Khổ Thánh Đế cần phải liễu tri ---- Khổ Tập Thánh Đế cần phải đoạn tận ---- Khổ Diệt Thánh Đế cần phải chứng ngộ ---- Khổ Diệt Đạo Thánh Đế cần phải tu tập.

Lượt xem: 180

Bai học số 1.
Những ai sống độc cư hay có gia đình muốn học hỏi từ Thầy Hoà Võ, có thể suy tư những câu hỏi phía dưới và sẽ có câu trả lời của thầy bằng cách gọi messenger nếu bận thầy sẽ gọi lại sau.
Duyên xúc
Vô minh ➤ Hành ➤ Thức ➤ Danh Sắc ➤ lục nhập ➤ Xúc ➤ Thọ
Nghiệp quá khứ : Vô minh ➤ Hành ➤ Thức
Quả hiện tại : Danh Sắc ➤ lục nhập ➤ Xúc ➤ Thọ
Ranh giới giữa quá khứ ( Thức ) và hiện tại ( Danh sắc ) : Thức ➤ Danh Sắc
Duyên Thọ chính là quả cảm thọ lạc hay cảm thọ quả khổ
Nhãn xúc
Thế nào là nhãn xúc? Do duyên mắt và do duyên các sắc, khởi lên nhãn thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
3.6. Ý và Pháp
"Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức. Duyên đống rác, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa đống rác."
Ý là cơ quan của con người có nhiệm vụ nhập pháp vào tâm để sanh ra ý thức.
Pháp là ảnh của sắc, là ảnh của thanh, là ảnh của hương, là ảnh của vị, là ảnh của xúc mà đã thâu vào tâm qua năm cửa sổ kia. Như vậy pháp là năm ảnh đã được thâu vào tâm qua năm giác quan.
4.6. Ý thức
Ý thức là gì? Do duyên ý và pháp, thức sinh, và thức ấy có tên là ý thức.
Duyên với pháp lần thứ nhất, cảnh pháp được lưu lại ảnh trong tâm qua cơ quan ý và duyên với cảnh pháp lần thứ hai cũng có một ảnh mới. Tâm so sánh hai ảnh giống nhau khởi ra cái biết của ý gọi là ý thức. Duyên ý và pháp sanh cái biết của ý. Cái biết này gọi là cái biết đúng như là mà không dùng hiểu biết cũ suy diễn khi ý duyên với pháp. Ý thức khác với pháp tưởng, người học Phật cần cố gắng phân biệt ý thức và pháp tưởng.
5.6. Ý xúc
Thế nào là ý xúc? Do duyên ý và do duyên các pháp, khởi lên ý thức. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc.
Do duyên ý và do duyên cảnh pháp: Cảnh pháp được đưa vào tâm qua ý lần thứ nhất gọi ảnh cảnh pháp 1. Tương tự duyên với cảnh pháp lần thứ hai gọi là ảnh cảnh pháp 2. Tâm so sánh ảnh cảnh pháp 1 và ảnh cảnh pháp 2 sanh khởi ý thức nhưng ảnh cảnh pháp 2 trở thành ảnh cảnh pháp cũ. Khi duyên với cảnh pháp lần thứ ba gọi là ảnh cảnh pháp mới. Ảnh cảnh pháp mới này được đưa vào tâm qua ý tức thì. Người học Phật nên biết không có khoảng cách giữa ý và cảnh pháp. Khi ảnh pháp được đưa đến ý tức thì không có thời gian.
Vì vậy điều kiện để ý xúc sanh khởi cần có 2 vế: Vế thứ nhất là ảnh cảnh pháp cũ và vế thứ 2 là ảnh cảnh pháp mới xúc chạm với nhau như vậy gọi là ý xúc. Minh hoạ ý xúc giống như hai bàn tay xúc chạm vào nhau. Hành giả cần chứng nghiệm có đúng hay không.
5.7. Kết luận về duyên xúc
