tại
Mười sáu trăm năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Mười sáu ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".
Quy ra tuổi của loài người là 16000 x 1600 x 360 = 9.216.000.000 năm nhân gian.
Chớ giết hại loại sanh
Chớ lấy của không cho
Chớ nói lời nói láo
Chớ uống thứ rượu say
Từ bỏ phi Phạm hạnh
Từ bỏ không dâm dục
Không ăn vào ban đêm
Tránh không ăn phi thời
Không mang các vòng hoa
Không dùng các hương liệu
Hãy nằm trên tấm thảm
Trải dài đất làm giường
Chính hạnh trai giới này
Ðược gọi có tám phần
Do đức Phật nói lên
Ðưa đến đoạn tận khổ
Mặt trăng và mặt trời
Cả hai thấy lành tốt
Chỗ nào chúng đi tới,
Chúng chói sáng hào quang
Chúng làm mây sáng chói
Giữa hư không chúng đi
Trên trời chúng chói sáng
Sáng rực mọi phương hướng
Trong khoảng không gian ấy
Tài sản được tìm thấy
Trân châu và ngọc báu
Lưu ly đá cầu may
Vàng cục trong lòng đất
Hay loại Kancana
Cùng loại vàng sáng chói
Ðược gọi Hataka
Tuy vậy chúng giá trị
Chỉ một phần mười sáu
Với hạnh giữ trai giới
Ðầy đủ cả tám mặt
Kể cả ánh sáng trăng
Với cả vòm trời sao
Vậy người nữ, người nam
Giữ gìn theo tịnh giới
Hành Bồ-tát trai giới
Ðầy đủ cả tám mặt
Làm các thiện công đức
Ðem lại nhiều an lạc
Ðược sanh lên cõi trời
Không bị người cười chê.
C3.7 Kết luận về các cõi trời dục giới
Tin luật Nhân quả thì việc giữ giới là Nhân sanh vào các cõi trời là quả tốt. Nếu không tin Lý Duyên khởi hay Luật Nhân quả thì gọi là Tà kiến. Thành tựu giới là đã gieo những hạt giống thiện sẽ sanh ra quả thiện 100/100. Nếu ai không giữ giới tức là phạm giới sẽ sanh ra các quả khổ 100/100.
Có nhiều người nhân danh là Phật tử không tin phước báu được sanh vào các cõi trời do khi ở dương gian đã tạo nghiệp lành và cho rằng thiên lạc hay địa ngục trong cõi người mà thôi. Đây là một Tà kiến, khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào bàng sanh hoặc địa ngục theo kinh Nikaya. Đức Phật có tam minh đã thấy như thật nên nói con người lo tu năm giới hay tu tám giới hay tu 10 giới để hưởng thiên lạc rất lâu dài theo bài kinh Tăng chi bốn pháp về Bát quan trai giới. Đức Phật cho biết tuổi thọ và đã tính tuổi thọ nhân gian từ 9 triệu năm cho đến 9216 triệu năm so với tuổi thọ loài người khoảng 80-100 năm so với tuổi thọ các cõi trời quá lâu. Như vậy có đáng để chúng ta không giữ giới để sanh vào cõi ác hay chúng ta giữ giới cho tốt đẹp để sanh thiên giới hưởng thiên lạc lâu dài. Tác giả hy vọng quý vị giữ giới cho tốt đến khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào thiên giới hay cõi người.
Chương kết luận cho phần I
Phần I này chỉ dành cho những người bắt đầu tìm hiểu Phật Pháp và chưa biết gì nên Đức Phật dạy những bước cơ bản như Bố Thí, Trì giới, Các cõi trời dục giới. Đây là những hạnh phúc sẽ có được nếu biết bố thì và biết trì giới sẽ sanh thiên. Vì Thế Tôn với Thiên Nhãn minh siêu nhân thấy các cõi trời do tu bố thí và trì giới mà sanh lên.
Cõi dục giới có hai hướng để đi: Hướng thiện gồm có ý hành thiện, khẩu hành thiện, thân hành thiện sẽ sanh làm người hay chư thiên. Hướng ác gồm có ý hành ác, khẩu hành ác, thân hành ác sẽ sanh làm bàng sanh, ngạ quỷ, địa ngục.
