II. Thế nào là Khổ Tập Thánh đế?
Chương sáu: Nghiệp cũ
Chương này giúp người học Phật biết được con người từ đâu có mặt xuất hiện trên thế gian này do Thế Tôn Gotama đã nói cho loài người và loài trời biết. Chánh pháp từ thời của đức Phật Ca diếp đã diệt cho đến nay mới xuất hiện lại trên gian này. Đức Phật toàn giác Gotama đã khám phá ra Lý duyên khởi, Tứ Thánh đế và đã dạy lại cho loài người và chư thiên để chấm dứt khổ đau. Đặc biệt từ khi Đức Phật Ca diếp đã nhập Niết bàn và cho đến khi giáo pháp của Đức Phật Gotama diệt sẽ không có một ai hơn hay bằng Thế tôn Gotama. Mặc dù Thế Tôn đã nhập Niết Bàn cách đây trên 25 thế kỷ nhưng Phật pháp vẫn còn trong năm bộ Kinh Nikaya do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Pali ra Việt và đã được xuất bản lần đầu ở Việt nam vào năm 1991. Dù không gặp đức Phật và Thánh chúng nhưng những lời dạy trong 5 bộ kinh Nikaya sẽ giúp chúng ta có thể hình dung ra những con người sống thời xưa không có vật chất sung túc nhưng đã chứng các bậc Thánh rất nhiều. Ngày nay con người hưởng thụ dục lạc quá nhiều làm sao chứng Thánh được nên kiếp sau sẽ chịu những quả khổ trong ba đường ác đạo. Tất cả những vị Phật toàn giác quá khứ, hiện tại, tương lai đều có 10 ân đức và 10 Như lai lực giống nhau để rống tiếng con sư tử trong các hội chúng và Chuyển Phạm luân (bánh xe). Hy vọng những ai sau khi đọc lý duyên khởi khởi lên niềm tin 10 ân đức và 10 Như lai lực là phước đức của quý vị.
Nghiệp cũ có ba duyên như sau:
Vô minh ➤ Hành ➤ Thức
Nghiệp là những hành động đã làm trong kiếp quá khứ mà chúng ta đã không nhớ được và phải đợi đến khi chúng ta chứng được Túc mạng minh. Điều này rất khó cho con người sống thời đại này có được Túc mạng minh. Vì vậy chuyện con người ngày nay biết rằng những quả thọ khổ, quả thọ lạc do nghiệp cũ đời trước là chuyện khó chấp nhận.
-
Sự hy hữu của Đức Phật toàn giác xuất hiện trên thế gian
May mắn cho loài người có một Đức Phật Gotama đã xuất hiện trên thế gian rất hy hữu. Ngài có 10 Ân Đức: Ðây là bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Mười ân đức sẽ được giải thích chi tiết trong phần phụ lục của cuốn sách này.
-
Mười Như Lai lực có thể rống tiếng rống con sư tử trong các hội chúng
"Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực, chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân. Thế nào là mười?
-
Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ Như vậy là Như Lai lực của Như Lai.
Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ (Tri thị xứ phi xứ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri xứ là xứ, phi xứ là phi xứ. Như vậy là Như Lai lực của Như Lai. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống lên tiếng rống con sư tử trong các hội chúng, và chuyển Phạm luân.
Như lai biết rõ xứ, phi xứ có nghĩa làm ác có quả báo ác không có chuyện có quả lành. Tương tự làm thiện có quả thiện không có chuyện có quả báo ác. Phân biệt rõ ràng thiện ác.
-
Như Lai như thật tuệ tri quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại.
Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri quả báo tùy thuộc sở do, tùy theo sở nhân của các hành nghiệp quá khứ, vị lai, hiện tại (Tri tam thế nghiệp báo lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
Như Lai căn cứ vào nghiệp quá khứ, hiện tai, tương lai biết quả báo thế nào, khả năng này con người thời nay không có được.
-
Như Lai như thật tuệ tri con đường đưa đến tất cả cảnh giới.
Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri con đường đưa đến tất cả cảnh giới (Tri nhứt thiết đạo trí lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
Như Lai biết rõ con đường nào dẫn đến các cõi trời dục giới và sắc giới.
-
Như Lai như thật tuệ tri thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt.
Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri thế giới với mọi cảnh giới, nhiều chủng loại, nhiều sai biệt (Trí thế gian chủng chủng tánh lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
Như Lai biết mọi cảnh giới sai biệt, nhiều chủng loại sai biết vì đâu như vậy
-
Như Lai như thật tuệ tri chí hướng sai biệt của các loại hữu tình.
Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri chí hướng sai biệt của các loại hữu tình (Tri tha chúng sanh chưởng chưởng dục lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri ... chuyển Phạm luân.
-
Như Lai như thật tuệ tri những căn thượng hạ của các loài hữu tình, loài Người.
Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri những căn thượng hạ của các loài hữu tình, loài Người (Tri tha chúng sanh chư căn thượng hạ lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
Như Lai biết trình độ khác nhau của loài người và chư thiên nên chỉ cho phương pháp tu tập.
-
Như Lai như thật tuệ tri sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền, chứng về Thiền, về giải thoát, về định.
Lại nữa, này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri sự tạp nhiễm, sự thanh tịnh, sự xuất khởi của các Thiền, chứng về Thiền, về giải thoát, về định (Tri chư Thiền tam muội lực). Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
Phần này dành cho những người vào tứ thiền mới hiểu được còn con người ham dục lạc không thể hiểu được. Nếu biết tu chánh định sẽ hiểu được.
-
Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời.
Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhớ đến các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp. Ngài nhớ rằng: "Tại chỗ kia, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được sanh ra chỗ nọ. Tại chỗ ấy, Ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, Ta được sanh ra ở đây". Như vậy, Như Lai nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
Đây chính là chính Túc mạng minh có khả năng nhớ được vô số kiếp trước.
-
Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu.
Lại nữa, này Sariputta, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rõ rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Các chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, về lời và về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Các chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, về lời và về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời này. Như vậy, Như Lai với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng sanh. Như Lai tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang, người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ. Này Sariputta, Như Lai như thật tuệ tri... (như trên)... và chuyển Phạm luân.
Đây chính là Thiên nhãn minh hay sanh tử minh thấy được chúng sanh chết đi về đâu.
-
Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc tự mình chứng tri, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát
Lại nữa, này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc tự mình chứng tri, chứng ngộ, thành tựu và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này Sariputta, Như Lai nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú ngay trong hiện tại vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Chính nhờ Như Lai lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống con sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân.
Như Lai lực thứ 10 chính là đã chứng ngộ được Lậu tận minh, không còn sanh lại thế gian.
Này Sariputta, Như Lai có đầy đủ mười Như Lai lực. Chính nhờ thành tựu mười lực này, Như Lai tự nhận cho mình địa vị Ngưu Vương, rống tiếng rống sư tử trong các Hội chúng và chuyển Phạm luân.
