Khổ Thánh Đế cần phải liễu tri ---- Khổ Tập Thánh Đế cần phải đoạn tận ---- Khổ Diệt Thánh Đế cần phải chứng ngộ ---- Khổ Diệt Đạo Thánh Đế cần phải tu tập.

Lượt xem: 1005

Ví dụ 1 bài kinh tóm tắt:
KINH PHẠM VÕNG
(Brahmajāla Sutta)
Ngoại đạo Suppiya chỉ trích Phật, Pháp, Tăng và đệ tử Brahmadatta lại tán thán Tam bảo. Hai Thầy trò nói lời tương phản trong khi đi sau lưng Đức Phật và chúng Tăng.
Đức Phật được thuật lại sự mâu thuẫn này và Ngài khuyên chúng Tăng không nên hân hoan vì được khen tặng, không nên tức tối vì bị chê trách. Trái lại chúng Tăng phải bình tĩnh trình bày những điểm nào là chính xác trong lời tán thán và những điểm nào không chính xác trong lời chỉ trích. Rồi Đức Phật tuyên bố chỉ những người không có trí mới tán thán giới đức của Như Lai.
Ba loại Tiểu giới, Trung giới và Đại giới được trình bày, và gián tiếp chúng ta có thể so sánh đời sống xa hoa, mê tín và hỗn loạn của các hàng ngoại đạo Sa-môn, Bà-la-môn, và đời sống giản dị, sáng suốt, thanh tịnh của Sa-môn Gotama. Đoạn này cũng gián tiếp cho chúng ta thấy rõ một vài sắc thái của xã hội Ấn Độ đương thời: các trò chơi, các loại cờ bạc, những mê tín dị đoan, cách phục sức, các vật trang trí của dân chúng trong thời Đức Phật còn tại thế.
Tiếp đến được trình bày những pháp khác vi diệu, sâu kín, chỉ những người có trí mới nhận hiểu. Đức Như Lai đã tự chứng tri, giác ngộ và tuyên thuyết những pháp ấy. Và chỉ người có trí, thành thật, chân chánh tán thán Như Lai mới nói đến. Đức Phật ở đây đã khéo tóm thâu tất cả 62 tà thuyết ngoại đạo một cách gọn ghẽ, như người chài lưới gieo lưới tóm thâu tất cả cá lớn cá nhỏ trong hồ nước. 62 tà thuyết này bao trùm tất cả tà thuyết có thể có được ở thời bấy giờ. Các tà thuyết được phân loại như sau:
a) 18 luận chấp về quá khứ gồm có:
– 4 thường trú luận.
– 4 một phần thường trú, một phần vô thường luận.
– 4 hữu vô biên luận.
– 4 ngụy biện luận.
– 2 Vô nhân luận.
b) 44 luận chấp về tương lai:
– 16 luận chấp có tưởng sau khi chết.
– 8 luận chấp vô tưởng sau khi chết.
– 8 luận chấp không phải có tưởng, không phải không
có tưởng sau khi chết.
– 7 đoạn diệt luận.
– 5 hiện tại Niết-bàn luận.
Cuối cùng, Đức Phật truy nguyên sự hiện khởi của các tà thuyết này từ sự chi phối của tham ái, sự xúc chạm các căn đối với ngoại cảnh, và sự cảm nhận lạc thọ, khổ thọ.
Nói một cách khác, các tà thuyết này sở dĩ có là vì các nhà chủ trương chúng bị tham ái chi phối và y cứ nơi sự xúc chạm của nội căn đối với ngoại trần mà thành lập các tà
luận.
Đức Phật đứng ngoài cả 62 tà thuyết trên và khéo léo đặt phạm vi đạo Phật ra ngoài mọi tà giáo với bài kinh này.


XEM THÊM

Thông tin liên hệ

Website này do nhóm học trò cư sĩ Võ Thế Hòa quản lý và biên tập để chia sẻ giáo pháp và những lời dạy của thầy, dựa trên nền tảng là 5 bộ kinh Nikaya. hochoinghiencuunikaya@gmail.com

Thống kế số lượt truy cập

Thỉnh sách

Bạn đọc muốn thỉnh sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng hoặc tham gia lớp học, Xin vui lòng liên hệ facebook

Tải sách Tứ Thánh Đế là Tối Thượng

Tải xuống: 
 
Copyright © 2021 — msvietnam. All Rights Reserved