Nếu Phần I không thực hiện được thì Phần II, Phần III, Phần IV không thể thực hành được. Phần này thuộc về căn bản Phật giáo nhưng thế gian có mấy ai thành tựu năm giới được. Cho nên trong kinh Tương ưng 5 Phẩm sanh thủ cho biết rằng: khi con người chết được tái sanh làm người như đất dính trên đầu 10 ngón tay còn số người chết tái sanh vào ba đường ác nhiều như đất trên quả địa cầu. Tuy là cơ bản nhưng chẳng có mấy người tu Phần I này được đâu còn Phần II càng khó hơn nữa.
Đại cương
Thế Tôn Gotama với Thiên Nhãn Minh siêu nhân thấy các cõi trời nói cho chúng ta biết chứ phàm nhân không thấy các cõi trời được. Những ai đã thành tựu 5 giới hoặc 8 giới hoặc 10 giới sẽ sanh vào một trong sáu cõi trời dục giới hưởng phước. Người thành tựu giới ví như công lao học tập vất vả bao nhiêu năm bây giờ lãnh cái bằng tốt nghiệp vậy. Nếu những ai không tin có các cõi trời thì việc thành tựu giới không có. Người học Phật Pháp biết rằng đức Phật có một ân đức Minh Hạnh túc tức Ngài có tam minh: Túc mạng minh - Ngài có thể nhớ vô số kiếp quá khứ của Ngài. Thiên nhãn minh hay Sanh tử minh - Ngài thấy chúng sanh khi chết sanh vào địa ngục do ác nghiệp. Thấy chúng sanh làm thiện nghiệp sanh vào các cõi trời. Phật tử phải tin tuyệt đối Đức Phật có tam minh nên cố gắng thành tựu giới để sanh Thiên.
Bài kinh sau đây trích từ Kinh Tăng chi 8 pháp - Phẩm Ngày Trai giới nói về các cõi trời dục giới do thành tựu 8 giới mà được tái sanh hưởng phước lâu dài. Tuổi thọ rất lâu vì vậy đời người ở thế gian này khoảng 80 năm so với tuổi thọ các cõi trời. Vì vậy hãy cố gắng thực hành trai giới hằng ngày.
Này các Tỳ-kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Ðến như thế nào là quả lớn? Ðến như thế nào là lợi ích lớn? Ðến như thế nào là rực rỡ lớn? Ðến như thế nào là biến mãn lớn?
4. Ví như, này các Tỳ-kheo, có người áp đặt chủ quyền cai trị trên mười sáu quốc độ lớn này tràn đầy bảy báu, như Anga, Magadha, Kàsìkosala, Vajjì, Cetì, Vamsà, Kurù, Pancàlà, Macchà, Sùrasenà, Asska, Avantì, Gandhàrà, Kambojà. Nhưng chủ quyền ấy không bằng một phần mười sáu của một ngày trai giới thành tựu tám chi phần. Vì cớ sao? Nhỏ nhoi, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên.
C3.1: Cõi trời Tứ Thiên Vương
5. Năm mươi năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên Bốn thiên vương. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Năm trăm năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên Bốn thiên vương. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên Bốn thiên vương". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".
Quy ra tuổi của loài người là 500 x 50 x 360 = 9.000.000 năm nhân gian.
C3.2: Cõi trời Ba mươi ba
6. Một trăm năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Một ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Ba mươi ba. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Ba mươi ba". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".
Quy ra tuổi của loài người là 1000 x 100 x 360 = 36.000.000 năm nhân gian.
C3.3: Cõi trời Dạ ma
7. Hai trăm năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Yàma. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Hai ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Yàma. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Yàma". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên".
Quy ra tuổi của loài người là 2000 x 200 x 360 = 144.000.000 năm nhân gian.
C3.4: Cõi trời Đâu-Xuất
Bốn trăm năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Tusità (Ðâu-Xuất). Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Bốn ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tusità. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Tusità". Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".