Này Sariputta, nếu ai biết Ta như vậy, thấy Ta như vậy mà còn nói: "Sa-môn Gotama không có pháp Thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Sa-môn Gotama thuyết pháp, pháp ấy tự mình tạo ra, do suy luận tác thành, tùy thuận trắc nghiệm, thuyết pháp cho một mục tiêu đặc biệt, có khả năng hướng thượng, có thể hướng dẫn người thực hành diệt tận khổ đau". Này Sariputta, nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy; không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên. Này Sariputta, như Tỳ-kheo thành tựu giới hạnh, thành tựu Thiền định, thành tựu trí tuệ có thể chứng được chánh trí ngay trong hiện tại. Này Sariputta, Ta nói như vậy là sự thành tựu như vậy. Nếu người ấy không từ bỏ lời nói ấy không từ bỏ tâm ấy, không đoạn trừ tà kiến ấy; người ấy sẽ bị rơi vào địa ngục như một gánh nặng bị quăng bỏ một bên."
Mười Như Lai lực vừa nêu trích từ kinh Trung bộ số 12.
Tác giả phân tích
Ngài đã tuyên bố rằng Ngài đã có 10 Như Lai lực, có ai đã nói sai về ngài mà không từ bỏ lời nói ấy sẽ rơi vào địa ngục.
Định lý duyên khởi đã được Ngài đã tìm ra chỉ dạy lại cho loài người và loài trời.
Ngày hôm nay đã có duyên gặp Lý duyên khởi này do nhiều đời quá khứ cũng đã có tu tập. Quý vị nên tìm hiểu nghiệp quá khứ cho rốt ráo. Dựa theo Lý duyên khởi: "Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh". Quý vị cần quan sát và chiêm nghiệm chân lý trên có đúng trong cuộc sống hằng ngày hay không?
Hãy chiêm nghiệm Lý duyên khởi này nhiều tháng, nhiều năm sẽ thấy đúng như vậy sẽ giúp phá tan bớt màn vô minh. Trong kinh có đoạn kinh sau đây: "Thế Tôn đã nói như sau: Ai thấy được lý duyên khởi, người ấy thấy được pháp; ai thấy được pháp, người ấy thấy được lý duyên khởi". Người học Phật, nếu không thấy Lý duyên khởi thì xem như không thấy được Pháp (Niết Bàn).
Biệt thuyết về Lý duyên khởi
II. Phân Biệt -
"1) Trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).
2) -- Này các Tỳ-kheo, Ta sẽ thuyết và phân tích cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỳ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỳ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỳ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
4) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già, yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Ðây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư hoại, thân thể vứt bỏ. Ðây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là già, chết.
5) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là sanh? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác bị sanh, xuất sanh, giáng sanh, đản sanh, sự xuất hiện các uẩn, sự thành tựu các xứ. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là sanh.
6) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hữu? Này các Tỳ-kheo, có ba hữu này: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là hữu.
7) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là thủ? Này các Tỳ-kheo, có bốn thủ này: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã luận thủ. Này các Tỳ- kheo, đây gọi là thủ.
8) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là ái? Này các Tỳ-kheo, có sáu ái này: sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Này các Tỳ- kheo, đây gọi là ái.
9) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỳ-kheo, có sáu thọ này: thọ do nhãn xúc sanh; thọ do nhĩ xúc sanh; thọ do tỷ xúc sanh; thọ do thiệt xúc sanh; thọ do thân xúc sanh; thọ do ý xúc sanh. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là thọ.
10) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là xúc? Này các Tỳ-kheo, có sáu xúc này: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là xúc.
11) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là sáu xứ? Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là sáu xứ.
12) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là danh sắc? Thọ, tưởng, tư, xúc, tác ý; đây gọi là danh. Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo ra; đây gọi là sắc. Như vậy, đây là danh, đây là sắc. Ðây gọi là danh sắc.
13) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỳ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là thức.
14) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hành? Này các Tỳ-kheo, có ba hành này: thân hành, khẩu hành, ý hành. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là hành.
15) Này các Tỳ-kheo, thế nào là vô minh? Này các Tỳ-kheo, không rõ biết Khổ, không rõ biết Khổ tập, không rõ biết Khổ diệt, không rõ biết Con đường đưa đến Khổ diệt. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là vô minh.
Tác giả phân tích.
Phần tổng thuyết và biệt thuyết về Lý Duyên khởi đã được trình bày ở trên. Làm sao người Phật tử hiểu được Lý Duyên khởi là điều quan trọng. Theo Tác giả đã trải qua trên 10 năm tìm hiểu 12 Nhân duyên, xin trình bày ra đây cách hiểu của tác giả như sau:
Lý Duyên Khỏi được biểu thị bằng sơ đồ sau.
Vô minh ➤ Hành ➤ Thức ➤ Danh Sắc ➤ lục nhập ➤ Xúc ➤ Thọ ➤ Ái ➤Thủ ➤ Hữu ➤ Sanh ➤Già chết, sầu bi, khổ ưu não.
Lý Duyên Khởi biểu thị hai đế là Khổ đế và Khổ Tập đế trong Tứ Thánh đế.
Sự sắp xếp Lý Duyên khởi theo Khổ đế và Khổ tập đế sẽ thành bốn nhóm như sau.
Nhóm 1: Vô minh ➤ Hành ➤ Thức
Có thể gọi chung là Nghiệp cũ hay Khổ tập tiêu biểu là nghiệp quá khứ đã tạo ra quả khổ hiện tại.Nhóm 2: Danh Sắc ➤ Lục nhập ➤ Xúc ➤ Thọ
Có thể gọi chung bốn duyên này là quả Khổ hiện tại hay Khổ đế tiêu biểu những gì đang xảy ra mà nổi bật nhất là duyên Thọ.Nhóm 3: Ái ➤Thủ ➤ Hữu.
Có thể gọi chung ba duyên này là Nghiệp mới hình thành tiêu biểu những quả khổ trong tương lai có nghĩa là có thể xảy ra trong kiếp sống hiện tại hoặc sau khi chết.Nhóm 4: Sanh ➤Già chết, sầu bi, khổ ưu não.
Có thể gọi chung hai duyên này là quả khổ tương lai đáng nói sau khi chết.Cụ thể hơn khi áp dụng Lý duyên khởi vào đời sống con người qua ba thời thì việc hiểu Lý Duyên khởi dễ dàng hơn. Do có quá khứ thì có hiện tại và do có hiện tại sẽ có tương lai.
Quá khứ chúng ta đã từng có 5 uẩn hay lục nhập vì vô minh đã tạo nghiệp để tái sanh vào kiếp sống hiện tại. Do có sáu giác quan phát sanh ra những cảm thọ vui buồn của kiếp người. Từ kiếp hiện tại mà vô minh nữa sẽ tạo nghiệp mới để tái tạo lại sáu giác quan cho tương lai và cũng sẽ có những cảm thọ vui buồn tùy sanh vào ba đường ác hay cõi người, cõi trời.
Lý do đó nên đã sắp xếp 12 Nhân Duyên theo kiếp luân hồi của chúng sanh như sau:
Nghiệp cũ đã sinh ra quả khổ hiện tại và từ kiếp sống hiện tại tạo nghiệp mới sẽ sanh lại quả khổ trong tương lai.
Dù Đức Phật có xuất hiện ở đời hay không, định lý duyên khởi này: "Do cái này sanh, cái kia sanh" luôn luôn là chân lý. Có điều là Đức Phật đã khám ra chỉ dạy cho chúng ta biết và sẽ tránh nhiều đau khổ trong cuộc đời này.