Thường trong kinh không có định nghĩa rõ ràng về duyên xúc. Duy chỉ có bài Kinh Trung bộ số 148 và kinh Tương ưng 4-Sáu xứ có giải thích duyên nhãn xúc do sự hội tụ ba pháp: Sắc, Mắt, Nhãn thức. Tương tự cho Nhĩ xúc, Thiệt xúc, Tỷ xúc, Thân xúc, ý xúc. Nhiều người không biết rõ về duyên Xúc rồi tự biên, tự diễn về duyên Xúc nên không đúng như Đức Phật đã dạy. Bản thân tác giả đã đi tìm hiểu về duyên Xúc rất lâu mới hiểu được ý nghĩa duyên Xúc. Hồi mới học suy tư duyên Xúc mất gần 10 năm mới vỡ lẽ ra nên nhớ học phải đạt ý quên lời rất khó và cần có thời gian.
Tóm tắt lại duyên Xúc là sự xúc chạm giữa những dữ kiện hoặc những hình ảnh hoặc những hiểu biết đã lưu trữ trong tâm từ khi lọt lòng mẹ đến khi trưởng thành và những thông tin mới hoặc những hình ảnh mới vừa được đưa vào tâm qua sáu nội xứ.
Từ duyên Lục nhập cho đến duyên Thọ là sự liên hệ với nhau , khi một duyên nào thay đổi sẽ dẫn đến duyên kế thay đổi.
Những hành giả cần biết rõ mắt là gì, sắc là gì, nhãn thức là gì , tương tự cho tai,thanh và nhĩ thức …, ý, pháp, ý thức.
Câu hỏi 1 : Trong ba pháp của duyên xúc , pháp nào có thể thay đổi và pháp nào không thay đổi được .Giải thích tại sao.
Câu hỏi 2 : Trong ba pháp : Mắt, sắc, nhãn thức , pháp nào là quan trọng nhất.
Câu hỏi 3 : Pháp nào biết mắt là vô thường, sắc là vô thường, nhãn thức là vô thường.
Câu hỏi 4 : Làm sao học nhớ dai
câu hỏi 5 : khi những hình ảnh quá khứ ám ảnh làm sao xoá bỏ.
câu hoỉ 6 : Tại sao khi nghe những vị giảng kinh hoặc khi đọc sách thì biết nhưng không nghe hay không đọc thì quên.
câu hỏi 7 : Tại sao khi học kinh sách không đưa đến giải thoát sẽ nguy hiểm như mắt hay tai nhập những lời giảng trên you tube hay facebook .
câu hỏi 8 : Có cần đọc kinh sách nhiều hay không ? Nếu đọc kinh sách nhiều giải thích tai sao , nếu không đọc kinh sách nhiều , giải thích tại sao ?
Câu hỏi 9 : Tại sao người cư sĩ không từ bỏ đời sống gia đình sống không gia đình được.
Câu hỏi 10 : Tại sao người tu sĩ không chứng được một trong bốn bậc Thánh.
.
Những ai sống độc cư hay có gia đình muốn học hỏi từ Thầy Hoà Võ, có thể suy tư những câu hỏi phía dưới và sẽ có câu trả lời của thầy bằng cách gọi messenger nếu bận thầy sẽ gọi lại sau.
Nhóm 1: Vô minh ➤ Hành ➤ Thức
Có thể gọi chung là Nghiệp cũ hay Khổ tập tiêu biểu là nghiệp quá khứ đã tạo ra quả khổ hiện tại.
Nhóm 2: Danh Sắc ➤ Lục nhập ➤ Xúc ➤ Thọ
Nghiệp cũ sanh ra quả khổ hiện tại.
Câu hỏi 1:
Duyên nào trong 12 nhân duyên biến đổi thì có một duyên khác thay đổi mà chúng ta có thể nhận biết dễ dàng.


XEM THÊM

Thông tin liên hệ

Website này do nhóm học trò cư sĩ Võ Thế Hòa quản lý và biên tập để chia sẻ giáo pháp và những lời dạy của thầy, dựa trên nền tảng là 5 bộ kinh Nikaya. hochoinghiencuunikaya@gmail.com

Thống kế số lượt truy cập

Thỉnh sách

Bạn đọc muốn thỉnh sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng hoặc tham gia lớp học, Xin vui lòng liên hệ facebook

Tải sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng

Tải xuống: 
 
Copyright © 2021 — msvietnam. All Rights Reserved