Quy ra tuổi của loài người là 4000 x 400 x 360 = 576.000.000 năm nhân gian.
C3.5: Cõi trời Hoá lạc
Tám trăm năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Hóa lạc. Tám ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Hóa lạc. Sự kiện này có xảy ra, ... với hạnh phúc chư Thiên ".
Quy ra tuổi của loài người là 8000 x 800 x 360 = 2.304.000.000 năm nhân gian.
C3.6: Cõi trời Tha hoá Tự tại
Mười sáu trăm năm của một đời người, này các Tỳ-kheo, bằng một đêm một ngày của chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Ba mươi đêm của đêm ấy làm thành một tháng, mười hai tháng của tháng ấy làm thành một năm. Mười sáu ngàn năm chư Thiên của năm ấy làm thành thọ mạng của chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỳ-kheo: "Ở đây, có người đàn bà hay đàn ông, sau khi thực hành ngày trai giới thành tựu tám chi phần, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên cõi trời Tha hóa Tự tại. Do vậy, Ta nói: "Nhỏ nhoi thay, này các Tỳ-kheo, là quyền của loài người, so sánh với hạnh phúc chư Thiên ".
Quy ra tuổi của loài người là 16000 x 1600 x 360 = 9.216.000.000 năm nhân gian.
Chớ giết hại loại sanh
Chớ lấy của không cho
Chớ nói lời nói láo
Chớ uống thứ rượu say
Từ bỏ phi Phạm hạnh
Từ bỏ không dâm dục
Không ăn vào ban đêm
Tránh không ăn phi thời
Không mang các vòng hoa
Không dùng các hương liệu
Hãy nằm trên tấm thảm
Trải dài đất làm giường
Chính hạnh trai giới này
Ðược gọi có tám phần
Do đức Phật nói lên
Ðưa đến đoạn tận khổ
Mặt trăng và mặt trời
Cả hai thấy lành tốt
Chỗ nào chúng đi tới,
Chúng chói sáng hào quang
Chúng làm mây sáng chói
Giữa hư không chúng đi
Trên trời chúng chói sáng
Sáng rực mọi phương hướng
Trong khoảng không gian ấy
Tài sản được tìm thấy
Trân châu và ngọc báu
Lưu ly đá cầu may
Vàng cục trong lòng đất
Hay loại Kancana
Cùng loại vàng sáng chói
Ðược gọi Hataka
Tuy vậy chúng giá trị
Chỉ một phần mười sáu
Với hạnh giữ trai giới
Ðầy đủ cả tám mặt
Kể cả ánh sáng trăng
Với cả vòm trời sao
Vậy người nữ, người nam
Giữ gìn theo tịnh giới
Hành Bồ-tát trai giới
Ðầy đủ cả tám mặt
Làm các thiện công đức
Ðem lại nhiều an lạc
Ðược sanh lên cõi trời
Không bị người cười chê.
C3.7 Kết luận về các cõi trời dục giới
Tin luật Nhân quả thì việc giữ giới là Nhân sanh vào các cõi trời là quả tốt. Nếu không tin Lý Duyên khởi hay Luật Nhân quả thì gọi là Tà kiến. Thành tựu giới là đã gieo những hạt giống thiện sẽ sanh ra quả thiện 100/100. Nếu ai không giữ giới tức là phạm giới sẽ sanh ra các quả khổ 100/100.
Có nhiều người nhân danh là Phật tử không tin phước báu được sanh vào các cõi trời do khi ở dương gian đã tạo nghiệp lành và cho rằng thiên lạc hay địa ngục trong cõi người mà thôi. Đây là một Tà kiến, khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào bàng sanh hoặc địa ngục theo kinh Nikaya. Đức Phật có tam minh đã thấy như thật nên nói con người lo tu năm giới hay tu tám giới hay tu 10 giới để hưởng thiên lạc rất lâu dài theo bài kinh Tăng chi bốn pháp về Bát quan trai giới. Đức Phật cho biết tuổi thọ và đã tính tuổi thọ nhân gian từ 9 triệu năm cho đến 9216 triệu năm so với tuổi thọ loài người khoảng 80-100 năm so với tuổi thọ các cõi trời quá lâu. Như vậy có đáng để chúng ta không giữ giới để sanh vào cõi ác hay chúng ta giữ giới cho tốt đẹp để sanh thiên giới hưởng thiên lạc lâu dài. Tác giả hy vọng quý vị giữ giới cho tốt đến khi thân hoại mạng chung sẽ sanh vào thiên giới hay cõi người.