Quý vị hằng ngày suy tư và chiêm nghiệm chân lý này "Do cái này sanh, cái kia sanh." đúng rồi. Điều này giúp chúng ta biết rằng tất cả những biến cố đến với ta đều có lý do hết, không có vấn đề ngẫu nhiên. Thấy được vậy tâm chúng ta sẽ an nhiên tự tại trước những vấn đề hạnh phúc và đau khổ.
Tóm lại Lý duyên khởi biểu thị theo Khổ và Khổ tập thành bốn chương: Chương sáu, Chương bảy, Chương tám và Chương chín.
Đây là sơ đồ Lý Duyên khởi có thêm Thức hiện tại sanh khởi bởi duyên sáu nội xứ và sáu ngoại xứ còn gọi là lục nhập. Thức hiện tại sanh khởi duyên Xúc. Vẽ đồ hình như thế để dễ hiểu không có mục đích gì khác. Chi tiết 12 nhân duyên vào đọc Chương sáu, Chương bảy, Chương tám, Chương chín sẽ hiểu rõ ràng về từng duyên trong 12 nhân duyên
Tổng thuyết về Lý duyên khởi
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn ở Uruvelà, trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Bồ đề, khi mới chứng Chánh Ðẳng Giác. Lúc bấy giờ, Thế Tôn trong bảy ngày ngồi trong một thế ngồi kiết-già, thọ hưởng lạc giải thoát. Rồi Thế Tôn sau bảy ngày ấy, ra khỏi định ấy, trong đêm canh thứ nhứt, khéo thuận chiều tác ý lý Duyên khởi: "Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh. Tức là duyên vô minh, có các hành; duyên các hành, có thức; duyên thức, có danh sắc; duyên danh sắc, có sáu xứ; duyên sáu xứ, có xúc; duyên xúc, có thọ; duyên thọ, có ái; duyên ái, có thủ; duyên thủ, có hữu; duyên hữu, có sanh; duyên sanh, có già, chết, sầu bi khổ ưu não. Như vậy là sự tập khởi của khổ uẩn này".Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:
1. Thật sự, khi các pháp,
Có mặt, hiện khởi lên,
Ðối vị Bà-la-môn,
Nhiệt tâm hành thiền định,
Khi ấy, với vị ấy,
Các nghi hoặc tiêu trừ,
Vì quản tri hoàn toàn,
Pháp cùng với các nhân
Dẫn xuất hai bài kinh trên cho biết phần tổng thuyết về 12 Nhân Duyên còn phần biệt thuyết rất khó biết vì chỉ có trong kinh Tương ưng Tập 2 - Thiên Nhân Duyên - Chương một như sau:
I. Thế nào là Khổ Thánh đế
Khổ Tập Thánh đế là sự thật Thánh đế về nguyên nhân khổ là tham ái. Nếu nói đầy đủ là 12 nhân duyên. Trong khi Khổ đế ai cũng nhận biết nhưng Khổ Tập đế khó nhận biết, khó thấy vì khổ tập sanh khởi rất nhanh không có thời gian. Từ lúc có khổ tập đến khi nào sanh ra khổ đế cần có thời gian. Lý do này có những người trên thế gian không chấp nhận có nguyên nhân sanh ra những quả khổ hay những quả hạnh phúc. Như vậy khổ tập là tướng cướp giấu kín và bịt mặt để gây khổ đau cho chúng sanh. Trước khi thực hành đạo đế, hành giả cần phải biết rõ khổ tập. Nếu không nhận ra khổ tập thì thực hành bát chánh đạo không thành công.
Trong bài kinh Chuyển Pháp Luân, Khổ Tập Thánh đế, Khổ Diệt Thánh đế và Bát Thánh Đạo đã trình bày dưới dạng tổng thuyết chứ không phải biệt thuyết. Đây là lý do mà người đời về sau không biết Biệt thuyết Khổ Tập chính là 12 nhân duyên. Trong kinh Tăng Chi ba pháp pháp phẩm Sở y xứ viết như sau:
Nguyên văn kinh trích từ Tăng chi 3 pháp - Mục 61 -Sở ý xứ.
Bốn thánh đế này, này các Tỳ-kheo, là pháp Ta thuyết giảng, không bị chỉ trích, không bị uế nhiễm, không có tội lỗi, không bị các Sa-môn, các Bà-la-môn có trí quở trách. Ðiều đã được nói đến, chính do duyên nào đã được nói đến? Do chấp thủ sáu giới, này các Tỳ-kheo, nên có nhập thai. Do có nhập thai, nên có danh sắc. Do duyên danh sắc, nên có sáu xứ. Do duyên sáu xứ, nên có xúc. Do duyên xúc, nên có thọ. Với người có cảm thọ, này các Tỳ-kheo, Ta nêu rõ: "Ðây là khổ", Ta nêu rõ: "Ðây là khổ tập; Ta nêu rõ: "Ðây là khổ diệt", Ta nêu rõ: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt".
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là Khổ Thánh đế?
Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu bi, khổ, ưu, não là khổ. Ðiều mong cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ. Này các Tỳ-kheo, đây là Khổ Thánh đế.
Và này các Tỳ-kheo, thế nào là Thánh đế về Khổ tập?
Vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên sắc, danh sắc duyên sáu xứ, sáu xứ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu não. Như vầy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là Thánh đế về Khổ tập. (theo kinh tăng chỉ 3 pháp, mục 61.)
Tác giả phân tích.
Như vậy đoạn kinh trên xác quyết rằng Thánh đế về Khổ tập là Lý Duyên Khởi. Cũng trong kinh tiểu bộ 1- Chương một - Phẩm Bồ đề về tổng thuyết Lý Duyên khởi như sau:
Chương năm: Cõi trời sắc giới
Chương này rất khó vì chỉ dành cho những ai ly dục sắc, ly dục thanh, ly dục hương, ly dục vị, ly dục xúc. Những cư sĩ thời đại này ly dục vô cùng khó nên chương này dành cho người xuất gia. Những ai có thiền định hay ly dục được sẽ sanh vào một trong 15 cõi trời sắc giới mà có tuổi thọ vô lượng vì trong kinh chỉ nói vô lượng không có con số.
Nguyên văn kinh Pali-Việt từ Tăng chi bốn pháp.
Bài kinh Từ
(V) (125) Từ (1)
1. - Có bốn hạng người này, này các Tỳ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Phạm chúng Thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ỏ cõi Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết vẹn tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỳ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
2. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, ở đây có hạng người với tâm cùng khởi với bi ... với tâm cùng khởi với hỷ ... với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp, này các Tỳ-kheo, là thọ mạng của các chư Thiên ở Quang âm Thiên ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ kheo là thọ mạng của chư Thiên ở cõi Biến Tịnh Thiên ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỳ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ của chư Thiên ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỳ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
Bài kinh - Hạng Người Sai Khác
(III) (123) Hạng Người Sai Khác (1)
1. - Có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?
cõi Phạm chúng Thiên là một kiếp là vô lượng không nói con số.
1- chư thiên Phạm chúng... 2- với chư thiên Quang thiên... 3- chư thiên Thiểu Quang thiên... 4- chư thiên Vô lượng quang thiên.
Tác giả phân tích.
Như vậy Sơ thiền có bốn cõi nhưng dẫn đầu là Phạm chúng Thiên đến Vô lượng quang Thiên, đại diện tuổi thọ Phạm chúng thiên là một kiếp vô lượng.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Ở đây, này các Tỳ-kheo, có hạng người ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỳ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
cõi Quang âm Thiên là hai kiếp là tuổi thọ vô lượng.
5- chư thiên Quang âm thiên... 6- chư thiên Tịnh thiên... 7- chư thiên Thiểu tịnh thiên... 8- chư thiên Vô lượng tịnh thiên...
Như vậy Nhị thiền có bốn cõi nhưng dẫn đầu là Quang âm Thiên mà có tuổi thọ vô lượng.
2. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, ở đây có hạng người làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp này, này các Tỳ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Quang âm thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú ... Ðây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
cõi Biến tịnh Thiên là bốn kiếp là tuổi thọ vô thường.
3. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, ở đây có hạng người ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba, vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỳ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở Biến tịnh Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú ... Ðây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
Quảng quả Thiên, năm kiếp là tuổi thọ vô lượng
với chư thiên Quảng quả thiên...
4. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, ở đây có hạng người xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỳ-kheo, là tuổi thọ vô lượng các chư Thiên ở Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỳ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.
Này các Tỳ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời.
Tác giả phân tích.
Tóm lại bài kinh trên như sau: Chứng sơ thiền sẽ cộng trú với chư thiên Phạm chúng Thiên có tuổi thọ một kiếp vô lượng (không có con số). Đối với phàm phu hưởng hết tuổi thọ sẽ sanh địa ngục, bàng sang, ngạ quỷ nhưng đệ tử Như Lai hưởng hết tuổi thọ hiện hữu ấy xong nhập Niết Bàn. Chứng nhị thiền sẽ cộng trú với chư thiên ở cõi Quang âm thiên có tuổi thọ hai kiếp tuổi thọ vô lượng. Nếu là phàm phu khi hưởng hết tuổi thọ sanh vào ba đường ác. Nếu là đệ tử Như Lai hưởng hết tuổi thọ thì nhập Niết Bàn. Chứng tam thiền sẽ cộng trú chư thiên với Biến tịnh Thiên có tuổi thọ bốn kiếp vô lượng. Đệ tử Như Lai hưởng hết tuổi thọ sẽ nhập Niết Bàn nhưng phàm phu thì hết tuổi thọ luân hồi ba đường ác. Chứng tứ thiền sẽ cộng trú với chư thiên ở Quảng quả Thiên có tuổi thọ năm kiếp. Đệ tử Như lai sẽ nhập Niết Bàn khi hết tuổi thọ còn phàm phu sẽ luân hồi khi hết tuổi thọ.
với chư thiên Vô phiền thiên... với chư thiên Vô nhiệt thiên... với chư thiên Thiện hiện thiên... với chư thiên Thiện kiến thiên... với chư thiên Sắc cứu kính thiên...
Phần II chỉ dành cho những người xuất gia đã từ bỏ gia đình sống một mình nên có thể từ bỏ sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục.
Những người cư sĩ tại gia mà thành tựu được Phần I thì có thể tiến vào Phần II. Phần này tu tập không còn sự ham muốn về năm cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc rất khó. Đây là vấn đề cho những người học Phật trong thời đại này. Tuy nhiên những ai thật sự muốn chấm dứt khổ phải có quyết tâm. Tác giả đã chọn lọc những bài kinh nêu ra ở trên mà Đức Phật thuyết cho ai muốn ly dục có thể tìm hiểu và thực hành.
Tâm là gì?
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) -- Này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu có thể nhàm chán, viễn ly, giải thoát thân do bốn đại tạo thành này.
3) Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì họ thấy được cái thân do bốn đại tạo thành này được tăng, được giảm, được thủ, được xả.
Do vậy, ở đây kẻ vô văn phàm phu có thể nhàm chán, viễn ly, giải thoát.
4) Và này các Tỷ-kheo, cái gọi là tâm, là ý, là thức, ở đây, kẻ vô văn phàm phu không đủ để có thể nhàm chán, không đủ để có thể viễn ly, không đủ để có thể giải thoát.
5) Vì sao? Ðã lâu ngày, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu đắm trước, xem là của tôi, chấp thủ: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".
Do vậy, ở đây, kẻ vô văn phàm phu không đủ để có thể nhàm chán, không đủ để có thể viễn ly, không đủ để có thể giải thoát.
6) Này các Tỷ-kheo, thật tốt hơn cho kẻ vô văn phàm phu đi đến với thân do bốn đại tạo thành này xem như là tự ngã, hơn là đối với tâm.
7) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, thân do bốn đại tạo thành này được thấy đứng vững một năm, đứng vững hai năm, đứng vững ba năm, đứng vững bốn năm, đứng vững năm năm, đứng vững mười năm, đứng vững hai mươi năm, đứng vững ba mươi năm, đứng vững bốn mươi năm, đứng vững năm mươi năm, đứng vững một trăm năm, đứng vững nhiều hơn nữa. Còn cái gọi là tâm này, là ý này, là thức này, này các Tỷ-kheo, cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác.
8) Này các Tỷ-kheo, ví như một con khỉ trong khi đi lại trong rừng núi, nắm lấy một nhành cây, bỏ nhành cây ấy xuống, nó nắm giữ một nhành khác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gọi là tâm, là ý, là thức này cả đêm và ngày, khởi lên là khác, diệt đi là khác.
9) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử khéo chơn chánh tư duy định lý duyên khởi: "Do cái này có mặt, cái kia có mặt. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt". Ví như do duyên vô minh, các hành sanh khởi. Do duyên hành, thức sanh khởi... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.
10) Do đoạn diệt, ly tham vô minh một cách hoàn toàn nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
11) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử, nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán nên viễn ly; do viễn ly nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết được: "Ta giải thoát", vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
Susìma - Tuệ Giải Thoát
Susìma - Tuệ Giải Thoát
1) Như vậy tôi nghe.Một thời Thế Tôn ở Vương Xá, Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng con sóc.
I--------------------------------------------------------------------------------------------------
2) Lúc bấy giờ Thế Tôn được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và Ngài nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.
3) Chúng Tỷ-kheo cũng được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và cũng nhận được các vật cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.
4) Nhưng các du sĩ ngoại đạo không được cung kính, không được tôn trọng, không được kính lễ, không được cúng dường, không được tôn sùng và cũng không nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.
II--------------------------------------------------------------------------------------------------
5) Lúc bấy giờ du sĩ Susìma trú ở Ràjagaha cùng với đại chúng du sĩ.
6) Rồi hội chúng du sĩ của Susìma nói với du sĩ Susìma:
-- Thưa Hiền giả Susìma, ngài hãy đi đến và sống Phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Sa-môn Gotama. Sau khi ngài học Chánh pháp xong hãy nói lại cho chúng tôi. Sau khi chúng tôi học pháp ấy chúng tôi sẽ nói lại với các gia chủ. Như vậy chúng tôi sẽ được cung kính, được tôn trọng, được kính lễ, được cúng dường, được tôn sùng và chúng tôi sẽ nhận được các vật dụng cúng dường như y áo, ẩm thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh.
7) -- Thưa vâng, các Hiền giả.
Du sĩ Susìma nghe theo hội chúng của mình, liền đi đến Tôn giả Ananda; sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Tôn giả Ananda; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
III--------------------------------------------------------------------------------------------------
8) Ngồi xuống một bên, du sĩ Susìma nói với Tôn giả Ananda:
-- Này Hiền giả Ananda, tôi muốn sống Phạm hạnh trong Pháp và Luật này.