Chương kết luận cho phần I
Phần I này chỉ dành cho những người bắt đầu tìm hiểu Phật Pháp và chưa biết gì nên Đức Phật dạy những bước cơ bản như Bố Thí, Trì giới, Các cõi trời dục giới. Đây là những hạnh phúc sẽ có được nếu biết bố thì và biết trì giới sẽ sanh thiên. Vì Thế Tôn với Thiên Nhãn minh siêu nhân thấy các cõi trời do tu bố thí và trì giới mà sanh lên.
Cõi dục giới có hai hướng để đi: Hướng thiện gồm có ý hành thiện, khẩu hành thiện, thân hành thiện sẽ sanh làm người hay chư thiên. Hướng ác gồm có ý hành ác, khẩu hành ác, thân hành ác sẽ sanh làm bàng sanh, ngạ quỷ, địa ngục.
Nếu Phần I không thực hiện được thì Phần II, Phần III, Phần IV không thể thực hành được. Phần này thuộc về căn bản Phật giáo nhưng thế gian có mấy ai thành tựu năm giới được. Cho nên trong kinh Tương ưng 5 Phẩm sanh thủ cho biết rằng: khi con người chết được tái sanh làm người như đất dính trên đầu 10 ngón tay còn số người chết tái sanh vào ba đường ác nhiều như đất trên quả địa cầu. Tuy là cơ bản nhưng chẳng có mấy người tu Phần I này được đâu còn Phần II càng khó hơn nữa.
6 Kết luận về giới.
C2.6 Kết luận về giới
Đức Phật có lòng thương tưởng chúng sanh đau khổ trong các cảnh khổ trong ba đường ác vì Ngài có Thiên nhãn minh thấy được các chúng sanh đã sanh vào đó. Lý do vì khi sống ở dương gian không có giới hạnh nên khi chết sanh vào đó. Giới là hàng rào giúp chúng sanh không rơi vào ba hố thẳm bàng sanh, hố thẳm địa ngục, hố thẳm địa ngục vì một khi đã rơi vào đó khổ vô cùng. Quý vị vào đọc bài kinh nói về các cảnh khổ trong chương chín trong tập sách này. Con người ngày nay vì ham danh lợi mà tạo các nghiệp ác về sau sẽ đau khổ trong các cõi đó. Có thể tham khảo bài kinh Thiên sứ số 130 kinh Trung bộ nói cảnh khổ địa ngục do Ngài thấy và nói lại. Nếu quý vị không tin Thiên nhãn minh của đức Phật do vì tà kiến của qúy vị quá sâu dày và đã bị bệnh bệnh ung thư nan y đến thời kỳ cuối không còn cứu chữa được, chờ chết. Tương tự người nào sống thế gian mà không tin Thiên nhãn minh của đức Phật như bài đại kinh Sư tử hống số 12 Trung bộ mà Thế Tôn đã tuyên bố rằng Ngài đã có Tam minh để rống lên như Sư tử hống không run sợ bất ai dù trên cõi người hay cõi trời dục giới và cõi phạm thiên giới.
Thành tựu năm giới hay tám giới hay mười giới do qúy vị tin tuyệt đối về Tam minh của đức Phật. Nếu không tin thì giới không thể thành tựu thì chắc chắn khi chết sẽ vào ba đường ác. Chúng ta cố gắng thành tựu giới hằng ngày khi chết tâm bình thản và sẽ sanh vào các cõi trời hay cõi người.