9) Rồi Tôn giả Ananda đưa du sĩ Susìma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
10) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, du sĩ Susìma này nói như sau: "Này Hiền giả Ananda, tôi muốn sống Phạm hạnh trong Pháp và Luật này".
11) -- Vậy Ananda, hãy cho Susìma xuất gia.
12) Và du sĩ Susìma được xuất gia dưới sự chỉ đạo của Thế Tôn và được thọ đại giới.
13) Lúc bấy giờ nhiều vị Tỷ-kheo ở trước mặt Thế Tôn đã tuyên bố chánh trí như sau: "Chúng tôi biết rõ rằng: 'Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.' "
IV--------------------------------------------------------------------------------------------------
14) Tôn giả Susìma được nghe: Nhiều Tỷ-kheo trước mặt Thế Tôn đã tuyên bố chánh trí như sau: "Chúng tôi biết rõ rằng: 'Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.'"
15) Rồi Tôn giả Susìma đi đến các Tỷ-kheo; sau khi đến nói lên với những Tỷ-kheo ấy những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
16) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Susìma nói với các Tỷ-kheo ấy:
-- Có đúng sự thật chăng, chư Tôn giả ở trước mặt Thế Tôn đã tuyên bố chánh trí như sau: "Chúng con biết rõ rằng: 'Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa'"?
-- Thưa có vậy, này Hiền giả.
17) -- Nhưng, chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy chắc chứng được nhiều loại thần thông khác nhau: Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ vào mặt trăng và mặt trời, những vật có oai lực, đại oai thần như vậy. Có thể sử dụng thân một cách tự tại cho đến cõi Phạm thiên?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
18) -- Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, chứng được thiên nhĩ thông thanh tịnh siêu nhân, có thể nghe hai loại tiếng: chư Thiên và loài Người, xa và gần?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
19) -- Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, với tâm của mình biết được tâm của các chúng sanh khác, các loài Người khác: Tâm có tham biết là tâm có tham; tâm không tham biết là tâm không tham; tâm có sân biết là tâm có sân; tâm không sân biết là tâm không sân; tâm có si biết là tâm có si; tâm không si biết là tâm không si; tâm chuyên chú biết là tâm chuyên chú; tâm tán loạn biết là tâm tán loạn. Ðại hành tâm biết là đại hành tâm; không phải đại hành tâm biết không phải là đại hành tâm. Tâm chưa vô thượng biết là tâm chưa vô thượng; tâm vô thượng biết là tâm vô thượng. Tâm Thiền định biết là tâm Thiền định; tâm không Thiền định biết là tâm không Thiền định. Tâm giải thoát biết là tâm giải thoát; tâm không giải thoát biết là tâm không giải thoát?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
20) -- Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, nhớ được nhiều đời quá khứ. Như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp. Vị ấy nhớ rằng: "Tại chỗ kia ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, ta được sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này, dòng họ như thế này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở đây". Như vậy, chư Tôn giả nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng với các nét đại cương và các chi tiết?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
21)
-- Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy sự sống và chết của chúng sanh. Chư Tôn giả biết rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Những chúng sanh này làm những ác hạnh về thân, làm những ác hạnh về lời nói, những ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến. Những người này sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh này làm những thiện hạnh về thân, làm những thiện hạnh về lời nói, làm những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến. Những người ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh lên các thiện thú, cõi trời, trên đời này. Như vậy, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, các vị thấy sự sống chết của chúng sanh. Các vị biết rõ rằng chúng sanh người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh, đều do hạnh nghiệp của họ?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
22) -- Vậy có phải chư Tôn giả biết như vậy, thấy như vậy, sau khi vượt khỏi Sắc giới, thân cảm xúc Vô sắc giới, an trú vào tịch tịnh giải thoát?
-- Thưa không phải vậy, này Hiền giả.
23) -- Hay ở đây, có phải chư Tôn giả vừa trả lời như vậy, vừa không chứng được các pháp này?
24) --Này Hiền giả, không có chứng được gì.
25) -- Như thế nào?
-- Thưa Hiền giả Susìma, CHÚNG TÔI CHỨNG ĐƯỢC TUỆ GIẢI THOÁT.
26) -- Tôi không biết được ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của chư Tôn giả. Lành thay nếu được chư Tôn giả nói lên cho tôi, để tôi có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của chư Tôn giả!
27) -- Này Hiền giả Susìma, dù cho Ông có biết hay Ông không biết, chúng tôi chứng được TUỆ GIẢI THOÁT.
V--------------------------------------------------------------------------------------------------
28) Rồi Tôn giả Susìma từ chỗ ngồi đứng dậy và đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.
29) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Susìma trình bày lên Thế Tôn tất cả câu chuyện với các Tỷ-kheo ấy.
30) -- Này Susìma, TRƯỚC HẾT LÀ TRÍ VỀ PHÁP TRÚ, SAU LÀ TRÍ VỀ NIẾT-BÀN
31) -- Bạch Thế Tôn, con không hiểu được ý nghĩa một cách rộng rãi lời nói vắn tắt này của Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn nói lên cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn!
32) -- Này Susìma, dù cho Ông có biết hay Ông không có biết, trước hết là trí về pháp trú, sau là trí về Niết-bàn. Này Susìma, Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn?
33) -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi chúng ta quán vật ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
34) -- Thọ là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
35) -- Tưởng là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
36) -- Các hành là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
37) -- Thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu chúng ta quán vật ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
38) -- Do vậy, này Susìma, cái gì thuộc sắc pháp quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả sắc pháp cần phải được quán như chơn như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
39) Cái gì thuộc thọ quá khứ, vị lai hay hiện tại... (như trên)...
40) Cái gì thuộc tưởng quá khứ, vị lai hay hiện tại... (như trên)...
41) Cái gì thuộc hành quá khứ, vị lai hay hiện tại... (như trên)...
42) Cái gì thuộc thức quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả thức cần phải quán như chơn với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
43) Này Susìma, thấy như vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên biết rằng: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Này Susìma, Ông có thấy chăng: "Do duyên sanh, già chết sanh khởi"?
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
44) ...