Đức Phật có lòng thương tưởng chúng sanh đau khổ trong các cảnh khổ trong ba đường ác vì Ngài có Thiên nhãn minh thấy được các chúng sanh đã sanh vào đó. Lý do vì khi sống ở dương gian không có giới hạnh nên khi chết sanh vào đó. Giới là hàng rào giúp chúng sanh không rơi vào ba hố thẳm bàng sanh, hố thẳm địa ngục, hố thẳm địa ngục vì một khi đã rơi vào đó khổ vô cùng. Quý vị vào đọc bài kinh nói về các cảnh khổ trong chương chín trong tập sách này. Con người ngày nay vì ham danh lợi mà tạo các nghiệp ác về sau sẽ đau khổ trong các cõi đó. Có thể tham khảo bài kinh Thiên sứ số 130 kinh Trung bộ nói cảnh khổ địa ngục do Ngài thấy và nói lại. Nếu quý vị không tin Thiên nhãn minh của đức Phật do vì tà kiến của qúy vị quá sâu dày và đã bị bệnh bệnh ung thư nan y đến thời kỳ cuối không còn cứu chữa được, chờ chết. Tương tự người nào sống thế gian mà không tin Thiên nhãn minh của đức Phật như bài đại kinh Sư tử hống số 12 Trung bộ mà Thế Tôn đã tuyên bố rằng Ngài đã có Tam minh để rống lên như Sư tử hống không run sợ bất ai dù trên cõi người hay cõi trời dục giới và cõi phạm thiên giới.
Thành tựu năm giới hay tám giới hay mười giới do qúy vị tin tuyệt đối về Tam minh của đức Phật. Nếu không tin thì giới không thể thành tựu thì chắc chắn khi chết sẽ vào ba đường ác. Chúng ta cố gắng thành tựu giới hằng ngày khi chết tâm bình thản và sẽ sanh vào các cõi trời hay cõi người.
C2.5: Thập Giới (Dasasikkhàpada) (10 Giới).
C2.5: Thập Giới (Dasasikkhàpada) (10 Giới).
Muốn thành mười giới cần thực hành ý hành thiện, thực hành khẩu hành thiện, thực hành thân hành thiện sẽ hưởng lạc ở các cõi trời dục giới.
1. Ðệ tử thực hành giới tránh sát sanh.
2. Ðệ tử thực hành giới tránh lấy của không cho.
3. Ðệ tử thực hành giới tránh tà hạnh trong các dục.
4. Ðệ tử thực hành giới tránh nói láo.
5. Ðệ tử thực hành giới tránh mọi cơ hội buông lung phóng dật do uống rượu hoặc các thứ men say.
6. Ðệ tử thực hành giới tránh ăn phi thời.
7. Ðệ tử thực hành giới tránh múa, hát, nhạc, kịch.
8. Ðệ tử thực hành giới tránh cơ hội đeo vòng hoa và trang điểm với hương liệu, dầu xoa.
9. Ðệ tử thực hành giới tránh dùng giường cao và rộng.
10. Ðệ tử thực hành giới tránh nhận vàng bạc.
Cư sĩ cần thực hành 10 giới cho viên mãn.
Người cư sĩ đã thực hành những giới đã nêu trên viên mãn sẽ được sanh vào các cõi trời dục giới để hưởng phước lâu dài.
Giới rất quan trọng cho người tại gia và xuất gia nhưng người sống tại gia thường không thành tựu được. Vì không có giới chắc chắn sẽ sanh vào ba đường ác vô cùng đau khổ nhưng vì vô minh nên thường tạo ác nghiệp rất nhiều. Phước cho ai ra đời mà biết 5 giới, 8 giới, 10 giới, biết Tam bảo, biết Tứ Thánh đế mà lo thực hành vì sẽ giúp chúng sanh sống hạnh phúc và thoát khỏi khổ. Thế giới ngày nay dục quá mạnh nên khó kiếm được ai thành tựu 5 giới hay 8 giới chứ đừng nói chi quy y Tam Bảo và học Tứ Thánh đế.
Những bài kinh vừa kể trên sẽ giúp những người sống tại gia biết tu học sẽ có kết quả tốt đẹp cho đời này và đời sau.