45) -- "Do duyên thủ, hữu sanh khởi?" Này Susìma, Ông có thấy chăng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
46) -- Này Susìma, Ông có thấy chăng: "Do duyên ái, thủ sanh khởi"?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
47) -- "Do duyên thọ, ái sanh khởi. Do duyên xúc, thọ sanh khởi. Do duyên sáu xứ, thọ sanh khởi. Do duyên danh sắc, sáu xứ sanh khởi. Do duyên thức, danh sắc sanh khởi. Do duyên hành thức sanh khởi. Do duyên vô minh, hành sanh khởi". Này Susìma, Ông có thấy chăng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
48) -- "Do sanh diệt, già chết diệt", này Susìma, Ông có thấy chăng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
49) -- "Do hữu diệt, nên sanh diệt", này Susìma, Ông có thấy chăng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
50) -- "Do thủ diệt, nên hữu diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do danh sắc diệt, nên sáu xứ diệt. Do thức diệt, nên danh sắc diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do vô minh diệt, nên hành diệt!". Này Susìma, Ông có thấy chăng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
51) -- Nhưng này, biết như vậy, thấy như vậy, Ông có chứng được các thần thông nhiều loại sai khác: Một thân hiện ra nhiều thân; nhiều thân hiện ra một thân; hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không; độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước; đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; ngồi kiết-già đi trên hư không như con chim; với bàn tay chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy. Có thể sử dụng thân một cách tự tại cho đến cõi Phạm thiên?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
52) -- Này Susìma, có phải biết như vậy, thấy như vậy, với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân, Ông có thể nghe hai loại tiếng, tiếng chư Thiên và tiếng loài Người, tiếng xa và tiếng gần?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
53) -- Này Susìma, có phải biết như vậy, thấy như vậy, với tâm của mình biết được tâm của chúng sanh sai khác, của loài Người sai khác. Với tâm có tham, Ông biết được tâm có tham... với tâm không giải thoát, Ông biết được là tâm không giải thoát; với tâm giải thoát, Ông biết được là tâm giải thoát?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
54) -- Này Susìma, có phải biết như vậy, thấy như vậy, Ông có thể nhớ được nhiều đời quá khứ sai khác. Như một đời... (như trên)... Ông có thể nhớ được nhiều đời quá khứ sai khác cùng với các nét đại cương và các chi tiết?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
55) -- Này Susìma, nhưng biết như vậy, thấy như vậy, với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Ông có thể thấy các chúng sanh chết đi sanh lại... Ông có thể biết các chúng sanh tùy theo hạnh nghiệp của họ?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
56) -- Này Susìma, nhưng biết như vậy, thấy như vậy, có phải sau khi vượt khỏi các sắc pháp, với thân cảm thọ vô sắc pháp Ông an trú với tịch tịnh giải thoát?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
57) -- Nay ở đây, này Susìma, với câu trả lời như vậy, với những pháp này không chứng được, này Susìma, có phải Ông không làm được điều này?
VI--------------------------------------------------------------------------------------------------
58) Rồi Tôn giả Susìma cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
-- Một tội lỗi con đã vi phạm, bạch Thế Tôn, vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện. Con đã xuất gia như một người ăn trộm pháp trong Pháp và Luật khéo giảng này. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chấp nhận con tội lỗi này là một tội lỗi để con ngăn ngừa trong tương lai!
59) -- Này Susìma, thật sự Ông đã phạm tội, vì ngu đần, vì si mê, vì bất thiện, Ông đã xuất gia như người ăn trộm pháp trong Pháp và Luật khéo giảng này.
60) Ví như, này Susìma, người ta bắt được một người ăn trộm, một người phạm tội, dắt đến cho vua và thưa: "Thưa Ðại vương, đây là người ăn trộm, người phạm tội. Ðại vương hãy gia phạt người ấy theo hình phạt nào như Ðại vương muốn". Vua ấy nói như sau: "Các Ông hãy đem người này, lấy dây thật chắc trói cánh tay người này thật chặt về phía sau, cạo đầu người ấy đi, dắt người ấy đi xung quanh trên một xe nhỏ với một cái trống, đi từ đường này tới đường khác, từ ngã ba này đến ngã ba khác, dắt người ấy ra khỏi cửa thành phía Nam, và hãy chặt đầu người ấy tại thành phía Nam".
Những người kia vâng theo lời vua dạy, lấy dây thật chắc trói cánh tay người ấy thật chặt về phía sau, cạo trọc đầu, dắt người ấy đi xung quanh trên một xe nhỏ với một cái trống, đi từ đường này tới đường khác, từ ngã ba này tới ngã ba khác, dắt người ấy ra khỏi cửa thành phía Nam, và chặt đầu người ấy tại thành phía Nam.
61) Này Susìma, Ông nghĩ thế nào? Người ấy do nhân duyên như vậy có cảm thọ khổ ưu hay không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
62) -- Này Susìma, dù cho người ấy do nhân duyên như vậy cảm thọ khổ ưu, hay không cảm thọ khổ ưu, thời sự xuất gia với tư cách ăn trộm pháp trong Pháp và Luật khéo thuyết này, do nhân duyên ấy phải rơi vào và chịu đựng khổ báo còn kịch liệt hơn và quả báo còn đau đớn hơn.
63) Này Susìma, Ông thấy phạm tội là phạm tội và như pháp phát lộ, nên Ta chấp nhận tội ấy cho Ông. Này Susìma, như vậy Luật của bậc Thánh được tăng trưởng, khi thấy được phạm tội là phạm tội và như pháp phát lộ để ngăn giữ trong tương lai.
# **Xứ, phi xứ** *(Xảy ra, không xảy ra)*
1) Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: khi một người thành tựu chánh kiến lại đi đến các hành xem là thường còn. Sự kiện như vậy không xảy ra.
2) Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các hành xem là thường còn. Sự hiện như vậy có xảy ra.1) Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu chánh kiến, lại có thể đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy không xảy ra.
2) Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các hành với ý niệm lạc thọ. Sự kiện như vậy có xảy ra.
1) Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người nào thành tựu chánh kiến, lại có thể đi đến các pháp với ý niệm tự ngã. Sự kiện như vậy không xảy ra.
2) Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người phàm phu đi đến các pháp với ý niệm tự ngã. Sự kiện như vậy có xảy ra.
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: khi một người thành tựu chánh kiến, có thể giết sinh mạng người mẹ. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu có thể giết sinh mạng người mẹ. Sự kiện như vậy có xảy ra".
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu chánh kiến, có thể giết sinh mạng người cha... có thể giết sinh mạng A-la-hán.
"Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu chánh kiến có thể với ác tâm làm Như Lai chảy máu. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu với ác tâm làm Như Lai chảy máu. Sự kiện như vậy có xảy ra".
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu chánh kiến có thể phá hòa hợp Tăng. Sự kiện như vậy không xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu có thể phá hòa hợp với Tăng. Sự kiện như vậy có xảy ra".
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người thành tựu chánh kiến có thể đề cao một Ðạo sư khác. Sự kiên như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người phàm phu đề cao một Ðạo sư khác. Sự kiện như vậy có xảy ra".
1) Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi cùng trong một thế giới, hai A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện một lần không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra.
2) Sự kiện này có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới, một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra.
1) Sự kiện này không có xảy ra: Khi cùng trong một thế giới hai vua Chuyển Luân có thể xuất hiện một lần, không trước không sau. Sự kiện như vậy không có xảy ra.
2) Sự kiện này có xảy ra: Khi trong một thế giới, một vị vua Chuyển Luân có thể xuất hiện. Sự kiện như vậy có xảy ra.
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành A La-Hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể thành một A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Sự kiện như vậy có xảy ra".
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể thành Sakka (Đế Thích). Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một nam nhân có thể trở thành Sakka. Sự kiện như vậy có xảy ra".
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể trở thành Ma vương. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra khi một nam nhân trở thành một Ma vương. Sự kiện như vậy có xảy ra".
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một nữ nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra: Khi một nam nhân có thể trở thành Phạm thiên. Sự kiện này như vậy có xảy ra".
1) Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện này không có xảy ra.
2) Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra.
1) Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một khẩu ác hành... Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra.
2) Sự kiện này có xảy ra: Khi một ý ác hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra.
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra: Khi một thân thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra".
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một khẩu thiện hành... một ý thiện hành có thể sanh ra quả báo không khả ái, không khả hỷ, không khả lạc. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra: Khi một ý thiện hành có thể sanh ra quả báo khả ái, khả hỷ, khả lạc. Sự kiện như vậy có xảy ra".
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người hành trì thân ác hành, do nhân thân ác hành ấy, do duyên thân ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện này có xảy ra".
1) Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu ác hành... hành trì ý ác hành, do nhân ý ác hành ấy, do duyên ý ác hành ấy, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) Sự kiện này có xảy ra, khi một người hành trì khẩu ác hành... ý ác hành, sau khi thân hoại mạng chung có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy có xảy ra.
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra: Khi một người hành trì thân thiện hành, do nhân thân thiện hành ấy, do duyên thân thiện hành ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy ra".
1) "Sự kiện này không có xảy ra, không có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện hành... hành trì thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Sự kiện như vậy không có xảy ra".
2) "Sự kiện này có xảy ra, có hiện hữu: Khi một người hành trì khẩu thiện hành... hành trì ý thiện hành, do nhân ý thiện hành ấy, do duyên ý thiện hành ấy, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Sự kiện như vậy có xảy ra".
Thế nào là chánh định?
Có Chánh định là đi trên con đường của bậc Thánh nên hằng ngày tu tập để thành Thánh ngược lại là phàm phu phải luân hồi sẽ khổ dài dài.
Học thuộc và suy tư Chánh định cho đến khi hiểu tại sao hành giả cần phải tu tập Chánh định. Khi hiểu rồi nên thực hành Chánh định viên mãn thì Tà định biến mất.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Tà định, này các Tỳ-kheo do chánh định làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà định duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh định. Và những thiện pháp được chánh định duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.
Tổng thuyết.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Thế nào là chánh định?
Này chư Hiền, ở đây, Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Vị Tỳ-kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỳ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỳ-kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh định.
Tác giả phân tích.
Phần tổng thuyết trình bày rất khó hiểu, có hai bài kinh đã trích dẫn giúp cho hành giả hiểu rõ chi tiết để có thể chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền. Hầu hết những hành giả không hiểu chánh định là gì mà cứ mù quáng bắt chước ai làm sao cứ nhắm mắt làm theo vì không tham khảo các bài kinh khác. Vì vậy những hành giả nên tìm hiểu rốt ráo hai bài kinh dưới đây cho xong rồi hạ thủ công phu có thể chứng được túc mạng minh, thiên nhãn minh.
C12.8.A Năm dục trưởng dưỡng
Có năm dục trưởng dưỡng. Thế nào là năm?
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Này các Tỳ-kheo, có năm dục trưởng dưỡng. Thế nào là năm? Các sắc do mắt nhận thức, sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Các tiếng do tai nhận thức... (như trên)... các hương do mũi nhận thức... các vị do lưỡi nhận thức... các xúc do thân cảm xúc là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Này các Tỳ-kheo, như vậy, là năm dục trưởng dưỡng.
Đoạn kinh trên giúp hành giả hiểu dục do những sắc, thanh, hương, vị, xúc khả ái khả lạc.
★ Không thấy sự nguy hại của chúng, không biết rõ sự xuất ly khỏi chúng.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Này các Tỳ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc, bị tham đắm, bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, không thấy sự nguy hại của chúng, không biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, mà thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: "Các Người đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn". Này các Tỳ-kheo, như một con nai sống trong rừng bị sập bẫy nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: "Nó đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, đã bị thợ săn sử dụng như ý muốn. Khi người thợ săn đến, con nai không thể bỏ đi như ý muốn. Này các Tỳ-kheo, cũng vậy, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị trói buộc... (như trên)... đã bị Ác ma sử dụng như ý muốn.
Đoạn kinh trên cho biết những hành giả nếu tu tập mà còn say mê năm dục thì bị ác ma chi phối không thể nào vào sơ thiền được đâu.
★ Thấy sự nguy hại của chúng, biết rõ sự xuất ly khỏi chúng.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Này các Tỳ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc, không bị tham đắm, không bị mê say bởi năm dục trưởng dưỡng này, thấy sự nguy hại của chúng, biết rõ sự xuất ly khỏi chúng, và thọ dụng chúng, những vị ấy cần phải được hiểu là: "Các Người không rơi vào bất hạnh, không rơi vào tai họa, không bị Ác ma sử dụng như ý muốn". Này các Tỳ-kheo, như một con nai sống trong rừng, không bị sập bẫy phải nằm xuống, con nai ấy cần phải được hiểu là: "Nó không rơi vào bất hạnh, nó không rơi vào tai họa, nó không bị người thợ săn sử dụng như ý muốn". Khi người thợ săn đến, con nai có thể bỏ đi như ý muốn. Này các Tỳ-kheo, cũng vậy, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không bị trói buộc... không bị Ác ma sử dụng như ý muốn.
Đoạn kinh trên xác quyết nếu thấy vị ngọt dục, nguy hiểm dục, xuất ly sẽ không còn ác ma chi phối sẽ giúp hành giả tâm có định rồi sẽ vào bốn tầng thiền dễ dàng như những gì được diễn tả dưới đây.
Chư Tỳ-kheo, ví như con nai sống trong rừng, đi qua đi lại trong rừng, an tâm nó đi, an tâm nó đứng, an tâm nó ngồi, an tâm nó nằm. Tại sao vậy? Này các Tỳ-kheo, vì nó vượt khỏi tầm tay của người thợ săn. Cũng vậy, này các Tỳ-kheo, một Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc, do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ấy được gọi là: một vị đã làm Ác Ma mù mắt, đã diệt trừ mọi vết tích, đã vượt khỏi tầm mắt Ác ma.
C12.8.B Năm triền cái phải đoạn tận.
Đức phật cũng có một cách khác chỉ cho những hành giả biết để có tâm định xong vào tứ thiền dễ dàng. Hành giả hãy đọc kỹ phần quán năm triền cái này và kết luận đoạn kinh dưới đây sẽ giúp cho hành giả tu tập dễ dàng và vào sơ thiền dễ dàng không có khó khăn.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Vị ấy với sự thành tựu Thành giới uẩn này, với sự thành tựu Thánh hộ trì căn này, và với Thánh chánh niệm tỉnh giác này, lựa một chỗ thanh vắng, tịch mịch như khu rừng, gốc cây, khe núi, hang đá, bãi tha ma, lùm cây, ngoài trời, đống rơm. Sau khi đi khất thực về và ăn xong, vị ấy ngồi kiết-già, lưng thẳng, tại chỗ nói trên, và an trú chánh niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ tham ái ở đời, sống với tâm thoát ly tham ái, gột rửa tâm hết tham ái. Từ bỏ sân hận, vị ấy sống với tâm không sân hận, lòng từ mẫn thương xót tất cả chúng hữu tình, gột rửa, tâm hết sân hận. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, vị ấy sống thoát ly hôn trầm thụy miên, với tâm tưởng hướng về ánh sáng, chánh niệm tỉnh giác, gột rửa tâm hết hôn trầm thụy miên. Từ bỏ trạo cử hối quá, vị ấy sống không trạo cử, nội tâm trầm lặng, gột rửa tâm hết trạo cử, hối tiếc. Từ bỏ nghi ngờ, vị ấy sống thoát khỏi nghi ngờ, không phân vân lưỡng lự, gột rửa tâm hết nghi ngờ đối với thiện pháp.