Muốn thành mười giới cần thực hành ý hành thiện, thực hành khẩu hành thiện, thực hành thân hành thiện sẽ hưởng lạc ở các cõi trời dục giới.
1. Ðệ tử thực hành giới tránh sát sanh.
2. Ðệ tử thực hành giới tránh lấy của không cho.
3. Ðệ tử thực hành giới tránh tà hạnh trong các dục.
4. Ðệ tử thực hành giới tránh nói láo.
5. Ðệ tử thực hành giới tránh mọi cơ hội buông lung phóng dật do uống rượu hoặc các thứ men say.
6. Ðệ tử thực hành giới tránh ăn phi thời.
7. Ðệ tử thực hành giới tránh múa, hát, nhạc, kịch.
8. Ðệ tử thực hành giới tránh cơ hội đeo vòng hoa và trang điểm với hương liệu, dầu xoa.
9. Ðệ tử thực hành giới tránh dùng giường cao và rộng.
10. Ðệ tử thực hành giới tránh nhận vàng bạc.
Cư sĩ cần thực hành 10 giới cho viên mãn.
Người cư sĩ đã thực hành những giới đã nêu trên viên mãn sẽ được sanh vào các cõi trời dục giới để hưởng phước lâu dài.
Giới rất quan trọng cho người tại gia và xuất gia nhưng người sống tại gia thường không thành tựu được. Vì không có giới chắc chắn sẽ sanh vào ba đường ác vô cùng đau khổ nhưng vì vô minh nên thường tạo ác nghiệp rất nhiều. Phước cho ai ra đời mà biết 5 giới, 8 giới, 10 giới, biết Tam bảo, biết Tứ Thánh đế mà lo thực hành vì sẽ giúp chúng sanh sống hạnh phúc và thoát khỏi khổ. Thế giới ngày nay dục quá mạnh nên khó kiếm được ai thành tựu 5 giới hay 8 giới chứ đừng nói chi quy y Tam Bảo và học Tứ Thánh đế.
Những bài kinh vừa kể trên sẽ giúp những người sống tại gia biết tu học sẽ có kết quả tốt đẹp cho đời này và đời sau.
4: Thế nào là Bát quan trai (8 giới)?
C2.4: Bát quan trai (tám giới)
Bát quan trai giới cần thực hành ý hành thiện, thực hành khẩu hành thiện, thực hành thân hành thiện sẽ giúp chúng sanh hưởng lạc ở các cõi trời dục giới.
Bài kinh - Các Trai Giới
(I) (41) Các Trai Giới
1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì tại Jetanava, khu vườn ông Anàthapindika, ở đấy Thế Tôn gọi các Tỳ-kheo: "Này các Tỳ-kheo", - "Bạch Thế Tôn".
Các Tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. - Này các Tỳ-kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Như thế nào, này các Tỳ-kheo, là ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn?
3. Ở đây, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành trai giới ". Ðây là chi phần thứ nhất được thành tựu.
4. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ hai được thành tựu.
5. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lánh, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lánh, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ ba được thành tựu.
6. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ tư được thành tựu.
7. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận đắm say men rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận đắm say men rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ năm được thành tựu.
8. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ sáu được thành tựu.
9. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Hôm nay, đêm nay và ngày nay, ta cũng từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ bảy được thành tựu.
10. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận, không dùng các giường cao, giường lớn, từ bỏ không dùng các giường cao, giường lớn. Hôm nay, đêm nay và ngày nay, ta cũng đoạn tận, không dùng các giường cao, giường lớn, từ bỏ không dùng các giường cao, giường lớn. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ tám được thành tựu.
Này các Tỳ-kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần được thực hành như vậy, thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có biến mãn lớn.
Bài trên cho biết rằng nếu thành tựu 8 giới thì phước rất lớn.
(IX) (39) Nguồn Nước Công Ðức
1.- Này các Tỳ-kheo, có tám nguồn nước công đức này, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Thế nào là tám?
2. Ở đây, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử quy y Phật. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ nhất, là nguồn nước thiện ... hạnh phúc, an lạc.
3. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử quy y Pháp. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ hai, là nguồn nước thiện ... hạnh phúc, an lạc.
4. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử quy y Tăng. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ ba, là nguồn nước thiện ... hạnh phúc, an lạc.
5. Này các Tỳ-kheo, có năm bố thí này, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, được biết là truyền thống cổ xưa, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường. Thế nào là năm?
6. Ở đây, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh. Này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỳ-kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày ... không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ tư, là nguồn nước thiện ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
7. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho ... Này các Tỳ-kheo, đây là bố thí thứ hai, là đại bố thí, ... Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ năm, là nguồn nước thiện, ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục ... Này các Tỳ-kheo, đây là bố thí thứ ba, là đại bố thí, ... Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ sáu, là nguồn nước thiện ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo ... Này các Tỳ-kheo, đây là bố thí thứ tư, là đại bố thí, ... Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ bảy, là nguồn nước thiện ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này các Tỳ-kheo, vị Thánh Ðệ Tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỳ-kheo, đây là bố thí thứ năm, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, ... không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ tám, là nguồn nước thiện, ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Này các Tỳ-kheo, có tám nguồn nước công đức này, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Bài trên cho biết có những nguồn công đức rất lớn. Vì vậy những người cư sĩ tại gia nên thực hành hằng ngày bài kinh trên.
Bát quan trai giới cần thực hành ý hành thiện, thực hành khẩu hành thiện, thực hành thân hành thiện sẽ giúp chúng sanh hưởng lạc ở các cõi trời dục giới.
Bài kinh - Các Trai Giới
(I) (41) Các Trai Giới
1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì tại Jetanava, khu vườn ông Anàthapindika, ở đấy Thế Tôn gọi các Tỳ-kheo: "Này các Tỳ-kheo", - "Bạch Thế Tôn".
Các Tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. - Này các Tỳ-kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn. Như thế nào, này các Tỳ-kheo, là ngày trai giới thành tựu tám chi phần, được thực hành thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn; có biến mãn lớn?
3. Ở đây, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành trai giới ". Ðây là chi phần thứ nhất được thành tựu.
4. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận lấy của không cho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cướp. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ hai được thành tựu.
5. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lánh, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận phi Phạm hạnh, hành Phạm hạnh, sống xa lánh, từ bỏ dâm dục hèn hạ. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ ba được thành tựu.
6. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ sự thật, chắc chắn, đáng tin cậy, không lường gạt đời. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ tư được thành tựu.
7. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận đắm say men rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng đoạn tận đắm say men rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ năm được thành tựu.
8. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ sáu được thành tựu.
9. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Hôm nay, đêm nay và ngày nay, ta cũng từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ bảy được thành tựu.
10. "Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán đoạn tận, không dùng các giường cao, giường lớn, từ bỏ không dùng các giường cao, giường lớn. Hôm nay, đêm nay và ngày nay, ta cũng đoạn tận, không dùng các giường cao, giường lớn, từ bỏ không dùng các giường cao, giường lớn. Với chi phần này, Ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới ". Ðây là chi phần thứ tám được thành tựu.
Này các Tỳ-kheo, ngày trai giới thành tựu tám chi phần được thực hành như vậy, thời có được quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ lớn, có biến mãn lớn.
Bài trên cho biết rằng nếu thành tựu 8 giới thì phước rất lớn.
(IX) (39) Nguồn Nước Công Ðức
1.- Này các Tỳ-kheo, có tám nguồn nước công đức này, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Thế nào là tám?
2. Ở đây, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử quy y Phật. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ nhất, là nguồn nước thiện ... hạnh phúc, an lạc.
3. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử quy y Pháp. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ hai, là nguồn nước thiện ... hạnh phúc, an lạc.
4. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử quy y Tăng. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ ba, là nguồn nước thiện ... hạnh phúc, an lạc.
5. Này các Tỳ-kheo, có năm bố thí này, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, được biết là truyền thống cổ xưa, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường. Thế nào là năm?