Sau khi từ bỏ năm triền cái làm ô nhiễm tâm, làm cho yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm giác sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và trú Thiền thứ ba. Lại nữa, này các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
C12.8.1: Sơ thiền.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.
Trước khi vào sơ thiền, hành giả cần phải muội lược năm triền cái (tham, sân, hôn trầm thụy miên, nghi, trạo hối) nếu không thì không thể nào nhập sơ thiền được. Nếu hành giả nào đã thực hành từ Chánh kiến cho đến Chánh niệm rồi thì vào sơ thiền rất nhanh.
C12.8.2: Nhị thiền.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Vị Tỳ-kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm
Tầm, tứ không còn nữa gọi là diệt khi đó sẽ có trạng thái như trong kinh diễn tả. Mỗi hành giả cần kiểm chứng nhị thiền chứ không phải tin. Cố gắng thực hành cho đến khi chứng nghiệm nhị thiền.
C12.8.3: Tam thiền.
Nguyên văn kinh Pali -Việt.
Tỳ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.
Hành giả không dính mắc vào hỷ gọi là xả
C12.8.4: Tứ thiền.
Nguyên văn kinh Pali - Việt.
Tỳ-kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này chư Hiền, như vậy gọi là chánh định.
Hành giả vào tầng thiền có trạng thái không khổ không lạc được ghi nhớ thanh tịnh. Hành giả không dính mắc trạng thái này gọi là xả. Sau thiền thứ tư, hành giả hướng tâm, dẫn tâm đến túc mạng minh, hướng tâm dẫn tâm đến sanh tử minh. Hành giả có được hai minh đầu tiên trong ba minh.
Hành giả nào muốn thực hành Chánh định nên tìm hiểu kỹ bài kinh dưới đây sẽ giúp hành giả hiểu ý nghĩa được hỷ lạc không liên hệ đến vật chất đồng nghĩa với sơ thiền.
Biệt thuyết - Thanh Tịnh, Không Liên Hệ Ðến Vật Chất.
1) ...
2) -- Này các Tỳ-kheo, có ba thọ này. Thế nào là ba? Lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này các Tỳ-kheo, đây là ba thọ.
3) Này các Tỳ-kheo, có hỷ liên hệ đến vật chất, có hỷ không liên hệ đến vật chất, có hỷ không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại hỷ không liên hệ đến vật chất kia; có lạc liên hệ đến vật chất, có lạc không liên hệ đến vật chất, có lạc không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại lạc không liên hệ đến vật chất kia; có xả liên hệ đến vật chất, có xả không liên hệ đến vật chất, có xả không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại xả không liên hệ đến vật chất kia; có giải thoát liên hệ đến vật chất, có giải thoát không liên hệ đến vật chất, có giải thoát không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại giải thoát không liên hệ đến vật chất kia.
4) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hỷ liên hệ đến vật chất? Này các Tỳ-kheo, có năm dục công đức này. Thế nào là năm? Có các sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn... Có xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỳ-kheo, đây là năm dục công đức này. Này các Tỳ-kheo, do duyên năm dục công đức này, hỷ khởi lên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là hỷ liên hệ đến vật chất.
5) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hỷ không liên hệ đến vật chất? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là hỷ không liên hệ đến vật chất.
6) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là hỷ không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại hỷ không liên hệ đến vật chất kia? Tỳ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, khi quán sát tâm giải thoát khỏi tham, khi quán sát tâm giải thoát khỏi sân, khi quán sát tâm giải thoát khỏi si, hỷ được khởi lên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là hỷ không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại hỷ không liên hệ đến vật chất kia.
7) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là lạc liên hệ đến vật chất? Này các Tỳ-kheo, có năm dục công đức. Thế nào là năm? Có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn... Có những xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỳ-kheo, đây là năm dục công đức. Này các Tỳ-kheo, do duyên năm dục công đức này, khởi lên lạc hỷ gì, này các Tỳ-kheo, đây gọi là lạc liên hệ đến vật chất.
8) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là lạc không liên hệ đến vật chất? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Tịnh chỉ các tầm và tứ, vị ấy chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, vị ấy chứng đạt và trú Thiền thứ ba. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là lạc không liên hệ đến vật chất.
9) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là lạc không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại lạc không liên hệ đến vật chất kia? Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, khi quán sát tâm giải thoát khỏi tham, quán sát tâm giải thoát khỏi sân, quán sát tâm giải thoát khỏi si, lạc và hỷ khởi lên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là lạc không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại lạc không liên hệ đến vật chất kia.
10) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là xả liên hệ đến vật chất? Này các Tỳ-kheo, có năm dục công đức này. Thế nào là năm? Có những sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn... Có những xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỳ-kheo, do duyên năm dục công đức này, xả khởi lên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là xả liên hệ đến vật chất.
11) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là xả không liên hệ đến vật chất? Ở đây, này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là xả không liên hệ đến vật chất.
12) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là xả không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại xả không liên hệ đến vật chất kia? Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, quán sát tâm giải thoát khỏi tham, quán sát tâm giải thoát khỏi sân, quán sát tâm giải thoát khỏi si, xả khởi lên. Này các Tỳ-kheo, đây gọi là xả không liên hệ đến vật chất còn hơn cả loại xả không liên hệ đến vật chất kia.
13-14) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là giải thoát liên hệ đến vật chất? Sự giải thoát liên hệ đến sắc là liên hệ đến vật chất... Sự giải thoát liên hệ đến vô sắc là không liên hệ đến vật chất.
16) Và này các Tỳ-kheo, thế nào là sự giải thoát không liên hệ đến vật chất còn hơn cả sự giải thoát không liên hệ đến vật chất kia? Này các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, quán sát tâm giải thoát khỏi tham, quán sát tâm giải thoát khỏi sân, quán sát tâm giải thoát khỏi si, giải thoát khởi lên. Này các Tỳ-kheo, đây là sự giải thoát không liên hệ đến vật chất còn hơn cả sự giải thoát không liên hệ đến vật chất kia.
Kết Luận về Chánh định.
Tu tập chánh định vô cùng khó khăn vì đã ly dục rồi hoặc năm triền cái diệt thì mới vào Chánh định được. Có nhiều người ham tu thiền cứ nghĩ nhắm mắt lim dim rồi tưởng mình vào sơ thiền thật ra là Tà định. Tu tập Chánh định sẽ diệt Tà định vì Tà định là nhân sanh khổ. Điều kiện tu Chánh định cần ly dục sắc, ly dục thanh, ly dục hương, ly dục vị, ly dục xúc. Nếu chưa được thì sơ thiền không thể nhập được mà chỉ là Tà định. Có thể tìm hiểu bài kinh Thanh tịnh để biết thêm ý nghĩa hỷ lạc không liên hệ với vật chất và có những hỷ lạc liên hệ vật chất đã có trích dẫn ở trên.
Tu Chánh định sẽ đạt đến Tứ thiền sẽ có tam minh: Túc mạng minh, Sanh tử minh. Lậu tận minh. Đây là không phải việc dễ vào thế kỷ 21 này, không có mấy ai chứng được Túc mạng minh hoặc Thiên nhãn minh chứ nói chi Lậu tận minh.
Tìm hiểu Chánh định cho kiếp vị lai trở lại thế gian vào một thời điểm khác mà loài người có đời sống đơn giản có thể tu tập được, thời đại này mà nói chuyện Ly dục là chuyện rất khó thực hành.