6. Ở đây, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh. Này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy sẽ được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỳ-kheo, đây là bố thí thứ nhất, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày ... không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ tư, là nguồn nước thiện ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
7. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho ... Này các Tỳ-kheo, đây là bố thí thứ hai, là đại bố thí, ... Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ năm, là nguồn nước thiện, ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục ... Này các Tỳ-kheo, đây là bố thí thứ ba, là đại bố thí, ... Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ sáu, là nguồn nước thiện ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo ... Này các Tỳ-kheo, đây là bố thí thứ tư, là đại bố thí, ... Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ bảy, là nguồn nước thiện ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Này các Tỳ-kheo, vị Thánh Ðệ Tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, đem cho không sợ hãi cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hận thù cho vô lượng chúng sanh, đem cho không hại cho vô lượng chúng sanh; sau khi cho vô lượng chúng sanh, không sợ hãi, không hận thù, không hại, vị ấy được san sẻ vô lượng không sợ hãi, không hận thù, không hại. Này các Tỳ-kheo, đây là bố thí thứ năm, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, ... không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn nước công đức thứ tám, là nguồn nước thiện, ... dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Này các Tỳ-kheo, có tám nguồn nước công đức này, là nguồn nước thiện, món ăn cho an lạc làm nhơn sanh Thiên, quả dị thục an lạc, đưa đến cõi trời, dẫn đến khả ái, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Bài trên cho biết có những nguồn công đức rất lớn. Vì vậy những người cư sĩ tại gia nên thực hành hằng ngày bài kinh trên.
3: Người Cư sĩ có chứng Thánh dự lưu được không?
C2.3: Cư sĩ chứng Thánh dự lưu.
Bài kinh -Nguồn Sanh Phước
II) (52) Nguồn Sanh Phước (Với Cư Sĩ) (2)
1. - Này các Tỳ-kheo, có bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện... hạnh phúc, an lạc. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với Phật; bậc Thế Tôn ấy là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn... Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ nhất... hạnh phúc an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, Pháp được Thế Tôn khéo nói, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ hai... hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, Thiện hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Ưng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ ba... hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với những giới được bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ tư... hạnh phúc, an lạc.
Này các Tỳ-kheo, bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
2.
Ai tin tưởng Như Lai,
Bất động, khéo an trú,
Ai tin giới, hiền thiện,
Bậc Thánh khen, mến chuộng.
Ai tịnh tín chúng Tăng,
Với cái nhìn chánh trực,
Người ấy được họ gọi,
Không phải là người nghèo.
Ðời sống người như vậy,
Không phải đời trống rỗng,
Do vậy tín và giới,
Tịnh tín và thắng pháp,
Bậc trí chú tâm niệm,
Lời dạy của chư Phật.
Bài kinh này cho biết người cư sĩ chứng được Thánh dự lưu nguồn phước vô lượng.
Bài kinh -Nguồn Sanh Phước
II) (52) Nguồn Sanh Phước (Với Cư Sĩ) (2)
1. - Này các Tỳ-kheo, có bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện... hạnh phúc, an lạc. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với Phật; bậc Thế Tôn ấy là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn... Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ nhất... hạnh phúc an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với Pháp, Pháp được Thế Tôn khéo nói, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ hai... hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với lòng tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, Thiện hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Ưng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là ruộng phước vô thượng ở đời. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ ba... hạnh phúc, an lạc.
Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu với những giới được bậc Thánh ái kính, không bị phá hoại, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đưa đến Thiền định. Này các Tỳ-kheo, đây là nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện thứ tư... hạnh phúc, an lạc.
Này các Tỳ-kheo, bốn nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, đem lại an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
2.
Ai tin tưởng Như Lai,
Bất động, khéo an trú,
Ai tin giới, hiền thiện,
Bậc Thánh khen, mến chuộng.
Ai tịnh tín chúng Tăng,
Với cái nhìn chánh trực,
Người ấy được họ gọi,
Không phải là người nghèo.
Ðời sống người như vậy,
Không phải đời trống rỗng,
Do vậy tín và giới,
Tịnh tín và thắng pháp,
Bậc trí chú tâm niệm,
Lời dạy của chư Phật.
Bài kinh này cho biết người cư sĩ chứng được Thánh dự lưu nguồn phước vô lượng.